Cây Giá Tỵ
NỘI DUNG
- 1 Gỗ giá tỵ khá phổ biến trong giới nội thất, được thiết kế thành nhiều sản phẩm khác nhau như giường, tủ, bàn ghế,…nhưng khi nhắc đến những đặc điểm của loại gỗ này thì không phải ai cũng biết. Vậy gỗ giá tỵ là loại gỗ như thế nào? Chúng có đặc điểm ra sao? Ứng dụng của gỗ giá tỵ trong đời sống hiện nay?….Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
- 2 1.Cây gỗ giá tỵ
- 3 2. Gỗ giá tỵ
- 4 3. Gỗ giá tỵ có tốt không?
- 5 4. Những ứng dụng của gỗ giá tỵ
Gỗ giá tỵ khá phổ biến trong giới nội thất, được thiết kế thành nhiều sản phẩm khác nhau như giường, tủ, bàn ghế,…nhưng khi nhắc đến những đặc điểm của loại gỗ này thì không phải ai cũng biết. Vậy gỗ giá tỵ là loại gỗ như thế nào? Chúng có đặc điểm ra sao? Ứng dụng của gỗ giá tỵ trong đời sống hiện nay?….Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
1.Cây gỗ giá tỵ
Gỗ giá tỵ có tên khoa học Tectona grandis, và trong dân gian nước ta hay gọi ngắn gọn loại cây này là cây Tếch- một phiên âm đơn giản của tên khoa học cây giá tỵ hay còn gọi là gỗ báng súng. Cái tên báng súng là xuất phát từ chính ứng dụng của cây giá tỵ được sản xuất làm báng súng trong chiến đấu quân sự. Loại gỗ này được đánh giá khá cao về chất lượng cũng như giá cả.
Về đặc điểm sinh thái thì Tếch là một loại cây rụng lá, ưa khí hậu sa mạc khô và xuất hiện nhiều nhất ở các nước Châu Phi. Đây là đặc tính khiến khả năng chịu lạnh của cây Tếch rất kém. Theo nghiên cứu thì nhiệt độ tốt nhất đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển toàn diện của loại cây này là từ 2500c trở lên.
Chiều cao của cây giá tỵ thường cao trên 30m và mọc thẳng với đường kính thân gỗ từ 60-80cm. Vỏ cây bên ngoài của cây tếch trưởng thành thường có màu vàng xám, nứt dọc thân thành vảy nhỏ, dài và hơi hẹp, riêng với thịt vỏ cây có xơ. Gốc cây thường có rãnh và có các cạnh.
Lá cây hình dạng trái xoan, hình trứng ngược hoặc có thể là gần giống hình tròn. Cụm hoa tương đối lớn hình chùy, gồm với những xim dạng 3 nhánh, mọc đối xứng nhau. Hoa tếch thường ra vào cuối hè đầu thu, từ tháng 5 đến tháng 8, có màu trắng còn mùa quả của cây giá tỵ thường từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
2. Gỗ giá tỵ
2.1. Đặc điểm của gỗ giá tỵ
Trong thực tế hiện nay thì giá tỵ được coi là một loại gỗ quý, có kết cấu khá tốt với những đặc điểm như vân gỗ đẹp, thớ to nhưng mịn, không bị cong vênh, nứt tét, không bị mối mọt tấn công, không bị các loại nấm mộc phá hoại do gỗ có chứa nhiều tinh dầu….dựa vào những đặc tính này mà gỗ giá tỵ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Gỗ teak – giá tỵ có màu vàng sẫm, hay màu xám hơi nâu nâu. Đây là gam màu tự nhiên giúp đem đến không gian sang trọng cho ngôi nhà, thể hiện gu thẩm mĩ của gia chủ. Kết cấu gỗ rõ ràng gồm 2 phần là giác gỗ và lõi gỗ, phần giác gỗ màu nhạt, lõi gỗ sậm màu hơn.Gỗ có độ dẻo tốt, dễ uốn cong, thớ gỗ to và mịn nên rất dễ gia công. Ngoài ra, gỗ teak – giá tỵ còn rất dẻo, dễ uốn cong, khả năng chịu lực cao nên được dùng để sản xuất đồ gỗ rất nhiều. Bề mặt gỗ cũng rất dễ dàng được làm sạch.
Vòng năm của cây gỗ teak rễ nhận, gỗ muộn mạch hơi thưa, nhỏ hơn gỗ sớm. Tia nhỏ, mật độ thưa. Gỗ nặng trung bình, tỷ trọng 0,7. Lực kéo ngang thớ 32 kg/cm², lực nén dọc thớ 471 kg/cm², oằn 1.253 kg/cm².
Bản chất tự nhiên của loại gỗ này đó là khả năng chịu đựng được thời tiết khó khăn và khắc nghiệt. Vì vậy, gỗ giá tỵ có khả năng chống chịu được sự thay đổi về thời tiết và môi trường, điều mà không phải loại nguyên liệu nào cũng có thể làm được.
Với những đặc điểm này thì gỗ giá tỵ được rất nhiều người dân lựa chọn để trồng làm cây lấy gỗ.
2.2. Gỗ giá tỵ thuộc nhóm mấy?
Dựa vào tỷ trọng đo được của các cây gỗ khi ở độ ẩm thấp khoảng 15%, người ta đã thống kê và sắp xếp danh mục các nhóm gỗ ở Việt Nam thành 8 nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Nhóm gỗ quý nổi tiếng thường hiếm thấy trên thị trường (cả trong nước và quốc tế), thường có vân gỗ đẹp, màu sắc óng ánh,độ tương phản cao, bền và có hương thơm đặc trưng như Cẩm Lai, Gụ, Trắc đen…
+ Nhóm 2: Nhóm gỗ nặng và cứng, bao gồm các loại gỗ có tỉ trọng lớn, có sức chịu lực cao như gỗ Lim, gỗ Sến, Táu…
+ Nhóm 3: Là nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền rất cao, có độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cũng cao tương tự như gỗ Sao đen, gỗ teak, gỗ Huỳnh…
+ Nhóm 4: Là nhóm gỗ có màu sắc tự nhiên, thớ mềm mịn, gỗ tương đối mềm, dễ gia công và chế biến như Kim giao, Dầu mít và Long não…
+ Nhóm 5: Là nhóm gỗ trung bình, có tỉ trọng gỗ trung bình, được dùng rộng rãi trong các công trình xây dựng, đóng đồ dùng gia đình như gỗ Phi lao, Sếu, Xà cừ…
+ Nhóm 6: Là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng tương đối kém, dễ bị mối mọt, dễ gia công chế biến như gỗ Đước, Quế, Sấu…
+ Nhóm 7: Là nhóm gỗ nhẹ, khả năng chịu đựng kém, sức chống mối mọt thấp như gỗ Cao su, Trám đen, Sồi trắng…
+ Nhóm 8: Là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng lực rất kém, dễ bị mối mọt tấn công như gỗ Cóc, Gạo, Đề…
Dựa trên những đặc điểm của gỗ giá tỵ, các nhà khoa học đã xếp loại gỗ này vào nhóm 3. Đây là nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền khá cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao. Nhóm gỗ nhẹ nghĩa là tỷ trọng của gỗ đạt từ 0,5 đến 0,65. Các tính chất cơ lý của những loại gỗ thuộc các nhóm đầu cao hơn tốp dưới.
3. Gỗ giá tỵ có tốt không?
Gần như phần lớn gỗ nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ bằng gỗ teak – gỗ giả tỵ hiện nay đều có nguồn gốc trồng trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước Indonesia, Lào và Thái Lan. Đây là những khu vực có diện tích rừng nhiệt đới lớn, phù hợp cho cây gỗ teak – giả tỵ được trồng và sinh trưởng. Gỗ tếch được xếp vào nhóm gỗ tạp theo bảng phân chia nhóm gỗ Việt Nam. Tại Việt Nam gỗ tếch được trồng nhiều trong các lâm trường, đặc biệt là các lâm trường phục vụ cho việc lấy gỗ sản xuất các thiết bị quân dụng như báng súng AK.
Ưu điểm tuyệt vời của gỗ tếch là thân cây có chứa các loại dầu tự nhiên với nồng độ cao có thể đẩy lùi côn trùng, nấm mốc. Tuy vậy với chất gỗ mềm, màu nội thất khi lên Pu thường không đẹp nên teak thường ít được ưa dùng trong tiêu chí đặt mua nội thất của các gia đình Việt. Hiện nay nội thất đóng từ teak chủ yếu vẫn phục vụ cho thị trường xuất khẩu vì gu thẩm mỹ khách hàng nước ngoài thường khác với Việt Nam, các khách hàng Việt một khi chọn nội thất đóng từ gỗ tự nhiên vẫn ưu ái các dòng gỗ đặc và nặng như căm xe, lim, gõ đỏ…
Như vậy, gỗ giá tỵ là một loại gỗ tốt, được ưa chuộng sử dụng trên thị trường hiện nay và trong tương lai sẽ có được chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
4. Những ứng dụng của gỗ giá tỵ
4.1.Ứng dụng trong kinh tế
Giá tỵ là một loại gỗ quý nên chắc chắn nó sẽ đem lại giá trị kinh tế cho người trồng. Đây sẽ là nguồn thu nhập lớn cho người dân.
Với đặc điểm là tán lá rộng, có khả năng che nắng khá mát nên loại cây này thường được trồng nhiều ở các khu vực công cộng như khuôn viên, bệnh viện, bảo tàng, công viên, dọc các đường phố, nơi nhiều khói bụi tàu xe… nhằm mục đích giúp chúng ta thanh lọc không khí, lọc sạch bụi bẩn và cung cấp oxy.
Không chỉ giúp chúng ta có một bầu không khí trong lành, đảm bảo cảnh quan không gian xanh, mà cây giá tỵ còn có thể cung cấp cho con người thuốc nhuộm từ tanin và dược liệu quý. Đó là những giá trị kinh tế mà chúng ta không thể phủ nhận từ loại cây đầy tính ưu việt này.
4.2. Ứng dụng gỗ giá tỵ trong đời sống
Trong đời sống hiện nay, gỗ giá tỵ được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất một số mặt hàng như :
– Gỗ giá tỵ là nguyên liệu tuyệt vời làm nên những món nội thất đắt giá như giường ngủ, ghế ngồi,….bởi chúng mang rất nhiều ưu điểm : dễ vệ sinh bằng cách tẩy rửa, không làm ảnh hưởng đến chất lượng; màu sắc bắt mắt, tạo cho bạn không gian sang trọng nhưng không kém phần thanh lịch;…Đây là nguyên nhân khiến gỗ giá tỵ trở thành “con cưng” trong ngành nội thất.
– Như một tên gọi khác của giá tỵ, chính là báng súng, trong thời kỳ chiến tranh, người ta đã nghiên cứu và thấy tính chất, đặc điểm của gỗ giá tỵ thích hợp để làm báng súng, phục vụ cho mục đích quân sự.
– Ngoài ra, gỗ giá tỵ còn được sử dụng để làm gỗ đóng thuyền, tà vẹt cho đường ray bởi có khả năng chịu mặn tốt.
– Gỗ giá tỵ rất có giá trị, vì thế, ngày nay ngày càng có nhiều người lựa chọn gỗ giá tỵ để sử dụng cho các công trình xây dựng như làm cửa, làm sàn nhà hay tay vịn cầu thang. Đặc tính không bị cong vênh và không dễ chịu tác động từ môi trường ngoại cảnh khiến cho gia chủ rất yên tâm khi chọn gỗ giá tỵ làm những sản phẩm này.
Vẻ ngoài bắt mắt của gỗ giá tỵ kết hợp với những đặc điểm tốt tạo lên một loại nguyên liệu gỗ tự nhiên đáng để khách hàng tin tưởng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay nhấc máy lên để biết thêm được những thông tin hữu ích hơn nữa về loại gỗ đặc biệt này nào? Chúc bạn sẽ tìm mua được gỗ báng súng như ý.
Gỗ óc chó
Gỗ sồi
Gỗ hương
Gỗ căm xe
Gỗ lim
Gỗ sao
Gỗ cẩm
Gỗ trắc
Gỗ cao su
Gỗ tràm
Hồng đào
Gỗ thủy tùng
Gỗ ca te
Gỗ ngọc am
Gỗ trai đỏ
Gỗ kim giao
Gỗ samu
Gỗ muống đen
Gỗ trầm hương
Gỗ xoan đào
Gỗ thông
Gỗ gụ
Gỗ sưa
Cây keo
Gỗ xà cừ
Gỗ ngọc am
Gỗ thủy tùng
Gỗ hồng đào
Gỗ giáng hương
Gỗ bằng lăng
Gỗ sơn huyết
Gỗ xá xị
Gỗ kiền kiền
Gỗ anh đào
Gỗ bách xanh
Gỗ mun Gỗ Pơ Mu Gỗ keo Gỗ dổi Gỗ cà te Gỗ gõ đỏ Gỗ sến Gỗ xà cừ Gỗ xoan ta Gỗ trai đỏ Gỗ mít Gỗ huỳnh đàn Gỗ chiu liu Gỗ nghiến Gỗ Lũa Gỗ melamine Gỗ MDF Gỗ Laminate Gỗ Acrylic Gỗ veneer