Cây Hoa Sống Đời – Một Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Trang Trí
Một loài hoa nhỏ xinh nhưng lại rất được ưa chuộng để trang trí bàn làm việc, làm quà tặng,… đó là cây hoa sống đời. Cây hoa sống đời có những bông hoa nhỏ xinh, mọc thành chùm với nhiều màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Trước đây, hoa sống đời chỉ có một số loại đơn màu đỏ và hồng, và thường được trồng ở bờ rào hoặc gốc cây cảnh. Nhưng hiện nay, cây hoa sống đời có thêm nhiều loại hoa kép với vô vàn chủng loại và màu sắc đẹp, từ đó trở nên ngày càng được yêu thích. Hãy cùng tìm hiểu về loài hoa sống đời trong bài viết này.
NỘI DUNG
Tên Gọi Và Nguồn Gốc Của Hoa Sống Đời – Loài Hoa Đẹp Độc Đáo
Cây hoa sống đời là một loài cây cảnh mini đẹp, thích hợp để trang trí ban công, sân vườn, hoặc bàn làm việc, phòng khách,… Ngày nay, hoa sống đời có rất nhiều màu sắc để người trồng dễ dàng lựa chọn.
Nhiều người thắc mắc tại sao lại gọi là hoa sống đời? Chính từ cái tên này đã nói lên tất cả rồi phải không nào? Đúng vậy, đó là vì cây nhỏ nhắn này có sức sống bền bỉ, rất dễ trồng và chăm sóc, người xưa đã gọi nó là “hoa sống đời” – ý chỉ sự sống lâu, sống dai, và sống khỏe.
Ngoài tên gọi thuần Việt là hoa sống đời, loài hoa này được biết đến trên bản đồ thực vật với tên khoa học Kalanchoe pinnata và thuộc họ Crassulaceae (thuốc bỏng).
Đặc Điểm Của Cây Hoa Sống Đời
Cây hoa sống đời có nhiều loại, bao gồm cả loài cây bản địa Việt Nam và những loại hoa sống đời mới nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc,… Tuy nhiên, tất cả các loại cây này đều có các đặc điểm sinh học và sinh trưởng tương đối giống nhau.
Cây hoa sống đời có thân thảo, thân mềm có màu xanh và phân nhánh nhiều từ gốc, đạt chiều cao trung bình khoảng từ 20-30cm. Lá của cây hoa sống đời dày, có hình bầu dục và nhọn ở phần đầu. Lá cây mọng nước có màu xanh thẫm và có răng cưa mọc đối xứng.
Bông hoa của cây hoa sống đời có 2 loại: hoa đơn và hoa kép. Cả hai loại đều có cấu trúc hoa mọc thành từng cành, mỗi cành chia thành nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh lại có nhiều bông hoa mọc thành cụm. Do vậy, mỗi bông hoa đơn lẻ rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 1cm, nhưng vì số lượng bông hoa nhiều và mọc dày, toàn thể cây hoa sống đời trông rất nổi bật và đẹp mắt.
Hoa Sống Đời Có Mấy Loại? Đặc Điểm Của Từng Loại?
Hoa sống đời có 2 loại là hoa sống đời đơn và hoa sống đời kép. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, đỏ, vàng, cam, trắng,… Hoa mọc tập trung ở đầu cành và có hình dạng tròn khi nở. Cánh hoa mỏng và nhỏ nhắn. Nhìn những sắc hoa sống đời này làm cho con người ta cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
-
Hoa sống đời đơn: Hoa sống đời đơn chỉ có 1 lớp cánh gồm 4 cánh xếp thành 1 mặt phẳng và thường có các màu: cam, hồng, đỏ, vàng. Trong cùng một loại hoa sống đời đơn, có dòng hoa sống đời đơn Việt Nam và dòng hoa sống đời đơn Thái. Hoa sống đời đơn bản địa của Việt Nam có phiến lá tròn hơn, răng cưa ít hơn và hoa thường cao khoảng 20-30cm. Dòng hoa sống đời đơn Thái thì cây thấp hơn, lá thon dài, đầu nhọn và răng cưa xẻ sâu hơn. Hoa dòng Thái này chỉ mọc thấp, thường chỉ bằng độ cao của lá, không cao hơn dòng bản địa.
-
Hoa sống đời kép: Hoa sống đời kép có nhiều lớp cánh xếp chồng lên nhau thành từng tầng riêng biệt với nhiều màu sắc rực rỡ. Dòng hoa sống đời kép chủ yếu là giống nhập, cây có lá dài, xẻ sâu và hoa mọc thấp. Nhờ có nhiều lớp cánh, hoa sống đời kép có độ bền tốt hơn so với dòng hoa sống đời đơn, đường kính hoa to hơn và bông hoa có sức cuốn hút và được nhiều người yêu thích hơn.
Ý Nghĩa Và Công Dụng Của Cây Hoa Sống Đời
Cây hoa sống đời mang nhiều ý nghĩa và công dụng quan trọng trong cuộc sống. Đối với gia đình, cây hoa sống đời tượng trưng cho sức khoẻ và tình đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Đối với bạn bè, cây hoa sống đời biểu thị tình yêu và sự gắn bó trong tình bạn. Những bông hoa nhỏ xinh nhưng chậm rãi nở bung thể hiện sự chân thành và giản dị của tình bạn.
C cây còn thể hiện sức sống mạnh mẽ, sự trường tồn và trường thọ. Trong công việc, cây hoa sống đời mang lại sự suôn sẻ và nhẹ nhàng, giúp các công việc khó khăn đi qua nhanh chóng.
Chính vì mang nhiều ý nghĩa, cây hoa sống đời hiện nay được nhiều người yêu thích và sử dụng như một cây cảnh quà tặng trong những dịp lễ, tết, hay kỷ niệm trong năm.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Sống Đời
Hoa sống đời bản địa của Việt Nam là một loài cây rất dễ trồng và chăm sóc. Loài hoa này có sức chống chịu tốt và dễ trồng ở nhiều vị trí như ven đường, gốc cây cảnh, công viên, hàng rào,… Loài hoa sống đời Thái cũng dễ trồng và chăm sóc không khác biệt quá nhiều.
Cách Trồng Hoa Sống Đời
Cách trồng hoa sống đời rất đơn giản. Bạn có thể tách cây con từ cụm cây mẹ, cây trưởng thành hoặc trồng bằng cách giâm cành hoặc giâm lá cây. Lá cây có khả năng sinh sản vô tính rất tốt. Để trồng cây hoa sống đời, bạn chỉ cần đảm bảo đất trồng cây có độ thoát nước tốt, tơi xốp và giữ ẩm tốt. Đất trồng cây hoa sống đời nên bao gồm đất thịt, trấu (giúp đất tơi xốp), mụn dừa (giúp giữ ẩm) và có thể trộn thêm phân hữu cơ đã qua xử lý để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Cách Chăm Sóc Hoa Sống Đời
Cây hoa sống đời ít mắc bệnh và dễ chăm sóc. Việc tưới nước cho cây rất quan trọng. Vì là cây mọng nước, cây ưa ẩm và không chịu được khô hạn. Hãy tưới nước hàng ngày khi trời nắng nóng, đảm bảo lượng nước đủ để ướt toàn bộ bầu đất của cây. Kiểm tra lượng nước bằng cách tưới từ từ cho đến khi nước rỉ ra ở lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Trong những ngày trời mát mẻ và độ ẩm cao, bạn có thể ngừng tưới nước và chỉ tưới khi đất bề mặt khô. Tránh tưới quá nhiều nước, vì điều này có thể gây thối gốc và lá cho cây vì cây hoa sống đời có thân và lá mọng nước.
Cần chú ý đến ánh sáng khi trồng cây hoa sống đời. Mặc dù cây có thể trồng trong nhà, nhưng sau 1-2 ngày bạn nên mang cây ra ngoài ban công hoặc khu vực có ánh sáng trực tiếp. Đối với cây hoa sống đời Việt Nam, cây có thể trồng dễ dàng ngoài vườn, nơi có ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên, đối với cây hoa sống đời Thái, cây thích mát hơn nên cần đặc biệt chú trọng đến đất trồng và việc tưới nước.
Phân bón cũng là một yếu tố quan trọng khi chăm sóc cây hoa sống đời. Vì cây hoa này liên tục ra hoa và hoa quanh năm, cây cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Bạn có thể bổ sung phân bón vô cơ như phân đầu trâu, NPK tổng hợp vào cây mỗi tháng khoảng 1-2 lần. Bên cạnh đó, nên bón thêm phân hữu cơ như phân bò, phân gà,… để cây có đủ dinh dưỡng và giúp đất trồng giàu mùn và khoáng.