Cây Hoa đào
Còn chưa đến một tháng nữa là tới Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Giờ này, chắc hẳn nhiều người đã sắm cho mình những cành hoa đào Tết. Hoa đào từ lâu đã trở thành loài hoa quen thuộc trong ngày tết cổ truyền của người Việt. Trong bài viết này, cùng mình tìm hiểu kiến thức về hoa đào ngày Tết nhé.
NỘI DUNG
- 1 1. Nguồn gốc của hoa đào ngày Tết
- 2 2. Sự tích hoa đào ngày Tết của miền Bắc
- 3 3. Ý nghĩa của hoa đào trong mỗi dịp Tết cổ truyền Việt Nam
- 4 4. Tổng hợp các loại hoa đào ngày Tết được ưa chuộng
- 5 5. Cách trồng hoa đào ngày Tết để cây khỏe mạnh và to lớn
- 6 6. Hướng dẫn chăm sóc cây đào ra hoa đúng vào ngày Tết
- 7 7. Cách chăm cây hoa đào ngày Tết nở đẹp và lâu tàn
- 8 8. Tổng kết
1. Nguồn gốc của hoa đào ngày Tết
Theo GS.Gary Crawford và hai đồng nghiệp tại Đại học Toronto (Canada), cây đào hình thành khoảng 7.500 năm trước. Chúng được con người thuần hóa, ghép lại và trở thành loài cây mang ý nghĩa tốt đẹp.
Hoa đào ngày Tết được tìm thấy lần đầu tiên tại vùng đất Ba Tư. Dần Dần cây đào được lai tạo và trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là Trung Quốc, Mông Cổ, Lào… và có cả Việt Nam. Sau đó, cây hoa đào đã trở thành biểu tượng đặc trưng của ngày tết.
2. Sự tích hoa đào ngày Tết của miền Bắc
Sự tích cây hoa đào ngày tết như thế nào? Xưa kia, ở phía Đông núi Sóc Sơn, cây đào đã mọc lên từ rất lâu đời. Cành lá hoa sum suê, trông to lớn rất khác thường, tạo thành bóng râm che phủ một vùng trời. Lúc này, hai vị thần tên gọi Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này.
Tại thời điểm đó, quỷ dữ bén mạng tới đây đều bị hai vị thần linh trừng phạt. Chúng sợ sự uy vũ sấm sét của hai vị đến nội sợ luôn cả cây đào. Kể từ đấy, chỉ cần nhìn thấy cây đào quý dữ, ma quái đều cao chạy xa bay.
Vào một ngày cuối năm, khi hai vị thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Lợi dụng những ngày hai vị thần vắng mặt, lũ quỷ dữ hoành hành, tác oai tác quái. Để tránh khỏi sự quấy phá của chúng, người dân đã bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Những ai không bẻ được cành đào sẽ lấy giấy hồng điều vẽ 2 vị thần linh dán trước nhà. Và sự tích hoa đào ngày Tết cũng bắt nguồn từ đó.
3. Ý nghĩa của hoa đào trong mỗi dịp Tết cổ truyền Việt Nam
Hoa đào ngày tết có ý nghĩa gì? Từ lâu, cây đào không chỉ là sắc hoa tô điểm không gian ngày tết. Mà nó còn mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau mà không phải ai trong chúng ta cũng biết được.
3.1. Tinh hoa ngũ hành
Hoa đào được ví von là tinh hoa ngũ hành bởi sắc độ nhẹ nhàng, màu hoa tươi thắm. Nó không chỉ giúp xua đuổi bách quỷ, những điềm kém may mắn. Mà nó còn góp phần mang lại niềm hy vọng về một năm mới an yên, hạnh phúc.
3.2. Biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở
Chính sự mơ mở, sinh sôi và khoe sắc hoa đào mang đến hy vọng về cuộc sống tốt lành. Hoa anh đào chính là biểu tượng sự may mắn, mở ra chặng đường mới đầy thuận lợi trong năm mới.
3.3. Biểu tượng của sự gắn kết, chan hòa
Ngoài những ý nghĩa trên, hoa đào ngày Tết còn gợi nhớ về tình nghĩa gắn kết, sự chung thủy. Bởi lẽ Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã kết nghĩa huynh đệ và nguyện thề. Qua câu chuyện đó, hoa anh đào mang đầy giá trị, sự gửi gắm với mong muốn một năm mới đầy sự gắn kết, hòa thuận.
3.4. Biểu tượng cho sự thịnh vượng
Hoa đào ngày Tết có sắc hồng được cho là màu sắc của sự may mắn, mang lại sự ấm cúng cho mọi nhà. Nó gieo vào lòng người niềm vui, sự tin yêu, hy vọng vào một năm mới tốt đẹp. Tất cả mang đến sự thịnh vượng, hạnh phúc, yên ấm trong năm mới.
4. Tổng hợp các loại hoa đào ngày Tết được ưa chuộng
Hoa đào là loài cây cảnh không thể thiếu trong mỗi gia đình vào ngày lễ Tết. Tuy nhiên, tùy vào từng sở thích của mọi người, từng ngôi nhà. Theo đó, người ta sẽ lựa chọn những loại hoa đào ngày Tết khác nhau.
4.1. Đào phai
Loài hoa này có sắc hồng nhẹ nhàng, đầy sự tinh tế và thanh lịch nên rất được yêu thích. Vào ngày tết, đặc biệt là ở miền Bắc Đào phai là một trong những loài hoa không thể thiếu.
4.2. Đào Nhật Tân
Đào Nhật Tân có bông to, nhiều cánh dày, rất nhiều nụ. Khi hoa nở rộ màu sắc vô cùng bắt mặt, mang đến sự tươi mới cho ngày tết tươi vui. Mặc dù có nhiều loài khác nhau, nhưng đào Nhật Tân luôn nức tiếng gần xa, được nhiều người yêu thích.
4.3. Bích đào
Giống hoa này tạo sự ấn tượng với mọi người bởi sắc hồng đâm kiêu sa, vô cùng bắt mắt. Chính bởi sắc đẹp đó, tạo ấn tượng sâu sắc cho người xem ngay lần gặp đầu tiên. Thông thường, bích đào được chọn để trang trí bàn tiếp khách, dâng gia tiên trong ngày Tết.
4.4. Đào Thất thốn
Đây là giống đào cực kỳ quý hiếm, ngày trước chỉ dành cho vua chúa thưởng thức mà thôi. Thông thường, mỗi nhánh đảo có 7 hoa, mỗi cánh hoa có màu đỏ rực, xếp đang xen vào nhau. Đào Thất thốn tạo ấn tượng bởi hình dáng, cấu trúc, sắc độ từng cánh hoa.
4.5. Bạch đào
Khác với những giống đào trên, bạch đào là loài hoa hiếm hoi có màu trắng tinh khôi, thuần khiết. Nó mang vẻ đẹp rất riêng bởi những cánh ho tin tế, sang trọng đan xen vào nhau. Tuy nhiên, hiện nay rất khó để có thể bắt gặp bạch đào, chúng dần trở nên quý hiếm.
4.6. Đào má hồng Đà Lạt
Người ta thường gọi đào má hồng là đào lông đào vạn tượng. Đây là giống đào lai, được ghép từ gốc đào rừng Đà Lạt từ mầm các loại hồng đào, bích đào, bạch đào, liễu đào… Đào má hồng cho hoa kép với khoảng 25 cánh cụm lại, lâu tàn, có mùi thơm đặc trưng.
4.7. Đào cổ thụ
Những cây đào cổ thụ có độ tuổi từ 40 năm trở lên với phần thân to, vỏ xù xì. Loài đào có nhiều năm tuổi, nở nhiều mùa hoa liên tiếp, người chơi hoa có thể sử dụng nhiều năm. Thế nên, đào cổ thủ ở miền Bắc luôn được người dân yêu thích mỗi độ tết đến xuân về.
4.8. Đào đá
Thường mọc chủ yếu ở trong rừng sâu, phần thân cây hơi xù xì, cành cây to chắc khỏe. Lý giải cho phần thân cây đặc biệt là do có sự ký sinh của các loại thức vạt khác. Đào đá có 5 cánh đơn, mặc dù ít hoa hơn đào bích, đào bích nhưng trông rất đẹp mắt. Đây là hình ảnh hoa đào ngày tết đẹp nhất.
5. Cách trồng hoa đào ngày Tết để cây khỏe mạnh và to lớn
Cây đào sau khi nhân giống xong, sẽ được mang đi trồng vào chậu hoặc trong vườn. Nếu muốn đào ra hoa đúng ngày tết bạn cần lưu ý vấn đề sau.
5.1. Bón phân
Để đào ra hoa đúng ngày tết, từ tháng 10 trở đi không nên bón phân, hoặc tưới nước muộn. Đặc biệt, việc tưới nước phải phụ thuộc vào thời tiết để chọn tưới nước lạnh hay ấm. Nếu muốn đào nở sớm, bạn nên phun nước áp và ngược lại.
5.2. Tuốt lá
Thời điểm thích hợp nhất để tuốt lá cây đào là 2 tháng trước tết. Trong quá trình thực hiện bạn phải hết sức cẩn thận, không làm mất phần chân lá dính vào cành. Vì như thế sẽ làm mất đi phần mầm hoa.
5.3. Đảo cây đào
Việc thực hiện này chính là chuyển cây đào sang hố khác, sau đó lấp chặt gốc. Thời gian đảo cây đào với từng giống cây sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn như Đào Bích đảo cây khoảng 1/8 (âm lịch). Đào Phai đảo cây khoảng 20/7 (âm lịch). Đào Thất Thốn đảo cây khoảng 1/7 (âm lịch).
5.4. Kỹ thuật kích thích nở hoa
Nếu muốn hoa đào ngày Tết nở đẹp thì bạn cần hết sức lưu ý cách tưới nước cho cây. Trời lạnh thì bạn nên tưới nước ấm để kích thích hoa đào nở sớm. Còn thời tiết ấm, bạn có thể hãm hoa đào nở hoa bằng cách phun nước lạnh thường xuyên.
6. Hướng dẫn chăm sóc cây đào ra hoa đúng vào ngày Tết
Đào là loại cây ưa sáng, sống tốt trong điều kiện khí hậu lạnh rét. Tuy nhiên, cây sinh trưởng chỉ ở mức trung bình. Thế nên, bạn cần phải thận trọng trong quá trình chăm sóc hoa đào ngày tết.
6.1. Kích thích cho hoa đào nhanh nở
Tùy vào điều kiện thời tiết mà cây hoa đào có thể nở sớm hoặc muộn hơn so với dự kiến. Trong trường hợp này, bạn nên áp dụng các phương pháp nhằm kích thích hoa đào nở như sau:
- Tạo không gian ấm áp bằng cách quấn nilon, thắp đèn điện để làm tăng nhiệt độ.
- Tưới nước ở nhiệt độ 40 – 50 độ C vào quanh gốc đào. Tưới cây 5-6 lần trong một ngày.
- Sử dụng phân lân, phân kali pha loãng với nước để tưới cây. Đây cũng chính là cách giúp hoa đào nở nhanh hơn.
6.2. Hãm hoa đào nở chậm lại
Khi thời tiết thất thường, không thể tránh khỏi việc cây đào nở nhanh hơn ý muốn. Dưới đây là những phương pháp bạn có thể áp dụng để hãm hoa đào nở chậm hơn.
- Nếu thời tiết nóng ấm bạn cần sử dụng nước lạnh tưới cây để giảm nhiệt, hãm hoa nở. Khi tưới, nên đảm bảo nước tiếp xúc được với toàn bộ tán cây, và thân gốc cây.
- Ngoài che chắn kĩ, bạn sử dụng thêm phân ure nồng độ 1% pha loãng với nước để tưới cây.
7. Cách chăm cây hoa đào ngày Tết nở đẹp và lâu tàn
Nếu muốn hoa đào ngày Tết luôn tươi và đẹp, bỏ túi mẹo mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
- Hoa đào ngày Tết cắm trong lọ: hãy thường xuyên thay nước, đặt bình ở nơi có ít gió. Nhưng phải đảm bảo có ánh sáng đầy đủ.
- Hoa đào ngày Tết trồng trong chậu: ưu tiên sử dụng đất pha cát, có độ ẩm vừa phải, khả năng thoát nước tốt để không bị ngập úng. Sử dụng nước lạnh để tưới cây.
8. Tổng kết
Sở hữu vẻ đẹp đặc trưng cùng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc, hoa đào ngày Tết luôn là sự lựa chọn tuyệt vời. Rất hy vọng những chia sẻ về hoa đào ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa gì? Cách chăm sóc đúng bên trên sẽ hữu ích với người đọc.
Tiếp tục theo dõi Dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những thông tin về công nghệ mới nhất. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi đến hết bài viết lần này của mình. Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” để sở hữu sản phẩm với nhiều mức giá cực kỳ nhé.
Xem thêm:
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2023 (Âm lịch) chính thức: Học sinh – sinh viên – công chức – nguời lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
- 100+ Hình nền tết 2023 cute – đẹp mà độc lạ hot nhất cho bạn chất lượng Full HD
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023: Học sinh/sinh viên/công chức/nguời lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
- Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa gì? Cách sắp xếp ra sao và những sai lầm nào cần tránh?
Di Động Việt