Dáng Cây đẹp
NỘI DUNG
Sưu tầm 72 thế cây cảnh bonsai cổ điển, hiện đại mới nhất
Bạn đã bao giờ tưởng tượng một khu vườn nhỏ tràn đầy độc đáo và tinh tế từ những cây cảnh bonsai đẹp phải không? Có một số thế cây cảnh rất độc đáo và hấp dẫn mà bạn có thể áp dụng để tạo ra một không gian xanh tươi và thú vị. Hãy cùng “Chơi cây cảnh – Nơi chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cảnh” tìm hiểu về 72 thế cây cảnh bonsai cổ điển và hiện đại mới nhất nhé.
Thế long đàn phượng vũ
Long đàn phượng vũ mô tả hình dáng một con chim phượng đang nhảy múa trên mình rồng thể hiện sự yêu đời, vô tư, vui vẻ và lạc quan trong cuộc sống. Sự kết hợp giữa cây chính và cây phụ tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp, nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tài năng của người làm bonsai. Thế này phù hợp cho những cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậy và có gốc ngẩng lên làm đầu rồng.
Thế trực quân tử
Thế trực quân tử thể hiện bản chất của một người quân tử tôn trọng lễ nghi, tính tình thẳng thắn và thanh cao. Cây có dáng trực, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng và có đường nét dứt khoát. Đối với thế này, cần chọn cây cổ thụ có gốc to, nổi trên mặt đất và có rễ chắc chắn. Cành nhánh phân chi theo lối chiết chi hoặc tứ diện, tàn nhánh đầy đủ, bốn mặt tả hửu, cân đồi và hài hòa.
Thế xuy phong
Thế xuy phong còn gọi là xiêu phong hay nghinh phong thể hiện cho sự kiên cường, bất khuất và dám chống chọi với mọi thử thách. Để làm được thế này, cây phải là cây cổ thụ có gốc to, nổi trên mặt đất và gốc được đặt nằm ở vị trí ở trái hoặc phải chậu để khi uốn có thể giữ vững không bị ngã. Cây có 4 tàn một ngọn nhưng phải uốn về phía gốc để tránh đổ ngã. Cây xuy phong nên uốn cho đủ cặp để xếp đối xứng với cây đứng giữa thành bộ ba. Cây bên phải là cây âm đối xứng với cây bên trái là cây dương và một cây đứng giữa là cây dẫn đàn và là thế chủ động của bộ kiểng.
Thế bạt phong hồi đầu
Thế bạt phong hồi đầu khá giống với thế xuy phong, tuy nhiên cành và lá được uốn ngược lại với chiều nghiêng của cây, thể hiện cho ý chí kiên cường, hiên ngang và không chịu khuất phục. Để làm được thế này cần cây cổ thụ có gốc to, nổi trên mặt đất và đặt thường về 2 phía của chậu để giữ cân bằng. Thân cây nghiêng khoản 60 – 70 độ. Cành nhánh đều ngã về một bên theo sức gió nhưng ngọn bắt buộc phải quy căn và hồi đầu mới có thể đứng vững được.
Thế phượng vũ
Phượng vũ nghĩa là chim phượng đang múa, thể hiện cho sự vui tươi, lạc quan và yêu đời. Là cây độc phụ chân phương có rễ nổi cao lên thành hai chân. Để làm được thế này cần phải có tính thẩm mĩ và bàn tay mềm mại của nghệ nhân. Thế phượng vũ, khi nhìn vào phải thể hiện rõ hình dáng chim phượng đang tung múa một cách nhẹ nhàng, mềm mại và uyển chuyển.
Thế thác đổ
Thế này là một thế ít người uốn, với thế này thân và tàn nhánh được uốn thấp xuống hơn đáy chậu như một dòng thác đang đổ, mềm mại như dòng nước chảy. Để làm được thế này, chậu cây cần được đặt trên vị trí cao khoảng 1m so với mặt đất và cần được kiêng cố để tránh sự cố khi có giông gió. Cây cần có thân khỏe, rễ lớn và chắn chắn.
Thế vũ trụ
Để làm được thế vũ trụ, trước tiên cần phải có cây cổ thụ gốc to, thân thẳng, rễ khỏe nổi trên mặt đất và xòe ra tứ phía, cành và nhanh phân theo lối chiết chi hoặc tứ diện. Thế này thường kết hợp với thế trung bình ngay để tạo thành bộ tam tài – 2 cây thế trung bình cong nằm 2 bên và 1 cây thế trung bình ngay nằm ở giửa, tượng trưng cho thiên, địa và nhân.
Thế tùng thập
Đây là thế được dùng làm mẫu để uốn những cây trực thọ vì thân cây tùng thường có dáng thẳng, tàn nhánh phân theo hướng nhị diện xòe ra hai bên. Khi làm thế này, cây tùng phải là cây cổ thụ già, thân thẳng và sần sùi, tàn nhánh nhiều vần còn giữ được dáng chữ thập so với thân cây.
Thế ngũ phúc
Thế cây ngũ phúc tương đối dễ uốn, ngũ phúc ở đây nghĩa là cây có 5 tầng lá và có hình dạng như hình nón lá. Để làm được thế này, cây phải là cây cổ thụ thọ, gốc to, thân cao, phần rễ lớn nỗi trên mặt chậu và xòe ra.