Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc cây ánh dương

Cây ánh dương là một loại cây được yêu thích vì vẻ đẹp ấn tượng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loài cây này và ý nghĩa của nó. Trong bài viết này, Choicaycanh.net sẽ giới thiệu chi tiết về cây ánh dương thông qua bài viết dưới đây.

Thông tin chung về cây ánh dương

Cây ánh dương có nhiều tên gọi khác nhau như hồng vũ phúc, hồng phát tài và tên khoa học là: Cordyline Australis. Đây là loại cây du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Cây thường được sử dụng để làm trang trí ngoại thất và bài trí nội thất văn phòng.

Khái quát về Cây ánh dương (hồng phát tài)

Xuất xứ Châu Đại Dương, New Zealand
Mô tả Cây cận nhiệt đới giống cọ
Là cây thường xanh (evergreen)
Tên thường gọi Cây ánh dương
Tên gọi khác Cây hồng phát tài, hồng phúc vũ
Họ khoa học thực vật Cordyline Australis, thuộc họ Măng Tây
Tên tiếng Anh cabbage palm/ tree, red sensation hay pink passion
Đặc tính sinh học Mọc thẳng đứng rồi phân nhánh tạo ra nhiều lá
Lá màu đỏ tía viền xanh xám, già đi có màu sắc bạc
Hoa màu trắng có mùi thơm thường nở vào mùa xuân
Có thể cao hơn 2m tùy vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
Công dụng Trang trí sân vườn, vườn hoa công viên, công cộng
Trồng làm chậu cây cảnh, tạo dáng trong nhà
Khả năng sinh trưởng Sinh trưởng tốt ở nơi nhiều ánh nắng đến bóng râm nhẹ
Nhu cầu tưới nước thấp, chịu hạn khá tốt
Không chịu được thời tiết giá lạnh
Chống chịu tốt với khói bụi, ô nhiễm
Lời khuyên trồng cây Xới đất trước khi trồng, nên sử dụng đất ẩm để trồng
Đào một cái hố rộng và sâu gấp đôi thùng chứa.
Lấy cây ra khỏi thùng và đặt vào hố, sao cho mức đất của cây bằng với đất xung quanh.
Lấp đất vào hố, nén chặt và tưới nước đầy đủ, ngay cả khi đất ẩm.
Không nên để nước đọng nhiều trong hố đất, chậu.
Chăm sóc cây Loại bỏ những tán lá chết và cắt tỉa lại vào mùa xuân nếu chúng mọc cao.
Cắt hết tán lá cũng không sao vì cây sẽ mọc lại từ thân.
Tưới nước thường xuyên hơn khi trồng trong chậu, giỏ treo so với trồng trên nền đất

Đặc điểm của cây ánh dương

Cây ánh dương thuộc loại thân gỗ nhỏ, thân mảnh với đường kính khoảng 1 – 2cm. Chiều cao trung bình của cây từ 30 – 50cm.

Xem Thêm Bài Viết  Nên trồng mấy cây cau trước nhà – Cách trồng hợp phong thủy
Đặc điểm của cây ánh dương
Lá cây ánh dương có viền màu đỏ, bên trong lòng lá màu xanh

Cây phân nhiều nhánh, thường mọc thành khóm, thân có màu xám trắng. Bộ phận làm nên vẻ đẹp của cây hồng phát tài chính là lá.

Lá cây có viền màu đỏ, bên trong lòng lá màu xanh. Càng tới ngọn màu đỏ tía càng xuất hiện nhiều hơn. Lá cây có hình lưỡi kiếm thuôn dài, mảnh, mọc vòng quanh thân. Khi lá già rụng sẽ để lại sẹo, tạo thành các đốt cây rõ ràng. Rễ cây là loại rễ chùm hút nước.

Hoa cây hồng phát tài màu trắng có mùi thơm
Hoa cây hồng phát tài màu trắng có mùi thơm
Hoa cây ánh dương
Hoa cây ánh dương hay nở vào mùa xuân

Loại cây này không kén đất, ít khi bị sâu bệnh tấn công, sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện, nhưng tốt nhất vẫn là môi trường có độ ẩm và chất dinh dưỡng nhiều.

Giá cây ánh dương

Giá của cây hồng phúc vũ không cố định mà phụ thuộc vào kích thước và số lượng cây trồng. Tuy nhiên, giá trung bình của các cửa hàng khoảng 50.000đ/cây nhỏ.

Giá cây ánh dương
Giá cây ánh dương phụ thuộc vào kích thước và số lượng cây trồng

Ý nghĩa cây hồng phát tài và ứng dụng trong đời sống

Trong cuộc sống, cây hồng phát tài có rất nhiều ý nghĩa và tác dụng khác nhau.

Ý nghĩa về phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, cây ánh dương biểu tượng cho sức mạnh và sự ấm áp. Khi trồng cây hồng phát tài người trồng và các thành viên trong nhà sẽ nhận được sự hòa thuận và bình yên. Đây cũng là lý do cây thường được sử dụng làm quà tặng trong các dịp cưới hỏi, mừng thọ.

Xem Thêm Bài Viết  Trồng cây sứ trước nhà có tốt không? Ý nghĩa cây hoa sứ
Ý nghĩa về phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, cây ánh dương biểu tượng cho sức mạnh và sự ấm áp

Cây ánh dương hợp mệnh gì là câu hỏi được đông đảo người chơi cây thắc mắc. Cụ thể, cây bao trùm sắc đỏ tía nên rất hợp với người mệnh Hỏa.

Ứng dụng cây hồng phát tài

Sở hữu vẻ đẹp độc đáo, nổi bật, cây hồng phát tài là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn trồng cây tạo điểm nhấn, tô điểm cho không gian sân vườn hoặc ngôi nhà.

Ứng dụng cây hồng phát tài
Những cây ánh dương nhỏ còn được trồng trong chậu nhỏ để trang trí góc học tập, bàn làm việc

Ngoài ra, những cây hồng phát tài nhỏ còn được trồng trong chậu nhỏ để trang trí góc học tập, bàn làm việc, nhằm tạo thêm sức sống cho không gian.

Chưa hết, cây hồng phát tài thường được sử dụng để trồng viền trang trí bồn hoa công viên, đường phố, xí nghiệp,… Cây cũng được trồng nhiều để tạo lối đi hay những đường nét ranh giới cho các khu vực.

Cách trồng và chăm sóc cây ánh dương

Cách trồng

Cây ánh dương sinh trưởng và phát triển trong mọi điều kiện, tuy nhiên mọi người vẫn thường chọn mùa xuân là thời điểm thích hợp để nhân giống cây. Lý do là vì cây sẽ nhanh mọc rễ, sớm cho chồi non. Có nhiều cách nhân giống cây ánh dương như: tách bụi, chiết cành hoặc giâm hom.

Với phương pháp tách bụi

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất vì giữ được tính ưu việt của cây mẹ. Theo đó, tách một bụi cây con từ cây mẹ với bộ rễ phát triển mạnh. Có hai phương pháp thường được áp dụng sau khi tách bụi là:

Xem Thêm Bài Viết  [Giải đáp] Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà không?
Với phương pháp tách bụi
Có nhiều cách nhân giống cây ánh dương như: tách bụi, chiết cành, giâm hom
  • Thứ nhất đào cả cây lên, để lộ rễ ra ngoài, tiến hành cắt bộ phận rễ cây con. Cách này vẫn đảm bảo được bộ rễ và cây mẹ không bị ảnh hưởng.
  • Thứ hai là đào bên cạnh cây mẹ, sau đó cắt lấy cây con và đem đi trồng.

Với phương pháp giâm hom

chọn những đoạn cành hom giống, tiến hành cắt thành từng đoạn với chiều dài 18 – 20cm. Tiếp đến ghim hom giống vừa cắt xuống đất xốp và có đầy đủ độ ẩm. Sau khi trồng, nhằm giúp cây phát triển, phải tưới nước thường xuyên. Nếu được tận dụng trồng vào thời điểm mưa nhiều.

Khoảng 15 – 20 ngày, cành hom giống sẽ xuất hiện những mầm lá mới, phải loại bỏ những cành hom có dấu hiệu bị đen do ngập úng hoặc thiếu nước mà bị chết.

*Lưu ý: thay vì các thùng chậu, sử dụng giỏ tre để nuôi cây ánh dương sẽ tối ưu hơn vì giỏ tre có thể bảo vệ môi trường, đồng thời dễ dàng tháo gỡ khi mang trồng cây trong công trình.

Cách chăm sóc cây ánh dương

Cây ít sâu bệnh, sinh trưởng nhanh nên không tốn nhiều công chăm sóc. Nhưng bạn vẫn cần để ý tới một số yếu tố sau nhằm giúp cây phát triển một cách thuận lợi nhất.

Cách chăm sóc cây ánh dương
Cây ánh dương ít sâu bệnh, sinh trưởng nhanh nên không tốn nhiều công chăm sóc
  • Ánh sáng: cây cần được bổ sung đầy đủ ánh sáng, tuy nhiên hạn chế nơi có ánh sáng mạnh, chỉ nên để cây khu vực có ánh sáng nhẹ.
  • Nước tưới: Nhu cầu tưới nước của cây lớn, vì thế nên tưới khoảng 2 lần/ngày. Nếu đất thiếu độ ẩm sẽ khiến cây bị rụng lá.
  • Nhiệt độ: 23 đến 29 độ là nhiệt độ phù hợp nhất cho cây ánh dương. Nếu trồng ở các nơi có nhiệt độ thấp hoặc cao hơn cây sẽ ngưng phát triển. Đặc biệt, nơi nào thấp khoảng -5 độ thì cây sẽ chết.
  • Phân bón: 1-2 tháng/lần bón phân định kỳ cho cây, có thể là phân NPK hoặc phân vi lượng.
  • Sâu bệnh: cây ít bị sâu bệnh, chỉ cần để cây tránh ngập úng là được.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây ánh dương như đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc. Hy vọng, những thông tin mà Choicaycanh.net chia sẻ sẽ giúp bạn trồng được cây ánh dương khỏe mạnh, phát triển tốt và làm đẹp không gian.

Rate this post