Cây Xà Nu
Nhắc đến tác phẩm Rừng Xà Nu, Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết rằng đây là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhắc đến cây xà nu, ta lại nhớ ngay đến biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của dân làng Xô Man.
Tuy nhiên chúng ta thường chỉ nghe kể về cây xà nu trong các tài liệu, ít ai biết được rõ cây Xà nu là cây gì ? Chúng có đặc điểm ra sao ? Phát triển như thế nào ? Chúng ta cùng Cây Cảnh Store theo dõi bài viết sau nhé.
Tìm hiểu cây xà nu
Cây xà nu là cây gì
Thật ra Tên gọi làng Xô Man và cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu đều là những hình tượng do tác giả Nguyễn Trung Thành hư cấu ra, chứ không có trong thực tế. Theo nhiều thông tin cho biết làng Xô Man ngoài đời thực đó là làng của người Giẻ Triêng ( Giẻ Chiêng). Ngôi làng này có tên là Xốp Nghét của xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum hiện nay.
Còn cây xà nu còn được biết đến là cây thông 3 lá. Cây Thông có hai loại, thông 3 lá và thông 2 lá. Thông hai lá chính là loại thông lấy nhựa, nó có thể cho 6 kg nhựa/cây/năm. Từ nhựa ấy người ta làm ra colophan, còn gọi là tùng hương và dầu thông. Loại dầu này người ta hay dùng để quang nón cho bóng.
Đặc điểm cây xà nu
Đây Là cây gỗ lớn cao 30-40 m, thân thẳng tròn, có vỏ màu nâu xám, nứt dọc rãnh sâu, nhựa ít nhưng có mùi hắc. Lá cây thường có màu xanh ngọc,lá cứng,hình kim. Lá thường dài 20-25 cm thường đính 3 lá trên một đầu cành ngắn.
Đầu cành ngắn có đính lá có độ dài khoảng 1,5 cm, đính cách vòng xoắn ốc trên cành lớn. Tán cây hình trứng rộng. .
Nón có hình trứng ,Nón đơn tính cùng gốc, nón cái thường chín trong 2 năm, khi chín hóa gỗ. Mỗi nón thường có kích thước: cao 5-9 cm, rộng 4-5 cm. Cuống lá thường cong, có chiều dài 1,5 cm.
Lá bắc thường không phát triển, Lá noãn phát triển thành vảy. Mỗi vảy có chứa 2 hạt, hạt thông có cánh. Mặt vảy dạng hình thoi, có gờ ngang nổi rõ, có rốn vảy hơi lồi ra.
Xà nu là cây gì – Tìm hiểu về xà nu
Nhựa cây rất ít, thông ba lá chủ yếu để lấy gỗ vì gỗ nó nhẹ. Ngày xưa nó phổ biến là được dùng làm vỏ thùng đạn. Đa phần người dân tộc ở các vùng núi Tây Nguyên chỉ khai thác nhựa cây để thắp sáng. Họ tước lấy những mảnh nhựa, đốt thay đèn. Và điều ấy lý giải tại sao da người Giẻ Triêng luôn ám khói.
Những người đến đây về còn miêu tả khi chúng ta chỉ ngủ một đêm ở làng. Sáng hôm sau dậy sẽ thấy lỗ mũi, vành tai, các nếp nhăn, các góc khuất… đều bám đầy muội nhựa thông. Họ còn cho biết, ở đây, các dân tộc thiểu số không sử dụng gỗ cây xà nu để làm nhà hoặc làm củi. Không những vậy ở đây người ta gọi cây thông ba lá này là xà nu, mà nó lại là loong rúh kia”. Nhiều người mới đến nghe có vẻ lạ và không hiểu đó là cây gì. Như vậy có thể nhận định ngay cả tên gọi xà nu cũng là của nhà văn khai sinh cho nó…
Nơi phân bố chủ yếu của cây xà nu
Cây thông ba lá là loại cây Ưa đất tốt, khí hậu mát có nhiều sương mù. Cây thường phân bố ở độ cao trên 900 m. Trên thế giới có thể thấy thông ba lá phân bổ ở Ấn Độ (Assam). Nam Trung Quốc (Vân Nam, cực đông nam Tây Tạng, nam Tứ Xuyên). Các nước trong khu vực đông Nam Á..
Cây thông ba lá cũng là loài cây trồng quan trọng tại một số nơi khác trên thế giới. Như tại miền nam châu Phi và Nam Mỹ. Ở Việt Nam, 90% diện tích thông ba lá được phân bố ở cao nguyên Langbian. Chúng mọc ở độ cao từ 1.000 đến 1.800m. Tuy nhiên, loài thông này cũng mọc được ở độ cao thấp hơn từ 800 đến 1.000m trên cao nguyên Di Linh.
Loại thông 3 lá này được cho là loài thông có diện tích lớn nhất tại nước ta hiện nay. Thông 3 lá được phát hiện chủ yếu ở các tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Gia Lai…
Cách trồng và chăm sóc thông ba lá
Chọn hạt Giống
Cây giống mẹ lấy giống được tuyển chọn từ rừng giống hoặc vườn giống có xuất xứ Lâm Đồng. Cây giống mẹ phát triển từ hạt thì có thể lấy hạt giống từ 20 tuổi trở lên. Cây giống mẹ phát triển từ cây ghép thì có thể lấy hạt giống sau 7 năm tuổi. Để cây có thể phát triển tốt cần chọn giống ở nơi uy tín rõ ràng, có giấy kiểm định chất lượng hạt giống xà nu .
Theo người dân ở vùng núi Tây nguyên chia sẻ, từ tháng 11 đến tháng 2 của năm sau là thời gian thu hoạch quả. Lúc này vỏ quả đã chuyển từ màu xanh sang vàng mơ hay cánh gián. Bạn nên dùng cù lèo và trèo lên cây để móc quả chín, tuyệt đối không được bẻ và chặt cành.
Quả thu về được ủ đống 2-3 ngày cho quả chín đều sau đó phơi trên sàn. Để dưới nắng nhẹ 3-5 nắng để tách lấy hết hạt. Sau đó hong khô hạt nơi râm mát 2-3 ngày và sàng lọc bỏ ra hết bụi và tạp vật. Hạt giống phải được đảm bảo các thông số theo tiêu chuẩn. Đạt tỷ lệ 14-17g/1000 hạt (hoặc 60000-70000 hạt/kg).
Hạt giống cây xà nu
Hạt sau khi thu hái về và chế biến xong, tốt nhất nên đem gieo ngay. Trước tiên ngâm hạt vào dung dịch thuốc tím 0,1% (1g thuốc /lít nước) trong 15 phút, vớt ra để ráo nước. Tiếp theo ngâm hạt vào nước ấm (40-50oC) trong 24 giờ, rồi vớt bỏ các hạt nổi và rửa lại nước sạch.
Phơi hạt cho ráo nước bằng cách rải mỏng hạt trên nia và phơi dưới nắng nhẹ. Hạt sau khi đã ráo nước nên cho vào túi vải ( mỗi túi nên để 3kg) để nơi thoáng mát. Hàng ngày rửa chua 1 lần bằng nước ấm 30oC, phơi hạt khô lại ủ tiếp.
Ở những nơi nhiệt độ thấp, có thể dùng đèn điện để ủ giúp hạt sẽ nứt nanh và nhú mầm sau 5-7 ngày. Đem gieo vào bầu hoặc gieo trên luống. Nếu cần bảo quản phải cất hạt trong chai, lọ hoặc thùng gỗ có chất hút ẩm và để nơi khô ráo thoáng mát. Độ ẩm để bảo quản hạt từ 7-8%. Tối đa là 2 năm.
Gieo hạt vào bầu (tum)
Trước khi gieo 1 buổi nên tưới cho bầu ẩm, chọc 1 lỗ sâu 0.6 – 0.8cm. Rồi cho 1-2 hạt đã nứt nanh vào lỗ và lấp kín hạt. tưới lại bằng vòi phun sương. Dùng rơm rạ hoặc lá thông đã khử trùng bằng thuốc tím 0,1% che phủ mặt bầu và dỡ bỏ khi hạt bắt đầu nhú khỏi mặt đất.
Gieo hạt trên luống
Đất chuẩn bị lên luống là lớp đất thịt tơi xốp đã qua sàng lỗ 1 cm và trên mặt luống nên phủ một lớp cát nhỏ dày 5-8cm. Luống gieo rộng 1m, dài 5-10m, cao 10-15cm, nên để rãnh rộng 50-60cm. Khi hạt nứt nanh trên 50% có thể gieo hạt trên luống bằng rãi đều hạt trên luống ( cư 1kg gieo trên 3m2).
Cũng tương tự như giao hạt vào bầu, chúng ta tưới và phủ đất trên hạt giống. Sau khoảng thời gian 5-7 ngày khi cây mầm cao khoảng 5-6cm thì đem cấy vào bầu.
Cấy cây mầm
Trước khi cấy, chúng ta nên tưới nước cho bầu đủ độ ẩm, nên thực hiện trước 1 buổi. Dùng que tre kích thước 5mm chọc giữa bầu một lỗ nhỏ sâu hơn rễ cây mầm. sau đó đặt cây mầm sao cho cổ rễ dưới mặt bầu khoảng 3mm, dùng que ép chặt đất vào rễ cây mầm.
Nên tưới để cây mầm đủ ẩm và giúp cây giữ ẩm thường xuyên. Ở nơi có khí hậu nóng có thể làm giàn che cao khoảng 2m có độ tàn che 0,5-0,7m trong 1 tháng sau khi cấy hạt. sau 15-20 ngày kiểm kê cây mầm và cấy dặm bằng cây mầm dự trữ ( nên dự trữ 10% cây mầm để cấy dặm)
Chăm sóc cây con
Mỗi ngày nên tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. 2 tháng đầu nên tưới 2 lần/ngày, tháng thứ 3 và 4 tưới 1 lần /ngày. Từ tháng thứ 5 đến khi xuất vườn tưới 2 ngày 1 lần. Không tưới quá nhiều gây úng. Mỗi tuần chỉ nên tưới phân cho cây 1 lần. Đều đặn cho đến khi thấy cây phát triển. Ngay sau khi tưới phân phải tưới kỹ bằng nước lã để rửa lá.
Phòng bệnh trên cây xà nu
Để phòng trị bệnh trên cây xà nu, chúng ta nên phun thuốc Basurin. Loại thuốc này dùng để tiêu diệt các loại kiến, dế phá hoại.
Phun Benlat 0,2-0,5%o với liều 0,3 lít/m2, phun 2 tuần / lần trong tháng đầu để phòng bệnh lở cổ rễ.
Phun Boocđô 0,5-1% với liều 1 lít/4-6m2, phun 2 tuần /lần để phòng trừ bệnh rơm lá.
Trị sâu bệnh cây xà nu
Thường xuyên kiểm tra khi phát hiện có các loại động vật như chuột, chim phá hoại. Bà con có thể đặt bẫy xua đuổi, bảo vệ cây phát triển tốt.
Khi cây có triệu chứng lở cổ rễ, bà con nên ngừng việc tưới nước cho cây. Sau đó tiến hành phun thuốc Benlat 3 ngày / lần.
Khi cây bị rơm lá phải ngưng tưới nước và dùng Booc đô nồng độ 1%, với liều1 lít / 4-6m2, phun mỗi tuần/ 1 lần đến khi hết bệnh.
Khi phát hiện thông bị bệnh vàng còi không phát triển tốt cần xăm bầu để tạo điều kiện thông thoáng cho bầu và thấm nước tốt. Nên bổ sung thêm một ít loại mùn cho cây. Rắc đều đất mùn lên mặt bầu sau đó tưới nước giữ ẩm cho cây phát triển.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng
Cây ươm được 6-8 tháng tuổi, cao khoảng 15-20cm, có đường kính cổ rễ trên 3mm. Cây sinh trưởng bình thường, cây cứng khỏe, lá chuyển từ màu xanh lục sang màu xanh chuối non. Không bị nấm bệnh, không bị cụt ngọn, không bị vỡ bầu là đủ tiêu chuẩn.
Trồng và chăm sóc rừng
Tổng Phát thực bì toàn diện,đốn chặt hết toàn bộ cây bụi, dây leo. Cắt nhánh, băm thành đoạn ngắn vào tháng 1 và tháng 4. Đốt và dọn thực bì trước vào trước mùa mưa, trước khi trồng rừng từ 1-2 tháng. Không xử lý thực bì và trồng rừng ven khe suối trong phạm vi ít nhất là 10m, kể từ lòng khe suối.
Trước tiên đào các hố kích thước 30x30x30cm. Để riêng lớp đất mặt và lớp đất dưới ở 2 bên miệng hố, xong trước khi trồng 1 tháng. Sau đó hất lớp đất mặt vào hố và trộn đều với 50g NPK ( theo tỷ lệ 5:10:3). Hoặc 100g lân rồi lấp hố cao hơn mặt đất tự nhiên 2-3cm, xong trước khi trồng ít nhất 7-15 ngày.
Nên trồng cây vào thời điểm nắng nhẹ, râm mát hoặc có thể mưa nhỏ sẽ tốt hơn. Dùng cuốc khơi hố rộng và sâu hơn bầu 1-2cm ở giữa hố. Rạch nhẹ bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm vỡ bầu. Dùng đất tơi ở bên ngoài lấp đầy hố, ép chặt đất xung quanh bầu. Vun thêm cho đất cao hơn mặt đất bình thường 2-3cm. Chú ý cây đã rải ra hố phải trồng hết trong ngày.
Sau khi trồng được 20-30 ngày kiểm tra tỷ lệ sống, nếu đạt dưới 85% phải trồng dặm cây con theo quy định. Nếu đến vụ trồng năm sau tỷ lệ sống chưa đạt 85% thì phải tiếp tục trồng giặm bằng cây con của năm trước.
Chăm sóc rừng xà nu trồng 5 năm liền
Năm đầu tiên chăm sóc 1 lần vào mùa khô, gồm phát thực bì toàn diện và dọn cỏ xung quanh gốc. Từ Năm thứ 2 và 3 chăm sóc mỗi năm 2 lần. Lần 1 gồm phát thực bì toàn diện, dọn cỏ theo hàng 1m. Vun xới quanh gốc cây bán kính 60cm vào đầu mùa mưa. Lần 2 làm như lần 1, rồi gom đốt sạch giữa 2 hàng cây vào đầu mùa khô.
Năm thứ 4 chăm sóc 2 lần, lần đầu tiên bà con phát thực bì toàn diện. Lần này thường thực hiện vào đầu mùa mưa. Lần 2 phát thực bì toàn diện, và dọn sạch cỏ. Năm thứ 5 tiến hành phát thực bì toàn diện 1 lần, thường được diễn ra vào đầu mùa khô.
Bài viết về cây xà nu hay còn gọi cây thông ba lá trên đây hy vọng giúp bạn có nhiều thông tin về xà nu. Một loại cây gắn liền với hình ảnh mạnh mẽ trường tồn.