Cây Xương Rồng
Trang trí tổ ấm của mình bằng các loại cây xương rồng hiện đang là xu hướng được rất nhiều gia đình lựa chọn. Bởi loài cây này không chỉ có sức sống mãnh liệt mà còn mang nhiều ý nghĩa may mắn về mặt phong thủy. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Space T tìm hiểu tất tần tật về cây xương rồng và cách để trồng cây xương rồng ra hoa đẹp nhé.
NỘI DUNG
1. Tổng quan về cây xương rồng
Xương rồng là một loại thực vật mọng nước có tên khoa học là Cactaceae. Loài cây này thường sống ở các vùng đất khô cằn, nóng và nhiều cát như hoang mạc, sa mạc hoặc các vùng nhiệt đới.
Xương rồng thường mọc thành bụi nhỏ với phần thân thô ráp và nhiều gai nhọn
Cây xương rồng thường mọc thành bụi nhỏ và phủ sát mặt đất, lá cây tiêu biến tạo thành gai để giúp làm giảm sự thoát nước và giúp cây có thể chống chọi với điều kiện sống khắc nghiệt. Thân cây xương rồng có hình trụ và có khả năng tích trữ nước ở bên trong.
Các loại xương rồng
Theo thống kê của các nhà khoa học thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1800 loài cây xương rồng khác nhau. Bao gồm xương rồng trứng cút, xương rồng tai thỏ, xương rồng lê gai, xương rồng ba cạnh, xương rồng tuyết, xương rồng càng cua, xương rồng 5 cạnh, xương rồng gai, xương rồng bát tiên, xương rồng bà, xương rồng đá, xương rồng sa mạc, xương rồng bánh sinh nhật,…
Có nhiều loại cây xương rồng khác nhau từ hình thái đến cả màu sắc
Đặc tính của cây xương rồng
Hầu hết các cây xương rồng đều có tuổi thọ cực kỳ cao, từ 30 cho đến 300 năm. Chúng sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ từ 15 đến 28 độ C. Nếu được chăm sóc tốt, cây không chỉ nở hoa mà còn có thể kết trái. Trái từ cây xương rồng còn có thể chế biến thành món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.
Hoa xương rồng
Mỗi loại xương rồng sẽ có các hình thái hoa và sắc hoa khác nhau, từ đỏ hồng, vàng cho đến xanh, tím, trắng,… Thông thường, mỗi bông hoa của cây xương rồng sẽ có từ 5 – 50 đài hoa cùng 50 – 1500 nhị hoa. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, có chiều dài khoảng 5 – 30cm. Thời gian xương rồng nở hoa thường là từ 1-2 ngày rồi tàn, có một số loài xương rồng có thể nở hoa từ 3-5 ngày mới tàn.
Cây xương rồng thường hiếm khi ra hoa nhưng mỗi bông hoa của cây đều mang màu sắc rực rỡ và mềm mại khắc hẳn với dáng vẻ thô ráp của thân cây
2. Ý nghĩa cây xương rồng
-
Ý nghĩa trong cuộc sống
Xương rồng là loài cây có sức sống mãnh liệt và vô cùng bền bỉ. Tuy chúng sống trong môi trường khắc nghiệt, khô cằn quanh năm thế nhưng cây xương rồng vẫn phát triển tươi tốt. Vì thế loài cây này được xem như là một biểu tượng vượt khó trong cuộc sống, thể hiện ý chí kiên cường và mạnh mẽ bất chấp mọi hoàn cảnh.
Ý nghĩa cây xương rồng trong cuộc sống
Bên cạnh đó, do đặc tính tích trữ nước trong thân nên mặc dù bên ngoài thân cây xương rồng thô ráp nhưng bên trong lại mọng nước và luôn căng tràn sức sống. Đây cũng là hình ảnh ẩn dụ, mang đến cho chúng ta bài học về việc dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào thì bạn cũng phải luôn kiên trì và nỗ lực hết mình. Hãy đối diện với khó khăn bằng gai nhọn và giữ cho mình một niềm tin, sức sống mãnh liệt ở bên trong.
-
Ý nghĩa trong tình yêu
Nếu như hình dáng của cây xương rồng tượng trưng cho ý chí kiên cường, bền bỉ vượt qua khó khăn thì hoa của cây xương rồng lại mang một ý nghĩa sâu sắc trong tình yêu. Theo quan niệm của người phương Đông, hoa xương rồng tượng trưng cho một tình yêu thầm kín, lặng lẽ, không dám thổ lộ, nhưng bền bỉ và kiên trì theo thời gian. Hoa xương rồng rất hiếm khi nở nhưng một khi đã nở thì máu sắc rực rỡ chẳng kém bất kỳ một loài hoa nào và đủ sức chinh phục bất kỳ ai.
Ý nghĩa cây xương rồng trong tình yêu
-
Ý nghĩa về phong thủy
Trong phong thủy, cây xương rồng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, được xem là điềm lành và giúp mang đến nguồn năng lượng tích cực cho gia đình. Theo các chuyên gia phong thủy, người mệnh Kim nên trồng cây xương rồng để hóa giải đen đủi và giúp cho mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, tài lộc tràn trề.
Ý nghĩa cây xương rồng trong phong thuỷ
Ngoài ra, người tuổi Thìn cũng nên trồng cây xương rồng để hóa giải các điềm xấu và tích tụ may mắn trong cuộc sống, sự nghiệp và tình duyên. Tuy nhiên do xương rồng là loại cây có nhiều gai nhọn nên dễ gây ra tổn thương cho gia chủ và các thành viên trong gia đình, vì thế bạn nên trồng xương rồng ở bên ngoài ban công, sân trước hoặc sân sau của nhà để đảm bảo an toàn.
Người mệnh Kim hoặc tuổi Thìn nên trồng cây xương rồng trong nhà để mang lại nhiều may mắn
3. Lợi ích của cây xương rồng
Cây xương rồng có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống chúng ta. Cùng điểm qua một vài lợi ích của chúng bên dưới đây nhé:
Lợi ích về sức khỏe
Lá cây xương rồng thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể và phòng ngừa tình trạng táo bón và hành ứ khí huyết. Không những thế, nhựa cây xương rồng có tác dụng chữa mụn cóc, xơ gan, nấm ngoài da, thấp khớp, đau răng,…
Thân cây xương rồng thường được ưu tiên dùng làm thuốc để điều trị bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hen suyễn, tiểu đường, cao huyết áp, hút, rối loạn tiêu hóa,…
Quả xương rồng cũng được dùng để điều trị bệnh ho gà, ho khan, viêm xoang,…
Lợi ích về làm đẹp
Trong làm đẹp, xương rồng cũng được mệnh danh là một trong những loài cây giúp cho da và tóc của chúng ta đẹp hơn, khoẻ hơn.
Làm đẹp da
Tinh chất cây xương rồng có chứa nhiều vitamin E và K giúp làm mờ vết thâm nám, xóa mụn và tái tạo tế bào da sáng mịn. Dưỡng chất Flavonoid và Betanin sẽ giúp bảo vệ da tránh khỏi những dấu hiệu tổn thương và chống lại các dấu hiệu lão hóa da.
Hàm lượng axit Linoleic cao có trong thân xương rồng còn góp phần làm mờ nếp nhăn, tăng cường phục hồi và tái tạo da, mang lại hiệu quả trẻ hóa làn da nhanh chóng.
Nuôi dưỡng tóc
Khi bôi dầu hạt xương rồng lên tóc, hàm lượng axit béo có trong dầu sẽ giúp làm giãn nở các nang lông và kích thích tóc mọc nhanh hơn. Đồng thời giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe từ sâu bên trong.
Lợi ích làm thực phẩm
Ngày nay cây xương rồng thường được dùng để chế biến nên nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Chẳng hạn như xương rồng luộc chấm mắm cái, xương rồng xào tỏi, xương rồng nấu tép đồng, gỏi xương rồng, canh xương rồng…
Ngoài ra phần thịt nằm sâu bên trong lớp gai của cây xương rồng được đánh giá là có hương vị nhẫn nhẫn, ngọt hậu và nhiều nước. Vì thế chúng còn có thể được dùng để làm chè hoặc nước ép để uống vừa giúp điều hòa khí huyết vừa hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Canh chua xương rồng thơm ngon và bổ dưỡng giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể
Làm cây trang trí
Mặc dù có bề ngoài gai góc và thô ráp thế nhưng cây xương rồng lại được rất nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng để trang trí cho tổ ấm của mình. Theo đó những cây nhỏ thường sẽ được dùng để trang trí cho bàn làm việc, hòn non bộ. Trong khi những cây lớn sẽ được ưu tiên dùng làm hàng rào hoặc trồng chung với các loại cây khác trong vườn.
Cây xương rồng được dùng trang trí cho không gian nhà thêm xanh mát
4. Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây xương rồng
Trồng xương rồng
Khi trồng cây xương rồng, bạn nên chọn loại đất ẩm, tơi xốp và thoát nước nhanh để giúp cho hạt xương rồng phát triển tốt và không bị ngập úng.
Khi gieo hạt vào chậu, chỉ nên phủ lên hạt một lớp đất mỏng, không quá dày để tránh hạt khó hoặc lâu nảy mầm. Nhớ dùng túi nilon để đậy miệng chậu lại nhằm giữ ẩm cho hạt và giúp cho hạt nhanh nảy mầm hơn nhé.
Chăm sóc xương rồng
Ánh sáng
Vì xương rồng là loài cây ưa sáng nên bạn cần đảm bảo đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên để giúp cây phát triển nhanh. Ban ngày bạn nên tháo lớp nilon đậy quanh chậu để cây quang hợp tốt hơn.
Khi xương rồng được 6 tháng đến 1 năm tuổi, bạn nên thay chậu cho cây, tránh để chậu quá nhỏ sẽ khiến cây bị kìm hãm sự phát triển
Nên mang cây ra phơi nắng khoảng 1 – 2 tiếng vào mỗi buổi sáng sớm nếu đó là cây mới trồng. Còn những cây đã trồng lâu năm bạn có thể phơi chúng với thời gian lâu hơn. Tuy nhiên tuyệt đối không nên để cây dưới ánh nắng gắt hơn 6 tiếng vì ánh sáng mặt trời có thể khiến cây bị bỏng.
Bón phân và tưới cây
Bạn có thể bón thêm phân cho cây được sinh trưởng tốt và đẹp hơn nhưng hạn chế tưới nước để tránh gây úng. Theo đó, mùa đông bạn chỉ nên tưới từ 2- 3 tuần / lần. Mùa hè có thể tưới nước nhiều hơn, từ 2 – 3 ngày/ lần.
Tưới nước cho xương rồng
5. Giá thành cây xương rồng cảnh
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua hạt giống của cây xương rồng tại bất kỳ cửa hàng nào với giá thành từ 15.000 – 50.000 đồng/gói. Còn với các loại cây xương rồng cảnh thì giá bán sẽ tùy thuộc vào kích cỡ của cây.
Thông thường sẽ dao động từ 10.000 – 100.000 đồng/cây đối với các loại xương rồng mini, kích thước bề ngang khoảng 4 – 5cm. Các loại Xương rồng cỡ trung, kích thước 15 – 20cm, sẽ có giá dao động khoảng 60.000 – 250.000 đồng/cây. Còn với những cây Xương rồng cây cỡ đại, kích thước từ 100cm trở lên, dùng để trang trí sân vườn, văn phòng sẽ có giá dao động từ 200.000 – 500.000 đồng/cây.
Giá thành cây xương rồng
Trên đây là tất tần tật những thông tin cần biết về cây xương rồng và những lưu ý trong cách trồng và chăm sóc cây. Sự xuất hiện của một “em” xương rồng xinh xắn trong ngôi nhà không chỉ giúp xua tan những căng thẳng, mệt mỏi mà còn mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy may mắn và tốt lành cho gia đình.
Đừng quên, Space T là nền tảng kết nối gia chủ và công ty nội thất uy tín hoàn toàn miễn phí. Chỉ sau một bước để lại thông tin và nhu cầu nội thất, bạn sẽ được kết nối ngay với 3 đơn vị nội thất và nhận ngay nhiều báo giá phù hợp với mọi yêu cầu về ngân sách, phong cách, loại công trình của bạn. Tìm hiểu về quy trình kết nối của Space T ngay!
Xem thêm:
Cây thạch nam: Ý nghĩa, đặc điểm và cách chăm sóc
Top 11 loại cây đuổi muỗi hiệu quả và an toàn nhất nên trồng
Cây thường xuân: Ý nghĩa phong thủy, đặc điểm và cách chăm