Cây Mồng Tơi
Mồng tơi là rau gì?
Rau mồng tơi (còn gọi là mùng tơi) thuộc họ Mồng tơi (Basellacease), có tên khoa học là Basella rubra L. (thân tía, gân lá tía – mồng tơi tía, mồng tơi tím, mồng tơi đỏ) hoặc Basella alba L. (thân xanh – mồng tơi xanh). Cây mồng tơi thuộc dạng dây leo, dài 1,5 – 2m, sống từ 1 – 2 năm. Hiện có cây giống thân lùn, lá to hơn, nhiều nhánh mọc từ kẽ. Thân mồng tơi có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt. Lá mọc so le, đơn, nguyên, mẫm, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, phía cuống bằng hay hơi hẹp lại, dài 3 – 12cm, rộng 2 – 6cm. Cụm hoa hình bông mọc ỏ kẽ lá, nhỏ, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Những bông ở phía trên dài và gầy hơn. Quả mọng, nhỏ hình cầu hay hình trứng, dài chừng 5 – 5mm, màu tím đen khi chín.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mồng tơi có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới của châu Á và châu Phi.
Tại Việt Nam, cây này mọc hoang và được trồng cho keo hang rào để lấy rau ăn, người ta hái đọt non và lá vào mùa hè và mùa thu vì thời tiết giúp cây có đặc tính kháng sâu bệnh tốt. Đến mùa cuối thu hoặc đông thì ra hoa thành cụm ở kẽ lá, thường có màu trắng hoặc hồng nhạt. Quả mọng nhỏ hình trứng, màu tím đen thẫm khi chín, trong chứa hạt.
Thành phần hóa học rau mồng tơi
Trong rau mồng tơi có vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C, calci, magie, sắt và vài chất chống oxy hóa, chất saponin, các acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin, tryptophan… Vitamin C trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải, vitamin A cao gấp 1,5 lần rau xoăn (kale). Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo hoạt tính kháng ung thư, chống ôxy hóa và chống viêm trên thực nghiệm của rau mồng tơi do có chất beta sitosterol.
Công dụng của rau mồng tơi
Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua. Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng tán nhiệt, lợi đại tiểu trường.
Người Việt Nam thường dùng rau mồng tơi nấu canh ăn cho mát, ít dùng làm thuốc.
Ở Inđônexia, người dân dùng rau cho trẻ bị táo bón, phụ nữ đẻ khó. Nhiều người còn dùng nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho quá nhiều.
Ở Ấn Độ, Bangladesh dùng rau mồng tơi điều trị các bệnh thiếu máu do chứa nhiều sắt, chống viêm, lợi tiểu, đường ruột. Trái mồng tơi có màu tím đen nên nước từ quả có thể dùng để nhuộm đỏ hoặc làm màu thực phẩm, hoặc để làm hồng má/môi.
Ai nên ăn rau mồng tơi
Tác dụng của rau mồng tơi là gì? Tại sao rau mồng tơi trở thành món ăn dân giã của nhiều người dân từ bao đời nay?
Táo báo: theo Đông y, rau mồng tơi có tính lạnh, hoạt, không độc; tác dụng nhuận tràng, lợi đại tiểu trường. Chỉ định điều trị thường dùng cho người bị táo bón, đại tiện khó khăn, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ có thai bị táo bón…
Tốt cho mẹ bầu: rau mồng tơi có lợi cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ chất axit folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Nhờ đó, dinh dưỡng của rau mồng tơi tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.
Thừa cân, mỡ máu: chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có khả năng hấp thụ cholesterol xấu, khóa màng bấm ở thành ruột. Từ đó, cholesterol không ngấm vào máu được mà theo đường đại tiện đi ra ngoài, giúp bạn giảm cân. Nhờ đó, rau mồng tơi không chỉ có tác dụng nhuận tràng, trừ thấp nhiệt mà còn giảm béo, chống béo phì, do đó loại rau này đặc biệt thích hợp cho những người có mỡ máu, đường huyết cao, muốn giảm cân.
Lành vết thương: nước cốt của mồng tơi có tác dụng làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương do bỏng gây nên. Nguyên nhân là chất nhầy từ mồng tơi có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.
Ai không nên ăn rau mồng tơi
Dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng, chỉ cần nửa chén rau mồng tơi sau khi nấu chín đã cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần. Thế nhưng, bạn không nên lạm dụng. Dưới dây là những lưu ý khi ăn rau mồng tơi.
Sỏi thận: trong rau mồng tơi chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric. Tù đó, cơ thể sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gút, sỏi thận. Hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.
Tiêu chảy: những người đang bị tiêu chảy cũng không nên ăn mồng tơi. Vì người ta thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, tác hại của rau mồng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng. Nếu bạn lo sợ rau mồng tơi ngoài chợ không an toàn có thể tự trồng rau mồng tơi trên sân thượng, trong vườn nhà để tăng sức đề kháng cho cơ thể.