Cây xương cá cảnh là cây gì? Tác dụng cây xương cá trong thực tiễn
Cây xương cá là một loại cây có nhiều công dụng, từ trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang cho đến trang trí cảnh quan sân vườn và công viên. Hiện nhiều người đang quan tâm và thắc mắc về cây xương cá cảnh này. Để tìm hiểu rõ hơn về cây xương cá, hãy cùng khám phá thông tin từ trang web Choicacanh.net.
Thông qua bài viết trên Choicacanh.net, bạn có thể tìm hiểu về loại cây xương cá này, bao gồm nơi mọc tự nhiên, cách trồng và chăm sóc. Nếu bạn cũng đang quan tâm và muốn biết thêm thông tin, hãy tham gia khám phá bài viết để có cái nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về cây xương cá cảnh qua bìa viết dưới đây.
NỘI DUNG
Tìm hiểu về cây xương cá cảnh
Cây xương cá cảnh là cây gì?
Cây xương cá là cây thuộc họ thầu dầu, có nhiều tên gọi khác nhau như cây kim dao, cây xương khô, san hô xanh, nọc rắn, càng tôm,… Cây có tên khoa học là Euphorbia tirucallil.
Đặc điểm cây xương cá
Cây xương cá rất dễ nhận biết bởi hình dáng đặc biệt. Cụ thể:
Thân cây xương cá
- Thân cây gồm nhiều đốt tròn, đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía.
- Thân cây xương cá sống chủ yếu nhờ lớp biểu bì của vỏ khi cây bị gãy cành do tác động từ thiên nhiên hoặc khi con người cắt tỉa để làm cây xương cá bonsai.
- Phần gỗ của cây theo thời gian sẽ rộng ruột tạo thành các hốc sâu.
Lá cây xương cá
- Lá cây xương cá nhỏ và mảnh, nhưng rụng sớm nên chỉ còn cành và nhánh trơ trọi.
- Những cành cây nhỏ màu xanh mọc phát tán không đều và không theo phương hướng nhất định.
- Trong thân cây chứa một lượng lớn mủ màu trắng, nếu vô tình bị gẫy chất mủ trong cây sẽ theo đó mà tiết ra ngoài.
Cành cây xương cá cảnh
- Cành cây là nét đặc trưng của loại cây này bởi hình dáng trông giống sợi chổi.
- Đặc điểm này xuất hiện ở tất cả các loài cây xương cá như cây xương cá rừng, cây xương cá thân gỗ,…
- Cây cũng là dạng thực vật dễ biến đổi từ cây bụi thành cây lớn tùy thuộc vào môi trường sống.
Hoa và quả cây xương cá
- Xương cá có hoa nhưng hoa cây xương cá không dễ thấy vì được mang cụm ở đỉnh của các nhánh ngắn hoặc trong các góc các cành. Cuống hoa uốn cong một góc, nở vào khoảng tháng 9 – 12.
- Quả của cây xương cá chia làm 3 phần có đường kính 12mm, cuống ngắn, màu xanh lá cây, lông tơ hồng và dễ thấy. Các quả nang nứt ngay khi vẫn còn trên cây, thời gian ra quả là từ tháng 11 – 12.
- Cây xương cá có hạt hình bầu dục, nhẵn, mịn và có màu nâu đậm, với một dòng trắng quanh núm trắng nhỏ.
Tác dụng của cây xương cá
Trang trí vườn hoa công cộng, sân vườn nhà ở
Trong thực tiễn, cây xương cá có rất nhiều tác dụng. Đối với cuộc sống cây được dùng để trang trí sân vườn, nhà cửa vì có khả năng chống lại các loại côn trùng, cột chống mái nhà.
Làm thuốc chữa trị viêm mũi, viêm xoang
Đối với y học cây có thể chữa nhiều bệnh nhưng nổi bật là cây xương cá trị viêm mũi dị ứng và cây xương cá trị viêm xoang. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể chữa được dù tỷ lệ lên khoảng 90% người đã chữa khỏi.
Cách chữa viêm xoang từ cây xương cá
- Bạn chuẩn bị một ấm nước nhỏ một miếng giấy lớn, tờ lịch treo tường lớn hoặc nối 2,3 tờ giấy A4 rồi quấn xéo thành ống dài khoảng 50cm.
- Ống quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn một đầu nhỏ hơn đặt vừa vào mũi để hít.
- Trong trường hợp có ống tre thì sử dụng ống tre, tuyệt đối không sử dụng ống nhựa.
- Bỏ từ 10 đến 20 đốt cây xương cá đã được cắt nhỏ thành 1-2cm vào trong ấm và đun trên bếp sao cho nước trong bếp sôi lên.
- Cần cẩn thận để tránh mủ cây bắn vào mắt gây nguy hiểm. Khi thấy hơi nước từ ấm bay ra nhiều, cho nhỏ lửa.
- Tiến hành sử dụng ống giấy đã quấn đặt ở đầu lớn của ống vào vòi ấm, đầu nhỏ đặt ở mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 đến 20 phút.
- Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi để tận dụng chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Sau 3 tới 4 lần xông bạn sẽ thấy bệnh viêm xoang thuyên giảm.
Cây xương cá cảnh có độc không?
Chưa có một tài liệu nào ghi chép về việc cây xương cá có độc. Tuy nhiên điều mà mọi người cần phải lưu ý là thân cây chứa lượng lớn mủ màu trắng. Mủ này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi chạm phải.
Điển hình như làm mất thị lực tạm thời nếu tiếp xúc với mắt, dễ bị kích ứng nổi mụn khi tiếp xúc với da, người đang sử dụng thuốc ho sử dụng cây điều trị có nguy cơ gặp phải chứng khó thở dồn dập,…
Cây xương cá thường mọc ở đâu?
Cây giao hay xương cá dễ mọc, dễ sinh trưởng dù điều kiện thổ nhuỡng, khí hậu khắc nghiệt. Cây thường mọc hoang thành cụm lớn, bụi lớn nên hay được trồng làm hàng rào, tạo cảnh quan ở công viên, vườn hoa công cộng hay cây công trình.
Những cây nhỏ, mini hay cây xương cá rừng có thế cây đẹp được dùng làm cây cảnh với mức giá khá cao.
Số lượng lớn cây xương cá được người ta phát hiện ở phía Đông, phía Bắc nước Ethiopia nằm ở phía Đông châu Phi. Cây cũng được thấy ở hầu khắp các vùng Nam Phi – nơi có khí hậu nóng ẩm. Ấn Độ cũng được xem là quê hương thứ hai của loài cây này ngoài châu Phi.
Tại châu Á, cây sinh trưởng tốt với những nước khí hậu nhiệt đới như Philippines, Việt Nam, Indonesia…
Giá cây xương cá cảnh là bao nhiêu?
- Với cây xương cá cảnh giống, nhỏ giá dao động từ 150.000 – 250.000 1 cây.
- Với cây san hô xanh có thế cây đẹp, lâu năm mức giá từ 2.000.000 – 5.000.000 VND/ cây. Thậm chí có cây xương cá cảnh có giá tới hàng chục triệu đồng.
Cách trồng và chăm sóc cây xương cá
Cách trồng cây xương cá
Trồng cây xương cá không khó nhưng phải lưu ý tới đất trồng, giống. Đất trồng cây xương cá không nhất thiết phải có độ dinh dưỡng cao song độ ẩm và khả năng thoát nước phải tốt. Không trồng cây ở nơi đất nhiễm phèn, độ pH ở khoảng giữa 6 – 7 độ.
Cây được nhân giống bằng phương pháp giâm cành nên chọn những cành đang phát triển tốt, chắc khỏe. Khi trồng tránh để cành giống bị dập, nát như vậy cành sẽ không phát triển được.
Nên chờ cho cành cây khô hẳn mới tiến hành giâm, trong lúc đợi mủ khô có thể để cành giống trong bóng râm. Tiến hành giâm xuống đất ẩm khoảng 20cm, và tưới nước ngay cho cây sau khi trồng để cây thích nghi với môi trường mới và hồi phục vết cắt.
Cách chăm sóc cây xương cá
Cây có khả năng thích nghi với điều kiện không tốt nên không yêu cầu quá cao về phân bón. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất, có thể bón thêm phân chuồng hữu cơ cho cây 1 tháng/lần.
Nên tưới nước 1 lần/ngày cho cây, nên chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tưới, không tưới vào lúc trưa nắng sẽ bị nóng. Sau khi cây đã phát triển rễ, thân, cành thì nên giảm lượng nước tưới xuống, 3 ngày/lần.
Cắt bớt tỉa những cành bị khô, già định kỳ 4 tháng/lần. Ngoài ra cũng phải chú ý tới những cành sâu bệnh để hạn chế sự xâm nhập tới cây, đồng thời tạo tính thẩm mỹ và kiểm soát được chiều cao của cây.
Một số cây xương cá bonsai đẹp
Tham khảo một số mẫu cây xương cá bonsai đẹp và độc đáo:
Như vậy, Choicaycanh.net vừa cùng bạn tìm hiểu về cây xương cá cảnh và biết được cây xương cá trị bệnh gì. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm bổ ích về loài cây này.