Cây đại Hoàng
NỘI DUNG
Tìm hiểu về đại hoàng
Đại hoàng là vị thuốc làm từ rễ của cây đại hoàng (Rheum officinale Baillon hoặc Rheum palmatum L.). Đại hoàng còn có nhiều tên gọi khác như thượng tương hoàng, tây khai phiến, thượng tướng quân, thượng quản quân, tửu chế quân, xuyên cẩm văn, xuyên văn, sanh đại hoàng, chế cẩm văn, xuyên quân, chế quân… Cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh của Trung Quốc như Cam Túc, Tứ Xuyên và một phần mọc trong tự nhiên.
Đại hoàng là vị thuốc làm từ rễ của cây đại hoàng, trồng chủ yếu ở Trung Quốc
Đặc điểm sinh thái
Đại hoàng là loài cây sống lâu năm với thân dày, chiều cao lên đến 2m, bề mặt nhẵn và rỗng ở bên trong. Lá mọc phía dưới có hình dạng to dài, cuống dài, phiến hình tim gồm 3 – 7 thùy, mép lá hơi cắt hoặc có răng cưa, càng lên cao lá càng nhỏ. Cụm hoa màu đỏ tím, khi còn non mọc thành từng chùm.
Thân rễ của cây hình xoắn không đều hoặc hình cầu, hình nón, hình trụ. Đường kính 3 – 10cm, chiều dài từ 3 – 7cm. Mặt ngoài của thân rễ màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, đôi khi có một số đám đen, bề mặt có hạt sần và các vết nứt màu đỏ cam.
Bộ phận dùng của đại hoàng
Bộ phận sử dụng làm thuốc của đại hoàng là thân rễ
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Người ta bắt đầu thu hoạch đại hoàng vào cuối thu hoặc mùa xuân năm sau. Khi thu hoạch sẽ đào lấy thân rễ, tua cuốn lại thành chùm, loại bỏ vỏ ngoài của rễ và thái dày hoặc thái lát, xâu thành từng chuỗi rồi mang đi phơi khô. Cách chế biến đại hoàng như sau:
- Đại hoàng phiến: Rửa sạch và ngâm đến khi mềm, cắt miếng dày, phơi lọ dưới bóng râm.
- Tửu: Xịt đều rượu lên trên đại hoàng (tỉ lệ 10 lít rượu cho 100kg dược liệu), mang đi đun nhỏ lửa, đến khi hơi se lại thì vớt hết ra và phơi chỗ thoáng gió.
- Thục đại hoàng: Thái nhỏ dược liệu, trộn đều với rượu theo tỉ lệ 30 lít rượu cho 100kg đại hoàng. Bỏ vào lọ đậy kín, nấu trong nồi nước đến khi chín rồi vớt ra để ráo.
- Đại hoàng thán: Các mảnh đại hoàng bỏ vào trong nồi, đốt đến khi bên trong chuyển nâu sẫm, bên ngoài gần có màu đen nhưng vẫn giữ được hương vị vốn có của dược liệu.
Thu hoạch đại hoàng vào cuối thu hoặc mùa xuân năm sau
Thành phần hóa học
Thượng tương hoàng có 2 thành phần hóa học với công dụng trái ngược nhau:
- Hợp chất rheotannoglucoside chứa tanin giúp nhuận tràng
- Hoạt chất Rheoanthraglucoside gây tiêu chảy
- Trong rheotanoglucosides chứa thành phần chính là glucogalin, khi được thủy phân tạo thành glucose và axit gallic. Ngoài ra còn có terarin và catechin.
- Tetrahydrofuran tác dụng với axit loãng tạo ra axit gallic, axit neonic và glucosamine (rheosmin)
Tác dụng của đại hoàng
Theo y học cổ truyền
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Tỳ, Vị, Đại trường, Tâm bào, Can
Công dụng:
- Đại hoàng: Tiêu độc, giúp đi tiêu, làm mát. Chủ trị chảy máu cam, chấn thương tụ máu, nhọt độc, bế kinh, táo bón do bị nóng
- Tửu đại hoàng: Làm mát vùng thân trên. Chủ trị răng lợi sưng đau, mắt đỏ, sưng họng, nóng thân trên sinh nhọt độc
- Thục đại hoàng: Dùng để giải độc, làm mát. Chủ trị mụn nhọt, nóng rát ngứa ngáy khó chịu
- Đại hoàng thán: Có tác dụng cầm máu. Chủ trị chứng xuất huyết có ứ gây ra do tụ máu
Theo y học hiện đại
- Kích thích co bóp ruột, phát huy công hiệu sau khoảng 5 – 10 giờ
- Diệt khuẩn, chống lại các vi khuẩn, tả, lỵ, thương hàn, tụ cầu
- Ngăn ngừa mắc viêm gan cấp tính, suy thận
- Có tác dụng lên tế bào ung thư vú, ung thư đường ruột, ngăn ngừa ung thư nhờ tanin và anthraquinones
- Chứa tanin và anthraquinon có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa chảy máu, giảm chuột rút trong kỳ kinh nguyệt
- Giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong cơ thể
- Làm lành đường ruột bị chảy máu
- Chứa hàm lượng dồi dào chất kháng khuẩn và làm se, giúp làm lành nhanh chóng các vết bỏng, vết loét
Đại hoàng có công dụng nhuận tràng, làm mát, tiêu độc
Một số vị thuốc từ đại hoàng
Trị chứng táo bón:
- Táo bón nhẹ, táo bón ở phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, người thể trạng yếu: 15g hỏa ma nhân, 6g chỉ thực, 9g hậu phác, 9g đại hoàng đã sao vàng. Sắc lấy nước chia làm 2 – 3 phần, uống trước ăn khi còn ấm và dùng hết trong ngày.
- Táo bón mãn tính hoặc do nghề nghiệp: 15g cam thảo, 15g sài hồ, 15 chỉ thực, 15g mộc hương, 20g đào nhân, 45g đại hoàng sao vàng. Tán bột mịn và trộn với mật ong, hoàn thành viên, chia thành 2 phần uống 6g/lần sáng và tối.
Trị chứng sưng phù lợi, xung huyết não, trĩ ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu: 12g hoàng liên, 12g hoàng cầm, 12g đại hoàng sao vàng. Sắc lấy nước chia thành 2 – 3 phần, uống 1 thang/ngày trước bữa ăn.
Trị mụn nhọt ở vú, lỗ mũi, miệng, lưỡi: Nghiền đại hoàng thành bột mịn, dùng 9g/lần. Ngoài ra có thể pha bột đại hoàng với nước tạo thành hỗn hợp nhão và thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
Trị bỏng lửa: Đại hoàng sao cháy, tán bột mịn, bôi trực tiếp lên vết bỏng. Có thể trộn thêm dầu khuynh diệp.
Đau bộ phận sinh dục nữ: Đại hoàng 40g, giấm sắc 1 thăng để uống.
Trị hôi miệng, chảy máu chân răng: Sinh địa hoàng và đại hoàng (ngâm cùng nước vo gạo đến khi mềm). Cắt mỗi loại 1 lát, dán lên vết đau răng. Kiêng nói chuyện khi dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng đại hoàng
- Liệu dùng tham khảo phù hợp từ 3 – 12g/ngày
- Không dùng cho người bị bị trĩ hoặc người dễ bị táo bón do côn dụng thông huyết mạch
- Không dùng lâu dài cho người viêm bàng quang, sỏi thận oxalat do chứa hàm lượng canxi oxalat cao
- Trong 1 tiếng kể từ khi dùng dược liệu, không nên dùng thêm các loại thảo dược khác hoặc uống sữa
- Ăn lá cây đại hoàng có thể gây tử vong, co giật
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng đại hoàng vẫn đi kèm với một số chống chỉ định và tác dụng phụ. Vì vậy việc tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc Đông y là hết sức cần thiết. Bạn đừng quên truy cập website Medigo để tìm hiểu thêm nhiều vị thuốc quý khác nhé.