Cây Môn Quan âm
Cây Môn quan Âm làm cây kiểng lá
Ở nước ta cây Môn quan Âm còn khá mới lạ. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, cây được phổ biến rộng rãi trong việc làm cây nội thất. Với đặc điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, cây có hình dáng lạ mắt, sắc nét tạo nên sự cuốn hút khi sử dụng làm cây kiểng. Vậy để bạn đọc có thể tự tin sở hữu cho mình những cây Môn quan Âm đẹp, cẩm nang cây trồng xin chia sẻ cùng bạn đọc những thông tin về loài cây này:
Cây Môn quan Âm đẹp
NỘI DUNG
1. Những điều cần biết về cây Môn quan Âm
– Cây Môn quan Âm có tên khoa học là Alocasia Amazonica, thuộc họ ráy Araceae, là con lai từ cặp bố mẹ Alocasia longiloba x Alocasia sanderiana. Cây Môn quan Âm được tạo ra từ những năm 1950 tại Miami, Florida, tuy nhiên cặp bố mẹ có nguồn gốc từ Châu Á.
– Loại cây trồng này có lá hình mũi tên màu xanh đậm với nhiều cạnh lượn sóng. Các gân lá dày màu trằng hoặc bạc. Lá có thể dài đến 40 cm. Trong điều kiện tự nhiên được chăm sóc tốt cây có thể sinh trưởng mạnh đạt chiều cao đến 60 – 90 cm. Hoa nhỏ, màu trắng kem, có hoa đực và hoa cái riêng bietj, phân bố dọc theo cành giống như ngón tay, được phụ với một bông hoa mùa xanh lục nhạt. Hoa thường ít ra và không thường xuyên nở.
– Cây có khả năng sinh trưởng phát triển trung bình, chủ yếu phát triển về thân, lá. Có sức sống khỏe. Là cây thích ánh sáng tán xạ, ẩm ướt, chịu được nhiệt độ cao và phát triển tốt ở khung nhiệt độ từ 20 – 30oC. Trong năm mùa sinh trưởng của cây Môn quan Âm là mùa xuân và mùa thu không khí mát mẻ, ánh sáng có cường độ nhẹ.
Chậu cây Môn quan Âm để bàn
2. Giá trị sử dụng của cây Môn quan Âm
– Cây Môn quan Âm có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy. Cây hợp với người mệnh mộc. Người xưa quan niệm rằng cây Môn quan Âm là biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc, hút vận khí tốt, xua đuổi vận khí xấu cho người chủ sở hữu.
– Hiện này cây Môn quan Âm được sử dụng để làm cảnh là chủ yếu, bởi đặc tính cây có sức sống khỏe, dễ trồng, dễ chăm sóc, cây có hình dáng sắc xảo, bắt mặt một cách tự nhiên nên lôi cuốn tầm nhìn và yêu thích của những người đam mê các loài kiểng lá. Cây chủ yếu được trồng trong chậu trang trí trong nhà, lẫn trang trí ngoài trời.
Xem thêm < Cytokinin – 6BA Tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sản lượng cây trồng >
3. Kỹ thuật trồng cây Môn quan Âm làm cây kiểng lá đẹp
3.1 Chuẩn bị giống và đất trồng cây Môn quan Âm đúng cách
– Giống cây Môn quan Âm là được nhập khẩu. Vì vậy nên lựa chọn mua giống cây tại nơi cung ứng uy tín chất lượng. Đảm bảo tỷ lệ sống cao, cây khỏe, không sâu bệnh sau khi trồng.
– Đất trồng cây Môn quan Âm: Là cây ưa ẩm, nhưng không chịu úng. Nên đất trồng cần thoáng khí và thoạt nước nhanh. Điều này tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Đất trồng có thể sử dụng đất chuyên dùng trồng hoa cây cảnh có cung cấp trên thị trường đều phù hợp để trồng cây Môn quan Âm. Hoặc tự phối trộn theo tỷ lệ bao gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).
Cây Kiểng đẹp – Cây Môn quan Âm
3.2 Chọn vị trí trồng và cách trồng cây Môn quan Âm
– Cây Môn quan Âm ưa ánh sáng tán xạ, ít chịu ánh sáng trực tiếp. Nên lựa chọn vị trí chọn có nhiều ánh sáng và ánh sáng trực xạ trước 10 giờ sáng là tốt nhất. Có thể đặt cây ở gần cửa sổ, lan can, thềm nhà, …. Đó là những vị trí thích hợp để trồng cây Môn quan Âm.
– Sau khi mua cây Môn quan Âm cần tiến hành trồng sang chậu. Kích thước chậu thích hợp trồng cây Môn quan Âm có đường kích chậu nhiều hơn đường kính bầu cây giống 5- 7 cm là đảm bảo.
– Cho giá thể vào chậu đã chuẩn bị sẵn. Nhẹ nhàng chuyển cây từ bầu sang chậu sao cho không làm vỡ bầu, gây tổn thương bộ rễ. Bổ sung thêm giá thể, dùng tay ấn nhẹ để cố định cây. Không nên trồng sâu chỉ bổ sung giá thể đến miệng bầu là được. Sau khi trồng tưới nước cho cây, để cây ở vị trí thoáng mát từ 5 – 7 ngày cây hồi xanh trở lại, rồi dần chuyển cây sang vị trí trồng để cây có đầy đủ ánh sáng để sinh trưởng phát triển tốt.
Xem thêm < Kali Sunphat Cung cấp kali cho cây trồng hiệu quả >
3.3 Cách chăm sóc cây Môn quan Âm làm cây kiểng lá đẹp
– Chế độ tưới nước cho cây Môn quan Âm: Cây ưa ẩm, ít chịu úng, có khả năng chịu khô hạn nhẹ. Cần duy trì độ ẩm cho đất từ 60 – 70%. Trung bình cứ 3 – 5 ngày tưới nhẹ một lần. Bên cạnh đó cần lưu ý tạo độ ẩm cho môi trường trồng cây để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Tạo độ ẩm bằng cách dùng bình xịt phun sương vào cây từ 1 – 2 lần/ngày là được.
– Nhiệt độ: Cây thích hợp với không khí nống ẩm, thích ứng tốt vưới môi trường sống. Nhiệt độ lý tưởng cho cây sinh trưởng phát triển từ 20 – 30oC. Mùa đông nhiệt độ thấp hơn 15oC cây sẽ đi vào trạng thái ngủ hoàn toàn, nhưng thân ngầm vẫn sống. Cây sinh trưởng lại khi nhiệt độ ấm lại vào mùa xuân. Để giữ cây luôn xanh tốt nên duy trì nhiệt độ trong nhà trên 20oC.
Cây Môn quan Âm để bản
– Bón phân cho cây Môn quan Âm: Để giữ cho câ phát triển tốt và đẹp. Tốt nhất là cho cây ăn thường xuyên trong mùa phát triển là mùa xuân đến mùa hè. Ngừng bón phân vào mùa đông khi cây ngừ phát triển – trạng thái ngủ. sử dụng phân bón từ 2 – 4 tuần/lần với hàm lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Có thể chọn dòng phân bón nước, phân hữu cơ là tốt nhất.
– Kỹ thuật cắt tỉa: Khác với việc loại bỏ những lá bị vàng héo, bệnh chết hoặc hư hỏng. Việc cắt tỉa cho lây là rất ít. Chỉ cần tiến hành loại bỏ một chiếc lá thì cần đảm bảo dụng cụ cắt cần chuyên dùng, sắc bén, sát khuẩn trước khi tiến hành. Nếu cắt tỉa không đúng kỹ thuật dễ dẫn đến nhiễm khuẩn gây thối úng và có thể dẫn đến chết cây.
– Sâu bệnh hại cây Môn quan Âm: Cây ít sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên cây thường mắc một số bệnh nấm xâm hại gây thối thân, rễ,… Cần lưu ý phun thuốc trừ nấm bệnh sau khi mua về, sau cắt tỉa tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Có thể phun thuốc chống thối, thuốc sát khuẩn định kỳ 1 – 2 tháng phun 1 lần.
Cây kiểng là – Cây Môn quan Âm