Cây Hẹ Nước – Một đặc sản thú vị của miền Tây

Hẹ nước – ngọn rau hoang dại trên mâm cơm đạm bạc của người nghèo vùng đất chua phèn từ nhiều năm nay đã trở thành đặc sản ở phố thị. Cứ sau vài trận mưa đầu mùa, nhất là khoảng tháng 8, tháng 9, tháng 10 âm lịch, các thửa ruộng vùng đất ngập phèn lênh láng nước. Đó là lúc những cây hẹ nước bắt đầu đâm tược. Chẳng mấy chốc, cọng hẹ đã mọc dài chừng 5-6 tấc, mặt lá rộng cỡ bề ngang một ngón tay. Chúng có mặt khắp các tỉnh miền Tây: Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Hẹ nước – Là rau dại đặc biệt

Hẹ nước có hương thơm rất đặc trưng, cọng dài và ẻo lả giống cọng dây. Nơi nào nước sâu chảy mạnh thì hẹ nước mọc dài có màu xanh đậm và cọng lá to bản hơn, xốp hơn, giòn hơn và thơm hơn hẹ mọc ở đáy mương. Bởi hẹ nước tuy là loài rau đồng hoang dã nhưng lại rất lựa chọn môi trường sống thích hợp với loài cây “sợ” nắng này. Ở môi trường nước cạn và ngầu đục thì thân cây hẹ nước ngắn lại, lá dày và có vị đắng, không giòn, thơm như cây cải sà lách bị “áp nắng”, già cõi, mất ngon. Nhưng khi có môi trường sống thích hợp trên cánh đồng đất phèn trũng thấp, mặt nước thông thoáng, mực nước sâu thì cây hẹ nước phát triển với chiều dài của thân lá đến 5-7 tấc là chuyện bình thường.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Trà Tứ Quý - Vẻ đẹp và ý nghĩa phú quý

he-nuoc-3

Hẹ nước – Một loại rau dùng để chấm mắm kho

Hẹ nước thoạt mới nhìn trong giống như cây cải nhíp, nhưng lá khá dài, bề ngang của lá hẹ nước rộng chừng ngón tay cái, mềm giòn như cải xà lách, lại có vị ngọt nhưng hơi nhân nhẫn. Có những loại rau khi hái đem về nhà còn “sống” được vài ngày, như rau muống, rau nhúc, rau mát, bông súng, cù nèo thì hẹ nước chỉ được vài giờ tươi rói, nên là loại “rau ăn liền”. Ngày trước, cây hẹ nước chưa được giới ẩm thực chú ý cho lắm, vì một phần là do rau đồng thừa mứa, một phần là nó chỉ có mặt vào mùa mưa nước nổi, lại là loại rau “sợ nắng”, chỉ cần vài giờ đồng hồ mua bán ế ẩm thì cây rau đồng này sẽ trở thành rau “rác” đúng nghĩa. Chính vì vậy, trước đây cây hẹ nước đôi khi chỉ được làm quà của bà con vùng sâu.

Dần dần về sau, những cánh đồng bưng biền, hoang hóa ngày nào từ từ nhường chỗ cho cây lúa “thần nông” thâm canh, tăng vụ nên các loại rau đồng cũng trở nên hiếm hoi và loài hẹ nước “khó tánh” này vài năm trở lại đây trở thành “của quý” trong các quán ăn hay trong bữa cơm gia đình của người dân nơi đây. Khi hẹ nước về, người ta cắt bỏ nguyên phần gốc, rễ, đem rửa sạch. Hẹ nước được dùng ăn sống như một loại rau, chấm với nước cá kho, thịt kho hoặc nấu canh chua… nhưng ngon nhất là chấm với mắm kho.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Thông Thảo

he-nuoc-4 he-nuoc-s

Hẹ nước – Một điểm nhấn đặc biệt trong ẩm thực miền Tây

Xưa nay ăn mắm kho hay lẩu mắm, đi kèm theo là cả một “vườn” rau dại, nhưng có người cho rằng thiếu sự hiện diện của hẹ nước thì coi như nồi mắm “bỏ đi”. Hẹ nước đem bán ngoài chợ, người ta đã cắt bỏ gốc, rễ. Trước khi ăn, đem ngâm hẹ vào thau nước khoảng nửa tiếng để “nhả” phèn, dạo nhẹ tay lại vài ba lần cho thật sạch là được. Cái ngon của hẹ nước chấm mắm kho đặc biệt ở chỗ càng nhai càng nghe ngọt, nghe bùi. Cái ngọt, cái bùi của hẹ nước đã thắm tình, nặng nghĩa phù sa sông nước Cửu Long.

he-nuoc-mien-tay

Hẹ nước – một loại rau đặc biệt không thể thiếu trong ẩm thực miền Tây. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cảnh, hãy ghé thăm Chơi cây cảnh – Nơi chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cảnh.

Rate this post