Chia sẻ cách trồng đu đủ trong chậu trên sân thượng cho cây sai quả, phát triển tốt

Cách trồng đu đủ trong chậu trên sân thượng như thế nào đang là xu hướng nhà có diện tích đất hạn hẹp. Chính vì vậy, hôm nay Chơi Cây Cảnh sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng đu đủ trong chậu đúng kỹ thuật. Nó giúp bạn có thể sở hữu những trái đu đủ tươi ngon, bổ dưỡng.

Trồng đu đủ vào thời điểm nào thích hợp nhất?

Từng vùng miền chúng ta sẽ có thời điểm thích hơp khác nhau để trồng đu đủ
Từng vùng miền chúng ta sẽ có thời điểm thích hơp khác nhau để trồng đu đủ
Trên thực tế, đu đủ là loại cây có thể ra quả quanh năm, tuy nhiên đối với từng vùng miền chúng ta sẽ có thời điểm trồng khác nhau

Trên thực tế, đu đủ là loại cây có thể ra quả quanh năm, tuy nhiên đối với từng vùng miền chúng ta sẽ có thời điểm trồng khác nhau. Việc chọn đúng thời gian trồng sẽ giúp bạn thu hoạch được đu đủ chất lượng.

  • Miền Bắc: trồng vào vụ xuân tháng 2 – 4 hoặc vụ thu cuối mùa mưa tháng 9 – 10.
  • Miền Trung: trồng vào vụ xuân trồng vào tháng 12 – 1, vụ hè thu trồng vào tháng 5 – 6.
  • Miền Nam: trồng vào đầu mùa mưa tháng 4 – 5 hoặc vào cuối mùa mưa tháng 10 – 11.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng đu đủ trong chậu

Cách trồng cây đu đủ trong chậu
Cách trồng cây đu đủ trong chậu

Trồng cây đu đủ trong chậu trên sân thượng không chỉ giúp tiết kiệm không gian, mà còn tạo điểm nhấn thú vị cho khu vườn nhà bạn. Dưới đây là cách trồng cây đu đủ trong chậu:

Trồng cây đu đủ trong chậu giúp tiết kiệm diện tích, tạo điểm nhấn thú vị cho ngôi nhà
Trồng cây đu đủ trong chậu giúp tiết kiệm diện tích, tạo điểm nhấn thú vị cho ngôi nhà

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống

Dụng cụ trồng

Nên chọn chậu cây bằng sứ hoặc các chậu xi măng chuyên dụng cho cây cảnh. 90x40x40cm là kích thước tối thiểu của mỗi chậu để cây sinh trưởng và phát triển. Phải đảm bảo có lỗ thoát nước ở các chậu để tránh trường hợp ứ đọng nước, gây ngập úng khiến cây chết.

Xem Thêm Bài Viết  Thiết kế tiểu cảnh sân thượng và những lưu ý không thể bỏ qua

Đất trồng cho cây đu đủ

Để chuẩn bị đất trồng cho cây đu đủ, một loại cây ưa nhiệt đới, bạn cần chọn loại đất giàu chất dinh dưỡng trong bầu. Một cách hiệu quả để làm điều này là kết hợp đất vườn với phân trộn theo tỷ lệ 2:1. Cây đu đủ phát triển tốt nhất ở loại đất thịt, được pha thêm cát hoặc đất đá, với độ pH trong khoảng từ 4,5 đến 8,0.

Có thể mua đất tại các cửa hàng cung cấp sản phẩm cây cảnh chuyên dụng.

Giống cây đu đủ

Bạn có thể lựa chọn hạt từ quả đu đủ mà bạn đã ăn hoặc mua hạt giống lai từ vườn ươm hoặc cửa hàng cây cảnh.

Trồng đu đủ trên sân thượng lại trồng trong chậu nên giống đu đủ ưu tiên giống lai F1, loại chuyên trồng làm cây cảnh. Loại giống này sẽ cho cây lùn, lòng đốt ngắn, sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu tốt với điều kiện không thuận lợi, nhiều quả, chất lượng quả cao.

Nếu muốn quả giống như ở chợ, chọn quả chín, phần đầu và phần cuống cần cắt bỏ, ở phần giữa lấy hạt quả thả vào nước, chọn hạt đen và chìm. Cần rửa sạch phần nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô và gieo ngay.

Gieo hạt và trồng cây

Đem đu đủ vào chậu khi trong bầu có từ 4 tới 5 cặp lá, cao 10 đến 15cm
Đem đu đủ vào chậu khi trong bầu có từ 4 tới 5 cặp lá, cao 10 đến 15cm
  • Hạt được ngâm trong nước với nhiệt độ khoảng 40 độ C và thời gian ngâm là 5 giờ. Sau đó tiến hành ủ hạt trong bao vải cotton ẩm 4 tới 5 ngày. Thấy hiện tượng hạt nứt nanh nảy mầm thì đem gieo xuống đất
  • Gieo 2 tới 3 hạt trong bầu nhỏ để trừ hao khi hạt ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại hay để tỉa bớt cây đực. Đu đủ sẽ nảy mầm sau 10 đến 15 ngày.
  • Có thể mua giống cây đã gieo ươm bầu sẵn. Chọn cây có giống to mập, khỏe, sạch bệnh
  • Đem đu đủ vào chậu khi trong bầu có từ 4 tới 5 cặp lá, cao 10 đến 15cm. Khéo léo dùng dao gỡ bỏ vỏ nilon mà không làm vỡ bầu. Đặt bầu và cây giống nằm ngang trên mặt đất xuôi theo hướng Đông – Tây. Nén chặt gốc và tưới ẩm cho cây.
  • Dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên sau khi trồng. Sao cho thân gốc đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt luống từ khi trồng cho đến suốt quá trình sinh trưởng của cây. Tưới dưỡng ẩm hàng ngày.
Xem Thêm Bài Viết  5 mẫu thiết kế vườn lan trên sân thượng và những lưu ý không thể bỏ qua

Nước và ánh sáng mặt trời

Việc tưới nước và cung cấp ánh sáng mặt trời là hai yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây đu đủ. Hãy tưới nước đều đặn, giữ cho đất ẩm mà không sũng nước, và tăng lượng nước khi cây lớn hơn. Cây đu đủ cần ánh nắng mặt trời đầy đủ để phát triển khỏe mạnh, ít nhất 6-8 giờ mỗi ngày nếu trồng trong nhà.

Cây sẽ phát triển nhanh hơn trong điều kiện khí hậu ấm, với nhiệt độ tốt nhất là 70 – 90°F. Nhiệt độ dưới 31°F có thể làm hỏng sự phát triển của cây. Trong trường hợp nắng quá gắt, bạn có thể sử dụng lưới chống nắng để tạo bóng mát cho cây đu đủ.

Chăm sóc cây đu đủ

  • Để chăm sóc cây đu đủ trong chậu, mỗi ngày cần tưới ẩm 1 tới 2 lần, dùng rơm, rạ che phủ mặt chậu để hạn chế bốc thoát hơi nước và giữ ẩm cho cây.
  • Phân bón cho cây đu đủ: Trồng được 15 ngày, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê,… đợt đầu tiên. Sau đó lặp lại đợt bón phân sau 15 ngày.

Cây đu đủ cần được bón phân đúng cách để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trái. Sử dụng các loại           phân như NPK với tỷ lệ 10-10-10 hoặc 14-14-14 khi cây bắt đầu ra rễ là một phương pháp hiệu quả. Bạn cũng có thể bổ               sung thêm phân hữu cơ, phân chuồng, hoặc lớp phủ cho đất để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây.

  • Sâu bệnh ở cây đu đủ: Cây thường bị một số loại sâu bệnh như nhện đỏ, rệp sáp, bệnh khảm,… Để phòng trừ hiệu quả bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật như Danitol 10EC; Ortus 5EC, Nitac 5EC,…
Xem Thêm Bài Viết  Cách trồng hoa thiên lý trên sân thượng cho nhiều hoa thơm, bóng mát

Thu hoạch đu đủ

Trồng đu đủ trong chậu sau 7 tháng đã có thể thu hoạch quả làm rau xanh, 9 tháng cho quả chín ăn tươi
Trồng đu đủ trong chậu sau 7 tháng đã có thể thu hoạch quả làm rau xanh, 9 tháng cho quả chín ăn tươi

Trồng đu đủ trong chậu sau 7 tháng đã có thể thu hoạch quả làm rau xanh, 9 tháng cho quả chín ăn tươi. Trong trường hợp thu quả ăn tươi, khi trên quả xuất hiện các vết đốm hoặc sọc vàng nhạt nên thu ngay. Thời điểm này quả vẫn còn hơi xanh nhưng để sau vài ngày sẽ chín đều, chất lượng tốt nhất. Nếu thu sớm hơn, quả sẽ nhạt, không có độ ngọt.

Món ngon từ đu đủ

Canh đu đủ hầm xương

Canh đu đủ hầm xương có vị ngọt tự nhiên
Canh đu đủ hầm xương có vị ngọt tự nhiên

Hương vị của món canh này vô cùng độc đáo và quyến rũ. Đu đủ xanh được hầm cùng xương heo tạo nên một hương vị ngọt tự nhiên, dịu dàng, còn xương heo thêm phần béo ngậy, đậm đà. Sự kết hợp của các loại gia vị như nước mắm, hành, tiêu mang lại hương vị hài hòa, khó quên.

Gỏi đu đủ

Gỏi đu đủ là một món ăn dân dã phổ biến trong nền ẩm thực Việt Nam.Với hương vị chua chua, cay cay ngọt ngọt, sự kết hợp tinh tế giữa đu đủ xanh giòn, tôm khô, thịt lợn, hành phi, rau sống và gia vị cay, chua, mặn, ngọt tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Như vậy là choicaycanh.net vừa bật mí cho các bạn cách trồng đu đủ trong chậu sao cho cây cho sai trái và phát triển tốt nhất. Nếu bạn không có nhiều đất, có thể thử nghiệm kỹ thuật trồng đu đủ trên sân thượng này. Chúc các bạn sẽ có một vườn đu đủ chất lượng.

Rate this post