Cây Hoa Kèn Hồng
Kèn hồng là cây ưa sáng, ưa ẩm, có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, nhưng phù hợp nhất vẫn là đất ẩm nhưng đất phải có độ thoát nước tốt. Tác dụng chính của cây Kèn hồng là tạo cảnh quan đẹp cho không gian sống, thanh lọc giúp không khí trong lành hơn.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung giống cây Kèn hồng
– Tên phổ thông: Kèn hồng
– Tên gọi khác: Chuông hồng
– Tên khoa học: Tabebuia rosea
– Họ thực vật: Bignoniaceae (họ Đinh)
– Nguồn gốc: loại cây này có xuất xứ ở các nước Châu Mỹ. Tại nước ta, Kèn hồng được du nhập vào từ Thái Lan và được trồng nhiều nơi để làm cảnh.
2. Đặc điểm cây Kèn hồng như thế nào?
▼ Đặc điểm hình thái cây Kèn hồng
– Đây là loại cây thân gỗ, có đường kính thân trung bình khoảng 50cm và có thể lớn hơn nếu sống trong môi trường lý tưởng
– Tán cây có hình dù, có nhiều cành lá
– Lá Kèn hồng là dạng lá kép chân vịt với 3 – 5 lá chép, lá dài từ 3 – 12 cm. Mặt trên của lá nhẵn, mép nguyên
– Hoa giống hình chuông với 5 thùy phát triển đều ở đầu. Hoa có màu hồng phấn, mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 4-7 hoa trông rất đẹp mắt.
– Mùa ra hoa thường vào tháng 4 – tháng 6 hàng năm. Khi cây ra hoa, hầu hết lá đều rụng, trên đầu cành chỉ nhìn thấy những cụm hoa tím tím hồng hồng trông rất đẹp
– Quả có dạng hình trụ dài từ 7 – 16cm, mở dài hai đường nối
– Hạt có cánh, phát tán trong gió
▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý cây Kèn hồng
– Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình
– Là cây ưa sáng, ưa ẩm, có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, nhưng phù hợp nhất vẫn là đất ẩm và khô, đất phải có độ thoát nước tốt
– Cây Kèn hồng được nhân giống bằng hạt
3. Tác dụng của cây Kèn hồng
– Tác dụng chính của cây Kèn hồng là tạo cảnh quan đẹp cho không gian sống hay được trồng ở đường phố, xung quanh vỉa hè hoặc trồng trong tiểu cảnh sân vườn, công viên, vườn hoa, nhà máy xí nghiệp bởi vì nó có dáng cao đẹp, hoa có màu sắc sặc sỡ nên
– Cây giúp thanh lọc không khí, đem lại sự trong lành đến mọi không gian sống
4. Lưu ý kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Kèn hồng
▼ Chuẩn bị đất và giống cây Kèn hồng
– Đất trồng
Cây phù hợp với môi trường khí hậu ôn đới, nó không kén đất, có thể trồng trên mọi loại đất. Tuy nhiên nên trồng với đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, không bị ngập úng để cây có điều kiện tốt nhất để phát triển
– Đào hố trồng cây
Chọn kích cỡ hố 0,4m × 0,4m hay lớn hơn tùy thuộc vào tính chất của từng loại đất và địa hình trồng cây. Bạn cần bón phân lót (có thể là phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ) và lấp hố trước khi trồng từ 7-10 ngày để cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây khi còn yếu.
– Tiêu chuẩn cây giống
Cây Kèn hồng giống được trồng trong túi bầu ni-lông, phải đảm bảo bầu không bị dập, vỡ.
Cây giống phải sinh trưởng tốt, thân mập, không bị chảy nhựa. Thông thường cây có chiều cao khoảng 60-80cm với đường kính gốc từ 2-3cm trồng là thích hợp nhất. Lá phải không có vết sâu bệnh hay đốm, rách.
▼ Kỹ thuật trồng cây Kèn hồng
– Dùng dao, kéo hoặc tay xé bỏ túi bầu ra nhưng không được để vỡ bầu
– Sau đó, từ từ và nhẹ nhàng đặt bầu cây vào chính giữa hố đã đào trước đó rồi lấp đất vào gốc cây
Lưu ý: không nên trồng cây quá sâu, trồng cách mặt đất từ 15-20cm là phù hợp nhất
– Nếu trồng cây giống ở nơi cao và ở vùng có gió thì phải cắm cọc buộc giữ cây chắc chắn để nó không bị lay gốc, đổ ngã
– Tưới nước: sau khi trồng cây xong phải tưới nước ngay cho cây, độ ẩm đất thường xuyên phải đạt 70% trong 15 ngày đầu để cây không bị chết, bộ rễ nhanh chóng tiếp xúc với đất và phát triển rộng ra
Lượng nước tưới khoảng 3 – 5 lít nước/cây/ngày, những ngày sau tùy thuộc vào độ ẩm đất vfa thời tiết có thể cách 3 – 5 ngày tưới một lần.
Lưu ý vào mùa khô cần tưới thêm nước cho cây, vào mùa mưa thì chú ý thoát nước để cây không bị ngập úng.