Cây Vông Nem
Cây vông nem là một trong những giống cây mọc hoang và được trồng phổ biến khắp nơi ở nước ta. Cây mọc nhiều ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Mỹ và chây Phi. Cây có nhiều ở Ấn Độ, Myanma, Xrilanca, Indonesia, Campuchia và Lào.
NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY VÔNG NEM
Hoa vông nem khoe sắc giữa trời
-Tên gọi khác: Vông, Hải đồng bì, Thích đồng bì .
-Tên tiếng Anh: Tiger’s Claw, Indian Coral Tree và Sunshine Tree.
-Tên khoa học: Erythrina orientalis Murr
-Tên đồng nghĩa: Erythrina indica Lamk, E. variegata L. var orientalis (L.) Merrill.
Phân loại khoa học Bộ (ordo):
Đậu (Fabales).
Họ (familia):
Đậu (Fabaceae).
Phân họ (subfamilia):
Đậu (Faboideae).
Tông (tribus):
Phaseoleae.
Chi (genus):
Vông nem (Erythrina).
Loài (species):
Erythrina orientalis Murr.
2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY VÔNG NEM
Ngoài là một cây thuốc quý, vông nem còn là một trong những cây công trình được yêu thích nhất
Cây thuộc thân gỗ cao tới 10m, thân và cành cây có gai ngắn hình nón, cây vông nem phân nhánh nhiều. Lá cây mọc so le có 3 chét hình tam giác, mép lá nguyên, lá chét ở giữa to hơn lá chét hai bên và có chiều rộng lá lớn hơn chiều dài, lá cây thường rụng vào mùa khô. Hoa màu vông nem có màu đỏ tươi mọc thành chùm dày.
Đài lá có hình mo rách dọc tới gốc, ở đỉnh có 5 răng không rõ lắm, tràng hoa được xếp theo kiểu tiền khai cờ, cánh cờ to dài khoảng 4 – 9cm, rộng khoảng 2 -3cm; cánh thìa tự do dài khoảng 1 – 1,5cm, rộng khoảng 0,4 – 0,6cm. Có tới 10 nhị, 9 nhị hàn liền, 1 nhị rời, xếp thành 2 vòng. Chỉ nhị màu tím đỏ. Bao phấn màu vàng, đính lưng có xẻ rãnh. Nhụy dài hơn nhị và có núm nhụy. Cây có rất ít quả mặc dù có rất nhiều hoa. Quả loại đậu, thắt lại giữa các hạt. Mỗi quả có 4 – 8 hạt. Hạt hình thận màu nâu hay đỏ.
Cây mọc tự nhiên hay được trồng bằng cách dâm cành, cây phát triển tốt ở ven biển và ven sông.
3.CÔNG DỤNG CỦA CÂY VÔNG NEM
Những bông hoa vông nem nỗi bật giữa nền trời xanh
1 Công dụng của vỏ cây vông nem
Theo tài liệu ghi lại, vỏ của cây vông nem có vị đắng tính bình, vào 2 can và thận. Cây có nhiều tác dụng:
Thông kinh lạc, trị mất ngủ Trị phong tê thấp ở người già Dùng chữa lưng gối đau nhức do thận âm hư
Đông y truyền lại rằng, lá của cây vông có vị đắng nhạt, tính bình, hơi chát; lá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp.
Vỏ cây vông nem có tác dụng khư phong thông lạc, sát trùng, làm tê liệt, trấn tĩnh. Đặc biệt nhất lá vông nem còn là một vị thuốc chữa mất ngủ và an thần vô cùng tốt….
Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh của cây vông: -Tác dụng chữa mất ngủ: Lấy lá vông tươi khoảng 20g, sau đấy rửa sạch, vò qua, vẩy cho khô nước rồi hấp vào nồi cơm sau khi cạn (bạn cũng có thể đun làm nước uống). Trước khi bạn đi ngủ, hãy ăn vài lá vông này bạn sẽ có một giấc ngủ sâu.
-Tác dụng chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu, hoặc lòi dom: Bạn lấy khoảng 30g lá vông, lá sen khoảng 10g giã, vắt lấy nước cốt uống, nếu bị lòi dòm thì lấy bã đắp vào….
– Tác dụng chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Vỏ vông nem, Ngũ gia bì, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, cỏ xước, Ý dĩ nhân mỗi vị khoảng 15g, sắc uống để trị các bệnh nói trên. -Tác dụng chữa phong thấp, chân tê phù: Bạn lấy những nguyên liệu sau vỏ cây vông, vỏ Chân chim, Kê huyết đắng, Phong kỷ, Ý dĩ sao, Ngưu tất, mỗi vị khoảng 5g, bạn sắc uống ngày 3 lần. Uống khoảng 10 ngày là khỏi bệnh.
– Tác dụng chữa sa dạ con: Lấy khoảng 30g lá vông, lá tiểu kế khoảng 20g, khoảng 20g hạt Tơ hồng, giã nhỏ, bạn sắc với 400ml nước để cạn còn 100ml, ngày uống 2 lần; kết hợp uống với lấy 10 hạt Thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại sẽ trị được bệnh nhanh chóng.
– Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh: Hoa vông nem lấy khoảng 15g bạn sắc uống hằng ngày, khoảng 1 tuần – 10 ngày
– Tác dụng chữa tiêu độc sát khuẩn: Bạn lấy lá vông nem tươi giả nát đắp vào mụn nhọt, lá còn có tác dụng lên da non; chữa sốt, thông tiểu rất tốt.
– Tác dụng chữa mồ hôi trộm cho trẻ em: Lấy 20g lá vông nem, bạn giã nát, nhào chút nước nóng cho trẻ uống, hoặc đun lá vông lên để uống….
4.YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VÔNG NEM
Bạn có thể nhân giống dễ dàng vông nem bằng giâm cành. Chọn cành bánh từng đoạn 30-40 cm, đặt nghiêng thành hàng dọc,lấp đất gần kín hom giống. Có thể trồng quanh năm trừ thời kì mưa quá nhiều. Vào các tháng mùa khô, cần tười ẩm. Cây không cần chăm sóc, ít sâu bệnh. Lá thu hoạch quanh năm, mùa đông cây ngừng sinh trưởng.