Cây Hoa Cưt Lợn
Hoa cứt lợn dùng để điều trị bệnh viêm xoang là một trong những bài thuốc gian dân phổ biến từ trước đến nay. Đây được xem là một trong những cách điều trị lành tính, không có tác dụng phụ nhưng lại đem đến hiệu quả cao. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu hoa cứt lợn – liều thuốc diệu kỳ cho bệnh viêm xoang trong bài viết dưới đây.
>>> Bài viết cùng chủ đề:
- Những tác dụng của hoa xuyến chi đối với sức khỏe và làm đẹp
- Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học
- Hoa hòe chữa bệnh gì? Công dụng của hoa hòe đối với sức khỏe
NỘI DUNG
Khái quát về hoa cứt lợn
Tên gọi
Ngoài tên gọi cây hoa cứt lợn chúng còn có tên gọi khác là cây cứt lợn, cây hoa ngũ vị, hoa ngũ sắc, cỏ hôi, cây bù xít, là loại cây thuộc họ nhà Cúc. Loài cây này thường được dùng phổ biến như một loài cây thuốc.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cây hoa cứt lợn mọc hoang dại ở rất nhiều nơi và tất cả các mùa trong năm. Chúng có sức sống rất dẻo dai và thích nghi tốt với mọi loại đất, dù là đất khô cằn nhất. Loài hoa ngũ vị này thuộc dạng cây nhỏ, trên thân có nhiều sợ lông nhỏ, cao khoảng 20 -50 cm. Lá của chúng mọc đối xứng hình ba cạnh hoặc hình trứng, quanh mép cho răng cưa tròn, dài từ 2 – 5cm, rộng khoảng 1 – 4 cm. Cả hai phần mặt của lá hoa ngũ vị đều có lông, khi vò nát thường có mùi hắc. Hoacủa chúng thường nhỏ, mọc thành chùm, có màu trắng và màu tím, quả màu đen có 5 sóng dọc.
Công dụng
Ngoài bộ phận rễ thì toàn bộ cây cứt lợn đều được bào chế làm thuốc. Sử dụng dưới dạng cây khô hay cây tươi đều được. Nếu dùng để điều trị bệnh lý viêm xoang, người ta thường dùng dưới dạng cây tươi.
- Theo y học cổ truyền: Chúng có vị hơi đắng, tính hàn vì vậy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu hiệu quả. Lá khi vò có mùi hôi có tác dụng gây nôn.
- Theo y học hiện đại: Theo nhiều nghiên cứu, hoa ngũ sắc có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và phù nề phù hợp với những kết quả nghiên cứu lâm sàng về tác dụng để điều trị chứng viêm mũi dị ứng cấp tính và mãn tính. Ngoài ra, loài cây này còn được kết hợp với bồ kết để nấu dầu gội, có mùi thơm, sạch gàu và giúp mượt tóc hiệu quả.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Tác dụng của hoa đu đủ đực phơi khô
- Công dụng tuyệt vời của tinh dầu hoa anh thảo
Cách bảo quản
Với dược liệu hoa cứt lợn tươi, chúng ta nên sử dụng ngay để giữ được thành phần dược tính, tránh ẩm ướt. Nếu bạn để trong ngăn mát tủ lạnh phải bảo đảm thật khô ráo, bảo quản trong túi ni lông và có đục một vài lỗ nhỏ. Tuy nhiên, cách làm này cũng chỉ bảo quản được chúng trong vòng 2 – 3 ngày.
Bệnh viêm xoang và những ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe
Viêm xoang được xem là căn bệnh khá phổ biến. Những biến chứng nguy hiểm nhất có thể dẫn đến người bệnh tử vong như: viêm màng não, viêm tắc mạch sọ, áp xe não.
Khái quát về bệnh viêm xoang
Viêm xoang là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Khi có viêm niêm mạc hô hấp lót trong các hốc xoang cạnh mũi sẽ gây ra tình trạng viêm này, làm phù nề và tăng tiết nhầy tại niêm mạc do các tác nhân tắc nghẽn xoang. Nếu bệnh viêm xoang kéo dài 3 -4 tuần được gọi là viêm xoang cấp tính. Và nếu tình trạng viêm này kéo dài hơn, khoảng trên 4 tuần và dưới 3 tháng có thể được xem là viêm xoang mãn tính.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm vi khuẩn, vi rút làm tổn thương các tế bào lông gần lớp niêm mạc xoang gây nên tình trạng viêm mũi cấp tính. Một số tác nhân gây nên dị ứng phát triển thành bệnh viêm xoang như: dị ứng thời tiết, thời tiết lạnh, phấn hoa, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi,…
Tác hại của bệnh viêm xoang
Tác hại của bệnh viêm xoang thường được nhận biết thông qua các triệu chứng như: sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi. Dịch tiết trong mũi ban đầu là chất nhầy trong nhưng sau đó lại đặc và thành màu vàng. Viêm xoang nặng khiến bệnh nhân đau mặt, đau đầu (vùng thái dương), đau vùng trán hay gò má, có trường hợp còn mất khả năng ngửi được mùi hương.
Nếu bạn không điều trị viêm xoang cấp tính dứt điểm thì có nguy cơ tiến triển thành viêm xoang mãn tính rất cao, tỷ lệ tái phát nhiều hơn khi có các tác nhân môi trường tác động nhẹ.
Một số phương pháp điều trị viêm xoang
Điều trị viêm xoang bằng nội khoa
Khi mắc bệnh viêm xoang, đa phần các trường hợp đều trong tình trạng cấp tính. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị viêm xoang bằng nội khoa thông qua sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc chống dị ứng và thuốc co mạch để hạn chế tiết dịch nhầy. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc này để điều trị, người bệnh cần phải theo chỉ định kê đơn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để chính xác nhất. Với trường hợp tự ý sử dụng thuốc mà không theo bất kỳ chỉ định nào của bác sĩ, người bệnh dễ dàng bị kháng thuốc kháng sinh, ảnh hưởng lớn những đợt điều trị sau.
Ngoài ra, bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng dung dịch để rửa xoang mũi hoặc bơm thuốc điều trị và thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Điều trị viêm xoang bằng ngoại khoa
Điều trị viêm xoang bằng ngoại khoa hay theo phương pháp phẫu thuật xảy ra khi:
- Điều trị viêm xoang bằng phương pháp nội khoa không hiệu quả, làm cho tình trạng viêm kéo dài nhiều năm và trở nặng.
- Tình trạng bệnh lý này chuyển sang giai đoạn có những biến chứng ở ổ mắt, chèn vào dây thần kinh thị giác và làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh.
- Có các triệu chứng bất thường khi giải phẫu vùng mũi, điển hình như: mũi bị lệch vách ngăn, polyp trong mũi quá to,…
Sử dụng hoa cứt lợn để điều trị viêm xoang
Thành phần hóa học của hoa gồm tinh dầu chiếm khoảng 0.7% – 2.0%, chúng có màu vàng nhạt đến màu vàng nghệ, sánh đặc, mùi hương khá dễ chịu. Theo nhiều nghiên cứu, các hợp chất trong thành phần hoa cứt lợn có tác dụng điều trị các triệu chứng viêm xoang như: ức chế vi khuẩn, chống viêm, chống phù nề, chống cả dị ứng, giãn mạch ngoại biên, loãng dịch đờm, tăng dẫn lưu dịch, ngăn ngừa tình trạng táo bón,…
Theo các bài thuốc Đông y, loài hoa ngũ sắc này được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm xoang mãn tính và viêm mũi dị ứng. Hoạt chất trong hoa giúp thuyên giảm các triệu chứng kéo dài như nghẹt mũi, hắt hơi, tiết dịch, nhức đầu và sổ mũi. Bệnh cạnh đó, các thành phần trong hoa cứt lợn hỗ trợ giảm viêm mũi trong tình trạng dịch mủ đặc mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào đối với người bệnh.
Một số bài thuốc hay từ hoa cứt lợn giúp điều trị viêm xoang hiệu quả
Sử dụng nước sắc từ hoa cứt lợn
Chuẩn bị: 30 – 40 lá và hoa cứt lợn, rửa sạch với nước và ngâm với nước muỗi pha loãng. Tương tự chỉ cần bạn dùng 10 -35g hoa và lá cứt lợn khô nhưng cũng cho ra hiệu quả y hệt.
Cách thực hiện:
- Cho nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi đun sôi với khoảng 200ml nước.
- Đun xong ngâm thêm 10 phút, lọc lấy nước uống 2 lần/ngày, nên dùng trước khi ăn để tránh các biểu hiện khó chịu của bệnh gây ra.
Dùng hoa cứt lợn làm thuốc nhỏ mũi
Chuẩn bị: 20-30 lá và hoa cứt lợn, rửa sạch và để ráo nước.
Cách thực hiện:
- Đem hoa và lá cứt lợn giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt.
- Trước khi dùng nước cốt để nhỏ mũi, bạn nên vệ sinh mũi thật sạch và duy trì từ 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt.
Hút dịch mũi bằng nước ép từ hoa cứt lợn
Chuẩn bị: Một nắm hoa cứt lợn vừa đủ, rửa sạch và ngâm với nước mũi khoảng 5 – 7 phút.
Cách thực hiện:
- Đem hoa giã nát và chắt lấy nước cốt.
- Bạn dùng miếng bông nhỏ thấm dung dịch nước cốt và nhẹ nhàng đưa vào khoang mũi khoảng 15 – 20 phút
- Với phương pháp này, miếng bông thấm nước cốt hoa cứt lợn có giúp hút dịch mủ trong các xoang mũi, làm sạch dịch nhờn và thông thoáng các hốc xoang.
Xông hơi
Chuẩn bị: Đem một lượng hoa cứt lợn vừa đủ ngâm và rửa thật sạch.
Cách thực hiện:
- Đun sôi hoa cứt lợn với nước trong một nồi to;
- Lấy khăn trùm kín đầu và cả người càng tốt, úp mặt vào nồi để xông hơi;
- Mỗi lần xông bạn nên hít thở sâu từ 12 – 15 giây, điều này hỗ trợ các tinh dầu len lỏi vào sâu bên trong khoang mũi, giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi và tiêu diệt các ổ viêm. Tránh áp sát mặt vào nồi gây bỏng.
Những lưu ý khi sử dụng hoa cứt lợn để điều trị bệnh
Cây hoa cứt lợn mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe đặc biệt trong việc điều trị chứng viêm xoang. Tuy nhiên, khi thực hiện chữa trị bằng loại thảo dược này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Khi uống hoa cứt lợn có mùi hơi nồng, dễ làm người bệnh nôn ói. Vì vậy tránh sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
- Cây hoa cứt lợn chỉ phù hợp trong điều trị viêm xoang nhẹ, hạn chế trong các trường hợp bít tắc do mủ ngay lỗ thông mũi xoang.
- Khi người bệnh sử dụng hoa cứt lợn nếu xuất hiện các tình trạng dị ứng như: phát ban, ngứa nên ngưng sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Trong giai đoạn viêm mũi, nước mũi chuyển sang giai đoạn dịch trong, người bệnh nên kết hợp sử dụng với các loại thuốc có tác dụng giúp niêm mạc mũi giảm xuất tiết. Nếu tiếp tục sử dụng cây hoa cứt lợn, mũi sẽ liên tục chảy nước.
Câu hỏi thường gặp
Trên đây là tổng hợp chi tiết về hoa cứt lợn và bệnh viêm xoang cũng như hoa cứt lợn là liều thuốc diệu kỳ trong điều trị viêm xoang. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến bạn và gia đình. Để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám tại Hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, bạn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY. Hơn nữa, để có thể cập nhật thêm kiến thức về y học thường thức, mời bạn truy cập Tin tức y tế.