Cây Chôm Chôm
Tên khoa học: Nephelium lappacium L.
NỘI DUNG
Nguồn gốc và phân bố của cây chôm chôm
Nguồn gốc cây chôm chôm
Cây chôm chôm là giống cây trồng khởi nguyên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng trong vùng có vĩ độ từ 15° nam tới 15° bắc gồm châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng gia tăng ở Úc châu và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng cho những vùng đất không ngập nước. Do đó, ở
Ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và nam Trung Bộ và ở Tây Nguyên. Việc lai tạo hoặc chọn cây ưu tú từ các giống nhập đều chưa được thực hiện.
Sự phân bố của cây chôm chôm
Chôm chôm là loài cây có thể trồng từ xích đạo cho đến vĩ tuyến 18o nhưng thường để kinh doanh có hiệu quả thì nên trồng đến vĩ tuyến 14o, độ cao thích hợp từ 0 – 700 m, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 – 5000 mm, nhiệt độ bình quân từ 22oC – 30oC, nghĩa là nên trồng ở các tỉnh miền Nam, Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên. Chôm chôm được trồng tập trung ở các tỉnh miền Nam Trung bộ của nước ta, với diện tích khoảng 14.200 ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 42% diện tích và 62% sản lượng chôm chôm cả nước. Đồng nai là địa phương có diện tích trồng chôm chôm tập trung lớn nhất, sau đó là các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long…
Các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới là nơi phù hợp cho việc trồng và phát triển cây chôm chôm. Ở Đông Nam Á cây chôm chôm phân bố ở một số quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes.
Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây chôm chôm
Giá trị dinh dưỡng và y học của quả chôm chôm
Chôm chôm là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao (chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt…) và trái chôm chôm còn được dung làm thuốc chữa bệnh.
Chôm chôm là loài cây có quả hoặc để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Ở Việt Nam, người làm vườn chôm chôm có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành trồng trọt khác.
Hạt chôm chôm chứa 35 – 40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vỏ cây và quả xanh có chứa tanin.
Vỏ chôm chôm chứa nhiều tanin, chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt… với liều 20 – 30g. Hạt chôm chôm, còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, dùng chữa viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Chôm chôm là loại trái rất thích hợp cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp, tăng đường huyết… Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say say và gây buồn nôn, đầy bụng.
Ngoài ra, có thể dùng áo hạt để ăn vì nó rất bổ và có chức năng giải nhiệt
Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất chôm chôm
– Chôm chôm ngoài công dụng chữa bệnh và ăn tươi thì trái chôm chôm được cung cấp cho thị trường. Năng suất chôm chôm bình quân đạt khoảng 15 – 20 tấn/ha. Với giá chôm chôm hiện tại thì sau khi trừ chi phí phân, thuốc, công chăm sóc… lợi nhuận từ thu được từ chôm chôm là rất lớn.
– Trong thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích rau, hoa, quả của Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. diện tích cây ăn quả cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tính đến năm 2004, diện tích cây ăn quả đạt trên 550 ngàn ha. Trong đó, Đồng Bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam chiếm trên 30% diện tích cây ăn quả của cả nước.
Diện tích trồng cây ăn quả ở Việt Nam
Nhờ có nhu cầu ngày càng tăng này nên diện tích cây ăn quả trong thời gian qua tăng mạnh. Trong các loại cây ăn quả, một số cây nhiệt đới đặc trưng như vải, nhãn, và chôm chôm tăng diện tích lớn nhất vì ngoài thị trường trong nước còn xuất khẩu tươi và khô sang Trung Quốc, một số ít sang thị trường Châu Âu Năm 1993, diện tích của các loại cây này chưa thể hiện trong số liệu thống kê. Từ năm 1994, diện tích trồng 3 loại cây này tăng gấp 4 lần, với mức tăng trường bình quân 37%/năm, chiếm 26% diện tích cây ăn quả cả nước.
Biến động diện tích một số loại cây ăn quả (nghìn ha)
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long…
Giới thiệu một số giống chôm chôm trồng phổ biến
Chôm chôm có rất nhiều giống, tuy nhiên ở Việt Nam có ba giống chính: chôm chôm Java, chôm chôm Thái và chôm chôm nhãn.
Chôm chôm Java
– Tên thường gọi: Chôm chôm Java, chôm chôm Giava
– Tên tiếng Anh: “Java” rambutan.
Chôm chôm Java
Tên chung chỉ các giống nhập nội từ Indonesia, Thái Lan. Trồng phổ biến ở Bến Tre, Ðồng Nai, Vĩnh Long, cung cấp đại bộ phận bán quả trong nước. Ðặc tính chính là cùi không dính hạt (chôm chôm trốc) nhưng khi bóc ra, cùi lại dính với vỏ ngoài cuả hạt.
Giống được trồng từ lâu và rất phổ biến ở Nam bộ, chiếm 70% diện tích trồng chôm chôm. Đây là giống được xuất khẩu sang thị trường các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia, …
Cây sinh trưởng mạnh, cành mọc dài. Lá to hơn giống chôm chôm Nhãn, màu xanh đậm mặt trên và mặt dưới màu xanh nhạt mặt dưới. Quả có dạnh hình trứng, trọng lượng quả 32-43g, vỏ quả màu vàng đỏ lúc vừa chín, màu đỏ sậm lúc chín. Râu quả màu vàng đỏ, dài 9-11mm. Cơm quả trắng trong, độ dầy cơm 7-9mm. ít trốc, nhiều nước, tỷ lệ cơm đạt 51,4%, độ brix 19-22%, vị ngọt thanh, quả có thể bảo quản được 12-14 ngày ở nhiệt độ 1- 120 C, ẩm độ không khí 85-90%.
Cây ghép cho trái sau 3 năm trồng. Cây dễ điều khiển ra hoa vụ nghịch, hoa rộ từ tháng 11-3dl và thu hoạch quả rộ từ tháng 5-tháng 6 dl (ĐBSCL) và tháng 6-8 dl (Đông Nam Bộ), tuy nhiên giống này được các nhà vườn điều khiển cho ra hoa rải rác các tháng trong năm nhờ kỹ thuật xiêt nước kết hơp đậy gốc. Giống cho năng suât cao, cây 4 năm tuổi có thể cho thu hoạch khoảng 40kg/cây/năm (ĐBSCL), cây trên 15 năm tuổi tại các tỉnh Đông Nam Bộ cho năng suất khoảng 300-400kg/ cây /năm
Chôm chôm Dona
– Tên thường gọi: Chôm chôm Rong riêng
– Tên tiếng Anh: “Dona” rambutan
Chôm chôm Dona (Rongrien)
Giống được nhập từ Thái Lan và trồng ở nước ta năm 1996. Sau khi được chọn lọc lại, giống này đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức theo quyết định số 3713 QĐ/BNN- KHCN ngày 30 tháng 12 năm 2005.
Cây sinh trưởng khá mạnh. Quả hình trứng, trọng lượng 32-34g/quả, vỏ quả màu đỏ thẩm khi chín độ dầy vỏ quả 2mm. Râu quả dài, màu xanh khi trái chín.
Cơm quả màu trắng ngà, trốc tốt, độ dầy cơm 8,0-9,5 mm, ráo và dai, độ brix 22,5%, tỷ lệ cơm 53,1, vị rất ngọt ngon. Quả của giống này có thể tồn trữ 14 ngày ở nhiệt độ 120C , ẩm độ không khí 85-90%.
Cây ghép cho trái sau trồng 3,5- 4,0 năm. Cây dễ điều khiển ra hoa vụ nghịch, hoa rộ từ tháng 12-3dl. Từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 115 ngày nên mùa thu hoạch quả rộ từ tháng 5- tháng 7 dl. Cây cho năng suât cao, cây 4 năm tuổi có thể cho thu hoạch khoảng 45kg/cây/năm.
Chôm chôm nhãn
-Tên thường gọi: Chôm chôm Nhãn hay Chôm chôm trái Ráp
-Tên tiếng Anh: “Nhan” rambutan
Chôm chôm nhãn
– Chôm chôm nhãn: Quả nhỏ chỉ độ 15- 20g so với 30- 40g ở chôm chôm Giava. Gai ngắn, mã quả không đẹp, cùi khô, giòn, hương vị tốt, giá bán cao hơn so với chôm chôm Java. Tỉ lệ trồng còn rất thấp.
Giống được trồng khá lâu nhưng mới được chú ý mở rộng diện tích trong những năm gần đây, do quả có phẩm chất ngon.
Cây sinh trưởng khá tốt, cành ngắn hơn Chôm chôm Java. Lá có kích thước nhỏ hơn so với giống Java và xanh nhạt hơn. Quả nhỏ hình cầu, trọng lượng 22-24g/quả, thường có rãnh dọc dài từ cuống đến đỉnh quả, độ dầy vỏ 2,8 mm, vỏ màu vàng đến vàng đỏ khi chín. Râu quả to, ngắn khoảng 5-7 mm, màu vàng đỏ. Cơm quả mỏng 7,6 mm, ráo, rất dòn, trốc tốt, độ brix cao (20,9%), tỷ lệ cơm 40,5%, mùi vị rất ngọt, thơm.
Cây ghép cho trái sau trồng 4 năm. Cây ra hoa tự nhiên vào tháng 11- tháng 5 dl, từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 120 ngày. Cây hơi khó xử lý ra hoa nghịch vụ, tỷ lệ cành ra hoa thấp. Năng suất thấp, cây 5 năm tuổi cho khoảng 10kg/ cây và 50-70 kg/ cây/ đối với cây 15 năm tuổi ở ĐBSCL và không ổn định so với giống Java.
Các giống chôm chôm khác
Ngoài 3 giống chôm chôm trên còn một giống chông chôm chôm đường, giống này ít phổ biến trên thị trường:
- Chôm chôm đường
– Tên thường gọi: Chôm chôm Đường hay Chôm chôm Long Thành
– Tên tiếng Anh: “Đuong” rambutan
Giống này được trồng rải rác tại vùng Long Thành Tỉnh Đồng Nai. Giống này dễ nhận diện là quả có hình trứng hơi dài, trọng lượng quả 26 – 30g, vỏ quả có màu đỏ vàng đến đỏ sậm khi chín, râu quả nhỏ rất dài (11 – 13 mm), có màu vàng xanh, chót râu có màu. Nhược điểm của giống này là quả mau héo khi chuyên chở xa. Phẩm chất quả rất ngon, thịt quả, ráo, dòn, trốc rất tốt, độ dầy cơm 5,5 – 7,5 mm, tỷ lệ cơm quả 35-46%, độ brix 20-23%, vị ngon, rất ngọt.
Cây ghép 10 năm tuổi cho năng suất 100-150kg/cây/năm. Giống có đặc điểm là xử lý ra hoa dễ, ra hoa nhiều và đậu trái sai nên năng suất cao và ổn định.
- Chôm chôm dính: cùi dính hạt, hương vị không ổn định.
Gần đây mới nhập một số giống chôm chôm của Thái Lan, Malaysia. Ðặc điểm của chôm chôm Thái Lan là lông màu xanh, quả màu đỏ, bên trong cùi tróc, không dính hạt, ngọt.
Đặc tính thực vật của cây chôm chôm
Rễ cây và thân cây và lá chôm chôm
– Rễ phát triển, sâu 3 – 5m, rộng 1- 3 lần tán cây. Rễ tơ chủ yếu phát triển trong tán cây, sâu 10 – 15 cm.
– Thân cây chôm chôm: Trong điều kiện bình thường cây cao khoảng 12-25m. Tán cây rộng khoảng 2/3 chiều cao, hình dạng thay đổi tùy theo giống trồng từ thẳng đến rủ xuống. Cây con mọc từ hạt thường có thân thẳng và nhánh mọc đầy.
Cây chôm chôm
– Cây chôm chôm là cây thân gỗ nhánh non có lông nâu, lá kép với 2-4 cặp lá chét hình bầu dục, xếp xen kẽ hoặc hơi đối nhau trên trục, dài khoảng 5-20cm, rộng 3-10cm. Phiến lá hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, mọc cách, màu xanh tới xanh đậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ. Tán cây hình nón, rộng.
Lá chôm chôm
Hoa chôm chôm
Hoa chôm chôm có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính.
Hoa đực được tạo từ những cây đực (chiếm khoảng 40-60% ở những cây trồng bằng hạt). Hoa đực không có nhụy cái, mang 5-8 nhị đực với bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn.không có bầu noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho hoa lưỡng tính. Hoa nở vào lúc sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện có nắng tốt. Hoa nở vào buổi chiều sẽ chấm dứt vào sáng hôm sau. Trung bình có 3.000 hoa đực trên một phát hoa (hình dưới). Mỗi hoa có trung bình 5.400 hạt phấn. Do đó, có khoảng 16 triệu hạt phấn trong một phát hoa.
Phát hoa của cây chôm chôm và hoa đực
Hoa lưỡng tính có hai loại, hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa đực và hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa cái. Trung bình có khoảng 500 hoa lưỡng tính trên một phát hoa.
– Ở hoa lưỡng tính đực (hình 4.1.14) có nhụy cái và nhị đực cùng phát triển. Nhị đực mang bao phấn chứa nhiều hạt phấn. Tuy nhiên, nhụy cái không có chức năng bình thường vì không mở hoàn toàn khi hoa nở nên việc thụ phấn bị trở ngại.
– Ở hoa lưỡng tính cái (hình 4.1.15), vòi nhụy cái phát triển tốt hơn và nhị đực thường bất thụ. Lúc hoa nở, nướm nhụy cái chẻ đôi vươn dài ra khỏi các lá đài bao ngoài và có khả năng nhận hạt phấn trong vòng 48 giờ. Có 90% hoa lưỡng tính cái trội trên mỗi phát hoa. Hoa lưỡng tính cái nhận phấn trong ngày và trở thành màu nâu trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng giống như hoa đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếu vào buổi sáng sớm.
Hoa lưỡng tính đực và hoa lưỡng tính cái
-
Tuỳ thuộc vào đặc tính của hoa, cây chôm chôm được phân thành 3 nhóm:
– Cây đực: Chỉ sinh ra hoa đực. Có khoảng 40 – 60 % cây con mọc từ hột là cây đực.
– Cây lưỡng tính nhưng chỉ sinh ra hoa lưỡng tính đực. Cây lưỡng tính nhưng sinh ra cả hai loại hoa lưỡng tính đực và cái. Tuy nhiên, tỉ lệ hoa lưỡng tính đực chỉ vào khoảng 0,05 – 0,90%. Đây là loại cây phổ biến thường gặp trong sản xuất.
– Một số giống có tỉ lệ hoa lưỡng tính – đực thấp như “Si-Chompoo” của Thái Lan, sự đậu trái thường ít khi hoàn toàn.
-
Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa:
– Giống: đặc điểm ra hoa của những giống chôm chôm rất khác nhau, có giống ra hoa sớm nhưng cũng có giống ra hoa trễ hơn.
– Tuổi lá: trong thời kỳ xiết nước, cây chôm chôm phải có ba đợt lá, khi đợt lá thứ ba già thì cây sẽ cho hoa (Lê Thanh Phong và ctv., 1994). Lá thuần thục cần thiết cho sự ra hoa. Sự hiện diện của những tán lá non ngăn chặn sự hình thành mầm hoa, do đó việc chăm sóc, xén tỉa cho cây sau khi thu hoạch rất cần thiết để kích thích cây ra hồi non đồng thời dự trữ dinh dưỡng cho chu kỳ cảm ứng hoa và phát triển kế tiếp (Nakasone và Paull, 1998).
Quả (trái) chôm chôm
Trái mọc thành chùm màu đỏ, vàng hay vàng cam, đường kính 4-6 cm. Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Cơm thường dính vào hột, nhưng có cơm tách rời hột dễ dàng. Cơm dày, trắng trong, ít nước hơn vải, mùi vị ngon, hơi chua, trái chín trong khoảng 15-18 tuần sau khi kết quả. Chôm chôm có 2 mùa trái trong 1 năm.
Trái chôm chôm non
Trái chôm chôm còn xanh
Trái chôm chôm chín
Đối với cây trưởng thành có thể thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60-70 kg). Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), tuy nhiên thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả ( rất ít khi cả hai phát triển thành quả), thời gian phát triển thông thường từ 13 đến 16 tuần lễ. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 9 tới tuần thứ 13, sau đó chậm hẳn cho tới lúc thu hoạch.
Thịt trái (tử y) có màu trắng trong đến ngà. Độ dày, mùi vị và đặc điểm tróc rời hoặc dính chặt vào hạt thay đổi tùy giống. Tỷ lệ giữa trọng lượng thịt trái và trọng lượng trái đạt tối đa (khoảng 40%) từ tuần thứ 15 đến khi trái chín hoàn toàn.
Trái chôm chôm nặng từ 2 – 60g, trong đó phần thịt trái chiếm 30-58%, vỏ 40-60% và hạt 4-9%. Hạt có khả năng nẩy mầm sớm bên trong trái làm thịt trái mềm, mất hương vị. Năng suất trái tươi thay đổi tùy theo giống, tuổi cây và điều kiện canh tác, được ghi nhận như sau:
Cây 3 năm tuổi: 15-20kg trái. Cây 6 năm tuổi: 10-100kg trái. Cây 9 năm tuổi: 55-200kg trái. Cây 12 năm tuổi: 85-300kg trái. Cây 21 năm tuổi: 300-400kg trái.
Cô gái hái chôm chôm chín