Cây Thanh Mai

Cây thanh mai hiện đang làm nhiều người mê mẩn, lựa chọn bởi những lợi ích to lớn từ loại trái cây này đem lại. Thực hiện tốt những kỹ thuật khi trồng cây và cách chăm sóc hiệu quả giúp cây phát triển khỏe mạnh, mang đến thu nhập cao.

Cây thanh mai hay còn được biết đến với tên gọi là cây dâu rừng, khá phổ biển ở khu vực miền Bắc nước ta. Trong những năm trở lại đây loại cây này được nhiều giới trồng cây trên khắp cả nước săn tìm để trồng bởi những lợi ích mà đó đem lại. Vị chua chua hoà ngọt kèm theo một chút chát và thoáng thanh mát là nét đặc trưng của loại trái này. Đây cũng là giống cây sống lâu năm cho ra trái mỗi năm một vụ nhưng quả sai năng suất mang lại thu nhập cao.

Cây Thanh Mai

Cây thanh mai trưởng thành

Tìm hiểu về cây thanh mai

Bạn đã từng được nghe nói hay biết đến cây thanh mai là gì chưa? Vâng! Đây là loại cây có tên khoa học là Myricaceae, tên nôm na thường gọi là dâu rừng hoặc tên gọi khác là dâu rượu. Được trồng nhiều ở khu vực phía tây các tỉnh Quý Châu của Trung Quốc. Do mọc chủ yếu tự nhiên trong các khu rừng và phát triển tốt ở các sườn núi, dốc cao nên về Việt Nam nó có mặt tại các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh ở miền Trung nước ta.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Tùng Cảnh

qua thanh mai

Đặc điểm cây thanh mai

Hình dáng:

Cây thanh mai là cây dạng thân gỗ nhỏ, có chiều cao tầm khoảng 50cm, chiều cao tối đa lên tới 9- 10m. Cành cây phân nhánh từ rất sớm và phân nhánh rất nhiều từ gốc đến ngọn, các cành mọc ra hơi lệch so với thân cây. Những cành cây được bao phủ bởi các lông tơ mềm, mịn.

Lá, tán lá:

Tán lá của cây thường rất rộng nên việc cho ra năng suất cao là điều hiển nhiên. Lá cây thanh mai có hình bầu dục nhỏ,có phần giống với lá cây vải thiều, tươi xanh quanh năm, có màu xanh đặc trưng và thường mọc đối xứng với nhau bao quanh cành.

Trái của cây:

Trái mọc thành từng chùm, có màu xanh khi già chuyển dần sang màu vàng, và lúc chín có màu đỏ. Bên ngoài có một lớp lông những góc gai nhọn nhưng lại là chất đệm cho thịt quả chua, bên trong màu đỏ ăn có vị chua ngọt thanh mát.

đĩa quả thanh mai

đĩa quả thanh mai

công dụng quả thanh mai

Vị chua chua, ngọt ngọt thanh mát là hương vị đặc trưng của loại trái này. Khi thưởng thức không chỉ đem đến hương thơm đặc biệt mà còn mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy trái của cây thanh mai có tác dụng gì có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người?

Trong trái có chứa nhiều các axit hữu cơ, vitamin C, chất khoáng giúp tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt cơ thể, làm dịu dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cách bệnh về tim mạch, tiểu đường, chống lão hoá…

Hạt nó có tác dụng chữa bệnh ra mồ hôi liên tục ở chân, vỏ rễ có thể chữa điều trị ngộ độc và một số bệnh về da.

Loại trái này dùng để làm mứt, ô mai khá là ngon.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Tài Lộc - Những Loại Cây Mang Đến May Mắn và Thịnh Vượng

Đặc biệt là trái thanh mai dùng để ngâm rượu thì cực kỳ thơm ngon, uống mát giải nhiệt rất có lợi cho đường tiêu hoá.

Kỹ thuật trồng cây thanh mai

Các hình thức trồng

Trồng bằng hạt

Việc trồng cây thanh mai bằng hạt mất 1-2 tháng gieo hạt rồi nảy mầm. Hạt nảy mầm tuỳ thuộc vào thời gian mà các lớp sáp trên hạt bị phá vỡ. Người trồng có thể dùng một vài biện pháp để kích thích hạt nảy mầm nhanh như: cạo một phần lớp sáp bao quanh hạt, chà xát lớp vỏ nhám ở trên bề mặt hạt, ngâm vào các chất tẩy rửa để loại bỏ bớt lớp sáp.

Trồng bằng cách giâm cành

Khi trồng bằng giâm cành thì nên lựa chọn những cây khỏe mạnh để tiến hành giâm cành. Loại bỏ đi 2/3 lá ở phần thân dưới cùng điển hình là hai cặp lá cuối cùng.

Hình thức trồng bằng chiết cành, ghép cành

Khi tiến hành chiết cành, chọn những triết là cành bánh tẻ, cành ở giữa nhánh cây có góc khoảng 2- 3 nhánh cành. Cần chú ý thực hiện chiết cành một cách khéo léo, nhẹ nhàng và đòi hỏi kỹ thuật tốt.

cây thanh mai giống

cây thanh mai giống

cây thanh mai trưởng thành

cây thanh mai trưởng thành

Trồng trong chậu

Hình thức trồng trong chậu chỉ thích hợp với những cây thanh mai bonsai vì đây là những cây trồng để làm cảnh trong nhà mang lại giá trị nghệ thuật và hiệu quả rất cao được giới chơi cây kiểng săn đón. Khi trồng nên kiểm tra kỹ về giống cũng như xử lý đất về phân bón nhằm đem lại lợi ích kinh tế cao.

Tiêu chuẩn về giống

Chọn những cây giống tốt, chất lượng, không bị sâu bệnh, không yếu ớt, cây có thân lá khoẻ mạnh thì sẽ giúp cây phát triển mạnh mẽ ra trái tốt. Vì cây thanh mai chỉ cho ra trái mỗi năm một vụ nên khi chọn giống cần lựa chọn cả cây đực và cây cái để cây dễ dàng thụ phấn và đậu trái.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Hoa Phượng Vĩ - Nguồn Cảm Hứng Xanh Mát

Thời vụ và phương pháp trồng

Mùa vụ trồng loại cây này bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 7 hằng năm. Nếu trồng bằng gieo hạt thì phải gieo sâu xuống đất và phủ lên một lớp đất vụn, khoảng 1cm. Còn trồng bằng giâm hoặc chiết cành thì cần đào hố hình vuông khoảng 40cm về độ sâu rộng và ngang. Lót phân, dải phân hợp lý để cây dễ sống, dễ phát triển. Nhớ chú ý cặn kẽ từng quá trình của cây được chiết cành, giâm, tưới nước đầy đủ.

Cách chăm sóc cây thanh mai

Cây thanh mai rất dễ thích nghi với môi trường kể cả những nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình đồi, núi cao hiểm trở. Nhưng để cây cho ra năng suất tốt thì cần áp dụng một số cách chăm sóc sau:

Bón phân

Do là loại cây hoang dã có sức sống tốt nên việc bón phân cũng trở nên nhẹ nhàng. Chỉ cần bón lót trước khi trồng cây, đối với cây trưởng thành một năm chỉ cần bón 2 lần khi cây chuẩn bị ra nụ và khi chuẩn bị ra hoa.

Tưới tiêu

Cây thanh mai một loại cây ưa nước nhưng chịu úng kém, nên cần lưu ý tưới tiêu đủ nước và tránh trường hợp để nước bị úng nước như vậy sẽ gây thối rễ.

Cắt, tỉa cây

Tiến hành cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, yếu ớt để cây tập trung nuôi dưỡng các cảnh khỏe mạnh.

Chúng tôi hy vọng như thông tin trên về cây thanh mai đã góp phần giúp bà con dễ dàng trồng và chăm sóc loại trái cây đặc trưng này một cách hiệu quả, nhằm đem đến một vụ mùa bội thu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

cây chay

cây bơ

cây trứng gà

cây lê

cây bánh kem

Rate this post