Cây Chầu Bà

Cây trầu bà có mấy loại?

Tuỳ vào màu sắc của lá, cây trầu bà được chia làm nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số loại trầu bà thường gặp:

Trầu bà xanh: Có tên gọi khác là hoàng tam diệp, trầu bà xanh có lá màu xanh lục chủ đạo, xen kẽ đó là một vài vệt trắng. Loại trầu bà xanh này thường được trồng trong chậu đất để trang trí trên bàn, chậu treo, trồng trên giàn leo.

Cây Chầu Bà
Cây trầu bà xanh. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà vàng: Chiều cao của trầu bà vàng từ 20cm đến 30cm. Đặc điểm của loại này gần giống với trầu bà xanh nhưng lá và cuống có màu vàng sáng. Lá của trầu bà vàng dài hơn so với các loại trầu bà khác. Có thể trồng loại này trong chậu đứng cho dây leo, trồng trong chậu đất hoặc trồng thuỷ sinh.

Cách trồng và ý nghĩa phong thuỷ của cây trầu bà
Đặc điểm gần giống trầu bà xanh nhưng lá và cuống lá của trầu bà vàng có màu vàng sáng. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà sữa: Có tên gọi khác là trầu bà cẩm thạch, trầu bà sữa có chiều cao từ 20cm đến 30cm. Lá của trầu bà sữa rất đặc biệt, hình trái tim màu xanh nhưng được điểm thêm những vệt loang màu trắng như sữa. Cuống lá trầu bà sữa dài, màu trắng, gân chính của lá khá rõ.

Cách trồng và ý nghĩa phong thuỷ của cây trầu bà
Lá của cây trầu bà sữa rất đặc biệt khi có những vệt loang màu trắng trên nền lá xanh. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà đế vương: Loại trầu bà này có chiều cao từ 30cm đến 50cm. Dựa vào màu lá, trên thị trường hiện có 3 loại, gồm: Trầu bà đế vương xanh, trầu bà đế vương đỏ và trầu bà đế vương vàng. Lá của trầu bà đế vương khá cứng cáp và màu sắc tươi tắn, toát lên sự sang trọng và quý phái. Các loại trầu bà đế vương thích hợp trang trí để bàn, thể hiện uy quyền của gia chủ.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Máu Người
Cách trồng và ý nghĩa phong thuỷ của cây trầu bà
Cây trầu bà đế vương đỏ. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà chân vịt: Có tên gọi khác là trầu bà khía, trầu bà chân vịt có chiều cao từ 35cm đến 45cm. Lá của loại trầu bà này rất đẹp, lá xẻ thuỳ chân vịt, mọc xen kẽ quanh vòng thân. Trầu bà chân vịt thích hợp trang trí trên bàn, tủ sách, kệ ti vi, phòng ăn hoặc đặt ở góc nhà.

Cách trồng và ý nghĩa phong thuỷ của cây trầu bà
Lá của cây trầu bà chân vịt cũng rất đặc trưng. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà chân rít lá đốm: Loại trầu bà này hầu như không có thân, chiều cao từ 30cm đến 40cm. Cành lá dài và thuôn, mọc trực tiếp từ gốc, mỗi cành lá chỉ ra duy nhất một lá.

Cách trồng và ý nghĩa phong thuỷ của cây trầu bà
Như tên gọi, lá của cây trầu bà chân rít lá đốm có nhiều đốm li ti. (Ảnh minh hoạ)

Lá của trầu bà chân rít đốm rất đặc trưng, lá có màu xanh đậm đi kèm là nhiều đốm vàng như bị cháy. Loại này thích hợp để bàn hoặc trang trí trong những không gian thư giãn.

Ngoài những loại trên, có nhiều loại trầu bà khác như: Trầu bà Pháp, trầu bà thanh xuân, trầu bà cửa sổ, trầu bà cẩm thạch, trầu bà tỷ phú…

Rate this post