Cây bụi cảnh quan từ lâu đã được lựa chọn để trồng tại các công trình như khu công nghiệp, sân vườn, công viên, trên các dải phân cách lề đường,… nhằm tăng vẻ đẹp cho đô thị, chống xối mòn đất. Vậy hiện nay có những cây bụi công trình nào phổ biến và đẹp mắt. Nếu bạn đang có dự định chọn cây bụi có hoa đẹp hoặc cây bụi thấp trồng trong sân vườn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
I. Tìm hiểu về cây bụi cảnh quan
1. Cây bụi cảnh quan là cây gì?
Cây bụi cảnh quan hay còn gọi là cây bụi công trình là những loại cây được sử dụng cho các khu vực công cộng như công viên, sân vườn, khu công nghiệp,… Cây bụi cảnh quan có thể bao gồm: cây hoa bụi, cây bụi thấp, cây bụi cao, cây bụi thân gỗ,…
Điểm phân biệt cây bụi với các loại cây khác là cây sở hữu thân nhiều nhánh, chiều cao trung bình dưới 5m.
2. Tại sao nên trồng cây bụi cảnh quan?
Mặc dù các loại cây bụi trong cảnh quan thường có chiều cao khá khiêm tốn nhưng công dụng của chúng đối với môi trường lại tỉ lệ nghịch. Đây cũng là lý do mà tại sao hiện nay đều sử dụng cây bụi trồng vỉa hè, cây bụi trồng sân vườn,…
a. Cây bụi mang lại nguồn không khí trong lành
Giống như nhiều cây xanh khác, cây bụi cảnh quan có khả năng thanh lọc không khí, giúp không gian công cộng trong lành, thoáng mát hơn.
b. Tăng tính thẩm mỹ cho công trình
Các loại cây bụi thấp thường có sắc màu rực rỡ, thu hút nên mang tới vẻ đẹp hài hòa, dễ chịu cho không gian.
c. Bảo vệ môi trường đất
Cây bụi còn có khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn, giảm ngập úng do mưa lớn. Ngoài ra, cây còn giữ ẩm rất tốt cho đất trong khi những loại cây khác khó làm được.

3. Thời điểm thích hợp để trồng cây bụi
- Sau khi hoàn thành công trình công cộng hay sở hữu diện tích đất công trình lớn, muốn che phủ nền đất trống bằng những cây bụi để tạo thêm điểm nhấn.
- Thời điểm thích hợp để trồng hoặc thay mới các loài cây bụi là khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm, hay vào khoảng mùa thu, mùa đông. Vì sẽ cần ít nước tưới hơn, ít công chăm sóc hơn và cũng là lúc thích hợp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
II. 4 cách phân loại cây bụi công trình thường sử dụng
1. Phân loại theo kích thước cây
- Cây bụi thấp: dưới 1 m, trồng ở sân vườn, công viên… như cây cỏ lạc, hoa xuyến chi…
- Cây bụi cao: cao từ 2 – 5 m, ví dụ cây hồng lộc, cây nguyệt quế…
2. Phân loại theo thân cây
- Cây bụi thân gỗ: là những cây thân gỗ có nhiều nhánh nhỏ mọc cách mặt đất khoảng 1 – 2 m, như cây hoa trà, cây trúc đào…
- Cây bụi thân thảo: là loài cây không có thân gỗ trên mặt đất, có lá và thân cây rụng vào cuối mùa sinh trưởng trên mặt đất. Tuổi thọ thường là 1 năm, 2 năm hoặc lâu hơn. Ví dụ như cây hương thảo, cây trầu bà…
- Cây bụi thân thảm: cây mọc sát đất như cây tóc tiên, hoa mười giờ…
3. Phân loại theo đặc điểm của cây
- Cây bụi chịu nắng: cây bụi được trồng ở ban công, hiên nhà, sân nhà, ưa nắng, chịu khí hậu khắc nghiệt tốt. Ví dụ: cây cau vàng, cây hoa giấy…
- Cây bụi chịu bóng: cây trồng trong nhà, văn phòng hay dưới tán cây lớn. Ví dụ: cây trầu bà, cây chuối hoa…
- Cây bụi chịu nước: cây phát triển tốt quanh hồ nước, rãnh nước. Ví dụ: cây cỏ lan chi, cây dương xỉ…
4. Phân loại theo hoa
- Cây bụi có hoa: cây hoa trạng nguyên, hoa hồng leo, hoa rum….
- Cây bụi không có hoa: cây chuỗi ngọc, cây chuối mỏ két…
Thông thường cây bụi không có hoa sẽ trồng chung với các loài cây bụi khác để tăng tính thẩm mỹ cho khuôn viên, công trình.
II. Top 10 cây bụi cảnh quan phổ biến, thu hút
1. Cây cẩm tú mai
Đây là loại một trong các loại cây bụi thấp được trồng phổ biến tại vỉa hè. Cây có tên khoa học là Cuphea hyssopifolia.
Cẩm tú mai có thể cao tới 60cm, tán rộng 90cm, hoa màu tím hoặc trắng, nở quanh năm. Khi trồng, cây cần ánh sáng mặt trời đầy đủ trong ngày.

2. Cây dền đỏ
Cây dền đỏ hay còn được gọi là cây diệu đỏ, cây kỉ đỏ,… là loại cây bụi cảnh quan phổ biến mà dân công trình ưa dùng.

Cây có chiều cao trung bình từ 20 đến 40cm, lá cây màu đỏ tía, hình bầu dục, nhọn ở đầu. Đây là loài cây ưa sáng hoặc bán râm, sinh trưởng và phát triển nhanh.
Ngoài phủ nền cây được sử dụng để tạo viền, tạo hình chữ,…
3. Cây thài lài tía
Tên khoa học của thài lài tía là Tradescantia pallida, có thân màu tím với lá mọng nước. Lá thài lài tím dài và nhọn ở đầu, chiều dài từ 7,6cm đến 12,7cm, chiều rộng 2,5cm.

Thài lài tía ưa sống ẩm, sống tốt trong đất khô, tồn tại trong thời gian dài mà không cần nước.
Ngoài tác dụng trang trí, tô điểm cho cảnh quan, thài lài tía còn chữa được một số bệnh như: viêm phổi, mụn nhọt,…
4. Cây hoa mười giờ
Đây là loài cây có thân mọng nước, nhiều nhánh và lớn nhanh, kích thước khá nhỏ. Tên khoa học của hoa mười giờ là Portulaca grandiflora.

Hoa mười giờ chịu được hạn và đất khô, không cần chăm sóc nhiều. Màu hoa khá đa dạng với cam, hồng, vàng hoặc trắng.
5. Cây dừa cạn
Đây là loại thực vật trong chi Catharanthus và có nhiều tên gọi khác nhau như: hải đằng, dương giác, bông dừa,…

Hoa dừa cạn tạo nên thảm màu sắc và là một trong các loại cây bụi dễ trồng.
6. Cây nguyệt quế

Nguyệt quế là loại cây bụi cao, thân gỗ. Cây có mùi thơm, lá rộng. Điều kiện chăm sóc cho cây ở mức trung bình. Cây thuộc các loại cây bụi trong sân vườn.
7. Cây chuỗi ngọc
Tên khoa học của cây chuỗi ngọc là Duranta repens. Cây cũng có nhiều tên gọi khác như: cây rìa xanh, cây dâm xanh, cây chim chích,…
Chuỗi ngọc là cây bụi thường xanh hoặc bụi nhỏ, lá dài từ 2,3cm đến 7,5cm. Lá chuỗi ngọc thường có màu vàng, hoặc màu xanh nhẵn.

8. Cây cỏ lan chi
Cỏ lan chi có nguồn gốc từ các nước châu Phi vùng nhiệt đới, trông cây có vẻ yếu đuối nhưng lại có sức sống mãnh liệt, chịu được khắc nghiệt của thời tiết.

9. Cây mai chỉ thiên
Đây là loài thực vật có hoa thuộc chi Lòng mức. Hoa có màu trắng, luôn hướng lên trời nên còn gọi là chỉ thiên. Hoa có quanh năm, thường được trồng làm cảnh.

10. Cây bảy sắc cầu vồng
Cây bảy sắc cầu vồng có đặc điểm hình thái khá thu hút, dễ trồng và chăm sóc nên được ưa chuộng trong trang trí tiểu cảnh, sân vườn, tạo thảm cây,…

Như vậy Chơi Cây Cảnh vừa cùng bạn tìm hiểu về cây bụi cảnh quan và Top 10 cây bụi cảnh quan đẹp, thu hút và được trồng phổ biến nhất. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn chọn được loại cây phù hợp.