Cây Tiêu Lốt – Sức hút từ mùi cay nồng và hương thơm đặc trưng
Bên cạnh tiêu ăn thông thường, nhiều người còn thích dùng tiêu lốt bởi nó cay nồng hơn và đặc biệt rất thơm. Thực tế cho thấy, tiêu lốt không chỉ là nguyên liệu đáng chú ý trong ẩm thực mà còn là vị thuốc có giá trị. Hãy cùng Chơi cây cảnh – Nơi chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cảnh tìm hiểu về tác dụng của tiêu lốt nhé!
1. Đặc điểm cây Tiêu Lốt
Tiêu lốt hay còn gọi là tiêu lốp, hồ tiêu dài, tiêu dài, tiêu thất, tiêu lá tím, tiêu ớt, tất bạt, trầu không dại, tiêu Ấn Độ…
Tên khoa học là Piper longum. Thuộc họ Piperaceae ( hồ tiêu).
Cây tiêu lốt là một cây bụi nhỏ, thuộc dạng thân thảo có phần gốc mọc bò và thân cành đứng thẳng có gốc gỗ lớn và nhiều thân leo, có khớp nối dài ở các đốt. Cây mọc hoang hoặc được trồng lấy quả làm gia vị và làm thuốc.
Lá tiêu lốt thuôn dài, đầu nhọn, mọc so le, mặt trên nhẵn và mặt dưới có lông. Các lá thấp nhất dài 5 – 7 cm, lá trên cùng dài 2 – 3 cm.
Hoa mọc đơn độc có gai. Những quả mọc thành gai thịt dài 2,5 – 3,5cm, dày 5mm hình thuôn dài và có màu xanh đen.
Quả tiêu lốt thuộc dạng quả mọng với những chùm quả có dạng hình trụ như trái ớt. Lúc đầu quả màu xanh lúc sau chuyển dần thành màu đen khi chín.
Bộ phận dùng phổ biến của cây tiêu lốt là chùm quả với hàm lượng tinh dầu và piperin (chất làm tăng sự tích lũy và hiệu lực của thuốc) cao hơn so với tiêu thông thường.
2. Công dụng của Tiêu Lốt
- Trong ẩm thực:
Trong ẩm thực, tiêu lốt được dùng thay cho tiêu thường trong nhiều món ăn. Bột tiêu lốt là gia vị đặc biệt thiên nhiên của núi rừng. Bột tiêu lốp được dùng để làm gia vị cho các món kho, rim, xào thịt và cá. Tiêu lốt xay nhuyễn cho vào hũ dùng làm gia vị trong các món ăn thay thế tiêu đen, tiêu sọ xay thông thường.
Nếu dùng tươi thì thái lát rồi thêm vào các món kho, xào hoặc ngâm giấm cay chua ngọt,… giúp tăng hương vị cho món ăn.
Có thể sử dụng tiêu lốt tươi làm nước chấm: thái nhỏ tiêu lốp làm các loại nước chấm cũng cho vị cay và hương thơm đặc trưng.
Tiêu lốt xay nhuyễn sử dụng làm muối tiêu lốt rất ngon, vị cay và thơm của tiêu lốt sẽ cho sản phẩm muối tiêu lốt rất đặc biệt, dùng chấm các loại thức ăn như trái cây, hải sản, gà, trứng vịt lộn,..
- Trong y học:
Ngoài việc sử dụng tiêu lốt như là một gia vị trong bữa ăn hàng ngày, tiêu lốt có công dụng rất đặc biệt trong y học, tiêu lốt được xem là một thảo dược quý tại Việt Nam.
Theo y học cổ truyền, tiêu lốt có vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống nên được dùng trong điều trị các bệnh về hô hấp như viêm xoang, đau lỗ mũi, hốc mũi… và các bệnh về tiêu hóa như đau bụng, lạnh bụng gây nôn thổ, nôn ra nước chua, tiêu chảy, lỵ, sôi bụng, khó tiêu,…
Rễ cây tiêu lốt có vị cay, tính ấm, không độc, được dùng trong điều trị các bệnh như nôn mửa, đầy bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, ho, cảm lạnh,…
Ngoài ra, tiêu lốt còn được dùng trong điều trị các trường hợp như:
- Giảm đau răng: dùng bột tiêu lốp nhét vào chỗ răng đau hoặc lỗ sâu răng
- Điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ
- Bảo vệ gan và ngăn ngừa ung thư gan
- Chảy nước mũi: tiêu lốt tán thành bột mịn rồi thổi vào lỗ mũi
- Đau thắt vùng ngực
- Ngăn chặn bệnh tiểu đường
- Hỗ trợ giảm cân
- Kháng khuẩn, chống khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn
3. Một số lưu ý khi sử dụng Tiêu Lốt
- Không được dùng mũi để hít bột tiêu lốp, điều này sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp.
- Tiêu lốt tính nóng nên những người thực nhiệt, uất hỏa hay âm hư hỏa vượng không nên dùng.
- Tiêu lốt cay nồng hơn tiêu thông thường nên những người ăn cay kém cần chú ý.
Tóm lại công dụng và cách sử dụng tiêu lốt tươi khô ai cũng nên biết và áp dụng. Bởi vì tiêu lốt không những giúp món ăn của bạn ngon hơn mà nó còn là một vị thuốc giúp bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn. Vì vậy việc khuyến khích sử dụng tiêu lốt thường xuyên trong các bữa ăn là điều cần thiết.
Xem thêm: Kỹ thuật nhân giống và chăm sóc tiêu lốt trong vườn nhà