Cây Kế Sữa

Kế sữa là dược liệu đã được khoa học nghiên cứu và ứng dụng thành công trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, ung thư, tiểu đường… Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Kế sữa, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Kế sữa là cây gì?

Tên khoa học: Silybum marianum (L) Gaertn.

Tên tiếng anh: Milk Thistle

Họ: Cúc Asteraceae

Tên gọi khác: Cây Đức mẹ, cây Kế thánh, Cúc gai…

Kế sữa là cây mọc hoang có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Dược liệu này có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như: Trung Âu, Bắc Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Mỹ…

Cây Kế Sữa

2. Đặc điểm nhận diện Kế sữa

Kế sữa là loại thực vật có hoa thuộc họ Cúc. Dược liệu này có những đặc điểm nhận diện sau:

  • Cây thân thảo sống một hoặc hai năm, chiều cao 30 – 150cm, thân thẳng và phân nhánh.
  • Lá xanh, bóng láng thường có nhiều đốm trắng dọc theo các gân.
  • Mép lá có răng dạng gai, gai màu vàng và rất nhọn. Các lá phía trên và ở giữa thường ôm lấy thân cây.
  • Cụm hoa đầu đơn độc, rộng chừng 3 – 10cm. Hoa có màu tím, màu trắng hiếm gặp, có 5 cánh, 5 nhị.
  • Quả Kế sữa hình bầu dục, dài chừng 7 – 8cm, màu đen bóng có vân vàng nhiều hoặc ít tùy thuộc vào giống.

3. Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu khoa học, các hoạt chất trong Kế sữa bao gồm:

  • Chiết xuất Kế sữa (từ hạt) chứa khoảng 4 – 6% Silymarin. Silymarin là phức hợp các hợp chất phức tạp của phân tử flavonolignan, bao gồm: Silybin A, silybin B, isosilybin A…
  • Quả Kế sữa chứa glucose, pentose, một ít tannin catechic, các histamine và tyramine…

4. Mùi vị

Cây Kế sữa có vị đắng, tính hàn. Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có tác dụng hạ nhiệt, cầm máu, trừ lỵ, giảm các cơn đau suyễn và ho, đau gan.

5. Tác dụng của Kế sữa là gì? 13 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Silymarin (chiết xuất trong hạt và quả Kế sữa) mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ xa xưa, các bác sĩ Hy Lạp và nhà thực vật học Dioscorides đã khuyến cáo sử dụng dược liệu này để chữa rắn cắn. Đến thế kỷ 16, nhà thảo dược học người Anh đã khuyến nghị dùng Kế sữa chữa bệnh vàng da, sỏi thận. Đến thế kỷ 19, các nhà khoa học Đức đã chỉ ra dược liệu có lợi trong điều trị bệnh gan.

Tuy nhiên, còn nhiều nghiên cứu khoa học xoay quanh dược liệu này và chứng minh được tác dụng tuyệt vời của chúng, cụ thể:

5.1. Hỗ trợ sức khỏe lá gan

Lợi ích đầu tiên của Kế sữa phải nhắc đến là bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan. Nghiên cứu đã chỉ ra, Silymarin có tác dụng làm giảm tổn thương tới gan do chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia, thực phẩm bẩn…

Xem Thêm Bài Viết  Cây Hoa Dẻ - Sự Quyến Rũ Của Mùi Hương

Ngoài ra, Silymarin hoạt động trong cơ thể như chất chống oxy hóa mạnh, hạn chế sản sinh gốc tự do trong cơ thể. Từ đó, Kế sữa bảo vệ và hỗ trợ chức năng thải độc của gan.

5.2. Hỗ trợ giảm Cholesterol trong máu

Cholesterol cao có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Trong khi đó, Silymarin có tác dụng giảm Cholesterol trong máu, ngăn ngừa mỡ máu cao.

Năm 2006, nghiên cứu khoa học cho thấy Silymarin làm giảm Cholesterol hơn so với nhiều giả dược khác ở bệnh nhân bị mỡ máu.

5.3. Bảo vệ xương khớp

Nghiên cứu đã chỉ ra, cây Kế sữa đã được chứng minh trong ống nghiệm và động vật cho kết quả ngăn ngừa loãng xương. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng, dược liệu này có thể được xem là liệu pháp hữu ích giúp bảo vệ xương khớp, đặc biệt là phụ nữ trung niên.

5.4. Hỗ trợ điều trị ung thư

Silymarin là chất chống oxy hóa mạnh, giảm sự hình thành các gốc tự do. Từ đó, giúp cơ thể chống lại ung thư, thậm chí một số trường hợp còn tiêu diệt tế bào ung thư.

Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra, chiết xuất này có công dụng giảm nhẹ các tác dụng phụ của phương pháp hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu ở người vẫn còn hạn chế và chưa cho hiệu quả lâm sàng. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định rõ tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.

5.5. Thúc đẩy tuyến sữa hoạt động tốt

Thêm một tác dụng nữa được báo cáo từ cây Kế sữa là thúc đẩy tuyến sữa ở các mẹ đang cho con bú hoạt động tốt hơn. Cơ chế hoạt động của chúng là tăng khả năng sản sinh hormone prolactin để tạo nên sữa mẹ.

Mặc dù dữ liệu về tác dụng này vẫn còn hạn chế, song những nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ đang cho con bú dùng 420mg Silymarin trong 63 ngày cho kết quả tiết sữa nhiều hơn 64% với những người dùng giả dược.

5.6. Điều trị mụn trứng cá

Theo các chuyên gia da liễu, mất cân bằng lượng oxy hóa trong cơ thể có liên quan đến sự hình thành và phát triển của mụn trứng cá. Trong khi đó, Kế sữa có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Vì vậy thảo dược này được xem là giải pháp hữu hiệu cho người bị mụn trứng cá.

Một nghiên cứu da liễu gần đây cho thấy những người bị mụn trứng sử dụng 210mg Silymarin mỗi ngày trong vòng tám tuần đã giảm 53% các tổn thương do mụn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nguyên cứu đầu tiên nên cần thời gian để xác định hiệu quả hay không.

5.7. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia y tế, Kế sữa được xem là giải pháp hữu ích giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, đặc biệt là người đái tháo đường tuýp 2.

Các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về dược liệu này đã phát hiện một số hoạt chất trong Kế sữa có khả năng hoạt động tương tự như một số thuốc điều trị đái tháo đường. Cơ chế tác dụng của dược liệu này là hỗ trợ cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu.

Trên thực tế, một đánh giá phân tích gần đây cho thấy những người thường xuyên sử dụng Kế sữa đã giảm đáng kể lượng đường trong máu. Ngoài ra, các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa của dược liệu còn làm giảm biến chứng tiểu đường.

5.8. Tiêu sỏi mật

Hoạt chất Silymarin trong Kế sữa có thể làm hòa tan mật và đẩy nhanh quá trình lưu thông mật. Vì vậy, để phòng ngừa và khắc phục tình trạng sỏi mật, Kế sữa được xem là phương pháp hữu hiệu. Hoạt chất trong dược liệu có tác dụng giúp lưu thông mật diễn ra tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ hình thành sỏi mật.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Bát Tiên

5.9. Giảm cân

Tác dụng giảm cân của Kế sữa được thực hiện nghiên cứu trên động vật. Thử nghiệm ở chuột cho thấy, hoạt chất Silymarin trong Kế sữa có tác dụng giảm cân nhanh hơn so với nhóm không sử dụng hoạt chất này. Tuy nhiên, tác dụng này chưa được nghiên cứu lâm sàng nhưng các nhà khoa học cũng đánh giá nó có lợi trên người.

5.10. Cải thiện triệu chứng hen suyễn

Hoạt chất trong Kế sữa có tác dụng chống viêm hiệu quả, từ đó giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm đường hô hấp do dị ứng. Tuy nhiên, theo đánh giá các nhà khoa học thì tác dụng này cần được đánh giá thêm trên người.

5.11. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Hệ miễn dịch của cơ thể như lá chắn bảo vệ chúng ta trước những yếu tố gây bệnh như: Vi khuẩn, virus, tế bào ung thư… Nếu hệ miễn dịch yếu, cơ thể dễ nhiễm bệnh từ cảm cúm, cảm lạnh…và thậm chí là ung thư. Vì vậy, cần tăng cường hệ miễn dịch cơ thể để có sức khỏe tốt.

Hoạt chất Silymarin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Từ đó, dược liệu giúp bạn chống lại nguy cơ bệnh tật, nhiễm trùng. Năm 2016, một nghiên cứu về chiết xuất Kế sữa được thực hiện trên động vật cho kết quả cải thiện khả năng miễn dịch khi sử dụng.

5.12. Kế sữa giúp da khỏe

Nghiên cứu được thực hiện năm 2015 có thấy Silymarin có lợi cho da, cải thiện tình trạng viêm da. Ngoài ra, Kế sữa còn có tác dụng chống lão hóa, giảm sự phân hủy collagen, ngăn ngừa lão hóa da.

5.13. Ngăn ngừa suy giảm chức năng não liên quan đến tuổi tác

Cây Kế sữa từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc truyền thống hỗ trợ cải thiện tình trạng thần kinh như bệnh: Alzheimer, Parkinson trong nhiều thập kỷ.

Trong Kế sữa có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh, đồng thời ngăn ngừa sự suy giảm chức năng não ở tuổi già.

Một nghiên cứu được tiến hành trên động vật, Silymarin có tác dụng ngăn ngừa tổn thương oxy hóa các tế bào não. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa suy giảm tinh thần.

6. Thực hư chiết xuất Kế sữa tốt cho gan?

Theo nghiên cứu khoa học, Kế sữa có tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, cụ thể:

6.1. Giải độc, bảo vệ gan

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Silymarin có tác dụng làm giảm 2 loại men gan: Alanine Aminotransferase (ALT) và Aspartate Aminotransferase (AST) trong bệnh gan. Từ đó, dược liệu có hiệu quả trong điều trị bệnh men gan cao.

Các chuyên gia cũng cho biết, Kế sữa có tác dụng bảo vệ và phục hồi chức năng gan. Đặc biệt, ở những người có nguy cơ cao như: Uống nhiều rượu bia, ngộ độc hóa chất, sử dụng thuốc gây hại tế bào gan… Đồng thời, cải thiện tình trạng rối loạn chức năng gan như: Mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khó tiêu…

6.2. Phục hồi tế bào gan bị tổn thương

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra chiết xuất Kế sữa có tác dụng chống oxy hóa, vô hiệu hóa gốc tự do gây hại cho gan bị tổn thương. Đồng thời, dược liệu còn tăng cường khả năng tổng hợp protein của gan, phục hồi các tế bào gan bị tổn thương.

6.3. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hợp chất của chiết xuất Kế sữa có tác dụng kháng virus và chống viêm. Đặc biệt là hỗ trợ điều trị viêm gan C một cách chủ động.

6.4. Ngăn ngừa xơ gan

Hoạt chất Silymarin được khoa học chứng minh giúp ổn định màng tế bào gan, ngăn chặn chất độc nhiễm vào bên trong tế bào. Đồng thời, hoạt chất có tác dụng ức chế sự hình thành tổ chức xơ ở gan, giảm thiểu nguy cơ dẫn đến xơ gan. Với những trường hợp mắc bệnh xơ gan, Silymarin có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào xơ gan.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Bách Thủy Tiên - Kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản

Xơ gan là bệnh gì?– Tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm để có phương pháp phòng ngừa

7. Báo chí nói về giải pháp bảo vệ gan từ thảo dược

Như đã nói ở trên, chiết xuất Kế sữa (silymarin) mang lại nhiều tác dụng tốt cho gan. Dược liệu này đã được các chuyên gia khoa học nghiên cứu và có nhiều bài báo phân tích tác dụng hỗ trợ giải độc, bảo vệ và phòng ngừa bệnh gan.

Theo báo điện tử Vietnamnet, silymarin – hoạt chất trong chiết xuất Kế sữa từ lâu đã được đăng ký làm thuốc chữa bệnh gan tại nhiều quốc gia ở Châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Úc… Và từ nhiều năm nay, trên thế giới đã đưa chiết xuất Kế sữa vào sản xuất các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ và tăng cường chức năng gan.

Ngoài Kế sữa, chiết xuất Khúng khéng cũng được nói nhiều đến tác dụng hỗ trợ giải độc, bảo vệ gan. Theo báo điện tử Sức khỏe và đời sống (Bộ Y tế), các nhà khoa học đã tìm ra trong chiết xuất Khúng khéng có chứa thành phần như: quercetin, saponin, ampelopsin. Qua nghiên cứu thì hợp chất này có tác dụng tích cực trong hỗ trợ bảo vệ và điều trị bệnh gan.

8. Đối tượng sử dụng

Chiết xuất Kế sữa mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì vậy dược liệu phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng:

  • Bệnh nhân bị viêm gan B, C;
  • Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ;
  • Hỗ trợ giảm tổn thương gan do dùng nhiều thuốc trong điều trị (đặc biệt các bệnh nhân ung thư cần xạ trị, hóa trị hoặc dùng nhiều thuốc Tây…);
  • Người bị xơ gan do dùng nhiều rượu bia, thuốc lá hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại;
  • Bệnh nhân bị ung thư;
  • Người suy giảm chức năng gan do nhiều nguyên nhân;
  • Trường hợp thường xuyên sử dụng bia rượu, các chất kích thích.

9. Lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng dược liệu này, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng đường uống: Chiết xuất Kế sữa an toàn cho hầu hết người sử dụng. Tuy nhiên, dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi, chán ăn và đau đầu.
  • Thoa lên da: Kế sữa an toàn khi thoa lên da trong thời gian ngắn.
  • Mang thai và cho con bú: Hiện nay chưa có đủ bằng chứng để biết dược liệu này an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Do đó, các sản phụ và bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Trẻ em: Dược liệu đảm bảo an toàn khi sử dụng đường uống với liều lường thích hợp.
  • Các bệnh về nội tiết tố: Trường hợp mắc bệnh ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung… không nên sử dụng chiết xuất từ cây Kế sữa.
  • Trường hợp bị dị ứng với các loại cây cùng họ như: Cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ… nên thận trọng khi sử dụng.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về nguồn gốc, công dụng của chiết xuất Kế sữa. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc, bác sĩ. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

Xem thêm:

  • Xơ gan nên ăn gì, kiêng gì? [Tổng hợp 29] gợi ý từ chuyên gia gan mật
  • Thực hư nước gạo lứt giải độc gan có đúng như truyền miệng không?
  • Giải độc gan dân gian – Mẹo đơn giản nhưng rất hiệu quả
Rate this post