Cây Tùng La Hán

Chi tiết cây tùng la hán

Tùng La Hán là một trong số những cây bonsai nổi tiếng nhất về vẻ đẹp cũng như sự sang trọng đẳng cấp của những người mê cây cảnh. Với đặc điểm khỏe, đẹp dễ trồng dễ chăm sóc nên tùng la hán được rất nhiều người yêu thích và say mê. Thay vì chỉ được trồng trong các gia đình quyền quý như quan lại, cung đình và quý tộc như thời xưa, hiện nay cây đã được trồng phổ biến với giá cả vừa phải.

Mô tả về cây tùng la hán

Podocarpus macrophyllus là tên khoa học của cây tùng la hán. Một số tên gọi khác của tùng la hán là la hán tùng hay tùng vạn niên được sử dụng phổ biến ở một số nơi. Quả của cây có hình dáng tựa như những vị la hán trong chùa nên cái tên tùng la hán mới ra đời.

Cây tùng la hán là một loài thuộc họ thông tre, nguồn gốc xuất xứ từ các nước Nhật Bản và Trung Quốc. Về sau cây được mang đi trồng tại nhiều nơi như Nam Á và Ấn Độ. Ở Việt Nam trước kia tùng la hán thường được trồng tại các gia đình giàu có, quyền quý và giá tùng la hán rất đắt. Hiện nay nhờ công nghệ nhân giống mà giá bán cây tùng la hán rẻ hơn nhiều và phổ biến với đại chúng hơn.

Cây Tùng La Hán

Cây có tuổi thọ khá cao và là một loại cây thích nghi môi trường tốt. Tùng la hán dễ sinh trưởng và phát triển nên hiện nay được trồng nhiều tại các đền chùa và công viên.

Hiện nay có hai loại tùng la hán chính là tùng la hán lá dài và tùng la hán lá ngắn. Cây thuộc loại thực vật thân gỗ nhỏ, thân cây xù xì với cành lá xanh tốt quanh năm. Những cây tùng la hán sống trong tự nhiên có chiều cao từ 10-15m, còn những cây trồng trong chậu chỉ cao khoảng 2-4m.

Thân cây tùng la hán rắn chắc, bền bỉ với lớp vỏ xù xì nhìn rất khỏe khoắn. Các tán lá dày, cành lá xếp thành nhiều tầng nhìn rất đẹp. Dáng cây đẹp, sau khi uốn giữ thế tốt và có tuổi thọ lâu dài. Vì vậy đây là một loại cây được nhiều người ưa chuộng chọn làm cây bonsai.

Lá cây có dạng hình kim, xanh tốt quanh năm và dài từ 5-7cm tùy theo độ tuổi và hoàn cảnh sinh trưởng của cây. Các lá mọc khá thưa, lúc non có màu xanh nhạt và sẫm dần theo thời gian. Cây tùng la hán thay lá chậm khoảng 5 năm một lần nên ít khi thấy lá già.

Tùng la hán có hoa không?

Hoa tùng la hán xòe nón và nở vào khoảng tháng 5 hàng năm. Đây là loại cây mọc hoa đơn tính có cả hoa đực và hoa cái. Trong đó hoa cái có đài hoa to, phía dưới có 4 vảy dạng tuyến trông khá đặc biệt. Hoa tùng la hán có dạng hình cọc, màu trắng đục và có sợi.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Mầm đá - Món ăn đặc sản ở vùng đất Sapa

Quả của cây màu đỏ, nhìn có phần giống tượng la hán rất đặc biệt. Đây là loại quả ăn được và có vị chua, thơm ngọt nhiều dinh dưỡng.

Ý nghĩa cây tùng la hán trong phong thủy

Cũng như những loại cây thuộc họ tùng khác, cây tùng la hán mang trong mình ý nghĩa tốt đẹp của cây tùng. Đứng đầu trong bộ tứ Tùng – Trúc – Cúc – Mai, cây tùng là một loại cây đại diện cho những biểu tượng và ý nghĩa tốt đẹp.

Người xưa thường ví quân tử như tùng chính vì những phẩm chất của cây cao cả giống như những bậc chính nhân quân tử. Hiếm có một loại cây nào có thế đẹp và hiên ngang như cây tùng. Cây tùng la hán dáng trực, thế tùng thẳng, cứng cỏi tạo nên khí thế và vẻ cao sang. Dù trong mưa giông bão tố, cây tùng vẫn thẳng đứng không hề xiêu vẹo.

Khắp bốn mùa cây tùng vẫn xanh tốt và khỏe mạnh. Bất kể mùa hè nắng nóng hay mùa đông giá lạnh, lá tùng vẫn tươi xanh và tràn đầy sức sống. Đây là một loại cây có sinh lực cao đến lạ kỳ. Cây tùng như một tấm gương về ý chí kiên cường đấu tranh chống lại hoàn cảnh khắc nghiệt mà vẫn giữ được sức sống luôn căng tràn.

Cây tùng có cành lá đẹp, xanh tốt quanh năm nên trồng nó trong nhà giúp đem tài lộc, may mắn đến cho gia đình. Thế tùng đẹp, hiên ngang nên có thể gia tăng khí thế và sự vững chắc cho gia chủ. Bên cạnh đó nó cũng được xem như một loại cây trừ tà và xua đuổi những thứ xấu xa.

Là một loại cây lâu năm và ít khi thay lá, cây tùng còn có ý nghĩa tốt về mặt sức khỏe. Nhiều người tin rằng nguồn sinh lực của cây có thể hỗ trợ cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người cao tuổi. Tặng cây tùng cho người già được xem như lời chúc trường thọ và sức khỏe.

Một điểm nổi bật của cây là quả tùng la hán có hình dạng giống như những bức tượng la hán trong chùa. Vì vậy tùng la hán trong phong thủy có ý nghĩa tâm linh rất được xem trọng. Trồng cây tùng la hán trong nhà, người ta tin rằng có thể giúp ngôi nhà trở nên thanh tịnh hơn và có tác dụng trừ tà tốt.

Cách uốn tùng la hán

cay-tung-la-han-dai-dien-1

Tùng la hán là cây bonsai đẹp được nhiều người yêu thích. Cây có dáng đẹp và có thể uốn thành các thế cây phong thủy khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách uốn cây đúng và hợp thẩm mỹ. Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn biết cách uốn cây tùng la hán một cách chuẩn xác và đẹp nhất.

Cắt tỉa cây

Bước đầu tiên trong quá trình uốn cây là làm gọn cây tùng la hán. Sử dụng các dụng cụ cắt tỉa chuyên dụng để loại bỏ các lá, chồi và cành thừa. Những lá già, lá dị dạng và những cành tùng hướng xuống đất đều cần phải cắt bỏ để không ảnh hưởng tính thẩm mỹ của cây.

Lưu ý vặt bớt đa số lá để không bị vướng víu và gây khó khăn trong quá trình uốn cây. Tuy nhiên cũng không được cắt trụi hoàn toàn khiến cây không đủ lá quang hợp. Trong quá trình cắt tỉa chú ý cẩn thận không tổn thương đến thân cây làm cây yếu đi và gây khó khăn cho quá trình chăm sóc.

Bấm ngọn cho cây

Cây tùng la hán nếu đang phát triển tốt sẽ ra nhiều đọt non. Tuy nhiên không phải ngọn nào cũng mọc đẹp và hợp với thẩm mỹ của con người. Vì vậy hãy tiến hành bấm tỉa những ngọn cây mọc lệnh, sai và giữ lại những ngọn mọc đúng.

Một điểm cần chú ý là nếu thấy cây không có đọt non nghĩa là cây không phát triển tốt. Lúc này không nên tiến hành uốn cây mà cần chờ đến khi cây đủ khỏe mạnh và ra đọt non. Thời điểm này cây đã đủ khỏe mạnh và có thể phục hồi tốt trong quá trình uốn.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Họ Đậu

Uốn cây

Khi cây đã gọn gàng và loại bỏ được cành xấu thì có thể bắt đầu uốn cây. Sử dụng dây thép dày khoảng 1,5mm để buộc và cố định cây. Lưu ý không được buộc quá chặt sẽ siết sâu vào vỏ làm tổn thương cây. Đồng thời không nên buộc quá lỏng sẽ làm hỏng thế cây và khiến cây uốn phát triển không như ý.

Trong quá trình uốn và buộc cố định cây phải tiến hành theo tuần tự. Buộc và uốn các cành lá nhỏ đầu tiên rồi mới đến các cành to. Cuối cùng mới tiến hành tạo dáng và cố định thân cây tùng la hán. Khi uốn phải quan sát tình trạng của cây để dùng lực phù hợp tránh làm gãy và tổn thương cây.

Cây tùng la hán dang đẹp sẽ có các cành lá hướng lên trên trời. Các lá tùng ngửa, giãn cách đều quanh thân cây để tiếp xúc mặt trời tốt nhất. Sau khi uốn cây xong bạn chỉ cần chăm sóc cây bình thường đến khi cây định hình dáng mới là được. Chú ý tiến hành nới dây cho cây trong quá trình sinh trưởng để không ảnh hưởng tới kích thước và sự phát triển của tùng la hán.

Một số dáng uốn đẹp cho cây tùng cảnh la hán

Tùng la hán dáng trực

Với dáng uốn này, cây sẽ mọc thẳng đứng, thon dần đều từ phía gốc lên tới ngọn. Đây là loại dáng cây hay gặp và xuất hiện nhiều trong các gia đình quyền quý.

Dáng thác đổ

Dáng thác đổ tạo hình giống như một dòng thác đổ từ phía trên xuống. Kiểu uốn cây này đem lại sức sống và sinh lực dồi dào đến cho người trồng.

Dáng huyền

Cây bonsai dáng huyền có gốc ở trong chậu đất nhưng thân cây lại trườn đổ nghiêng xuống đáy chậu. Cây có sáng này mang ý nghĩa về sự kiên trì và bất khuất trước hoàn cảnh khó khăn.

Dáng bay

Với dáng bay, thân cây thẳng và sẽ có độ nghiêng nhất định. Cây được uốn sẽ mang cả vẻ đẹp mềm mại và cứng rắn hòa hợp với nhau.

Tùng la hán dáng văn nhân

Cây được uốn dáng văn nhân sẽ có thân cây uốn lượn một cách khắc khổ. Nó tạo cảm giác nổi bật và cực kỳ thu hút người nhìn.

Cách trồng tùng la hán

Cây tùng la hán có thể được trồng theo 3 cách: Gieo hạt, chiết cành và tách bụi. Trong thực tế phương pháp chiết cành được sử dụng nhiều nhất vì đơn giản và có thể tiến hành bất cứ lúc nào. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây bằng phương pháp chiết cành.

Bước 1: Chọn cành tùng

Chọn cành tùng la hán tươi tốt, khỏe mạnh và đã sinh trưởng đầy đủ. Chú ý kiểm tra đảm bảo cành chiết không bị sâu bệnh hay dị dạng. Cành tùng la hán được chọn cần có đủ lá và mắt chồi giúp tiết kiệm thời gian trồng và tăng khả năng sống cho cây con.

Bước 2: Khoanh vỏ

Khoanh bỏ một phần vỏ của cành tùng chiết. Lưu ý tiến hành một cách cẩn thận không làm xước hỏng các mạch dẫn nước và dinh dưỡng của cành. Tốt nhất hãy sử dụng các thiết bị chuyên dụng để quá trình thực hiện dễ dàng và an toàn hơn.

Bước 3: Làm bầu đất

Trộn lẫn đất bùn với mùn cưa. trấu,… Thành hỗn hợp bầu đất. Bọc phần đất đã trộn bằng túi nilon đã đục lỗ thoát nước vào phần cành đã được khoanh vỏ. Phần đất trong bầu phải có độ ẩm vừa phải, không quá khô cũng không quá ướt để cành chiết không bị thối.

Xem Thêm Bài Viết  6 loài hoa đặc trưng của Sapa phải khám phá khi tới đây

Bước 4: Tách cây con

Sau một thời gian, phần cành đã được khoanh vỏ sẽ ra nhiều rễ con. Nếu quan sát thấy cành vẫn tươi và phát triển tốt thì đã thành công. Bạn có thể cưa hoặc đem cắt cả phần bầu rễ để đem trồng xuống đất hoặc chậu thành cây con.

Cách chăm sóc cây tùng la hán

Tùng la hán là loại cây khỏe mạnh và thích nghi tốt với các điều kiện môi trường khác nhau. Thông thường cây không cần quá nhiều sự chú ý và chăm sóc cẩn thận của người trồng. Tuy nhiên để đảm bảo cây phát triển ổn định và xanh tốt, bạn nên chăm sóc cây theo những điểm chú ý sau đây.

Môi trường đất để cây phát triển tốt

Dù là loại cây nào thì đất trồng cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển. Nên lựa chọn các loại đất vườn hoặc đất thịt giàu dinh dưỡng có độ PH trung bình để trồng cây. Bạn có thể trộn hỗn hợp đất vườn với các loại mùn cưa, vỏ trấu hoặc xơ dừa sẽ đảm bảo về tỷ lệ dinh dưỡng đất trồng. Để phòng tránh đất bạc màu, chú ý quan sát tình trạng đất và bón phân NPK định kỳ hàng năm cho gốc cây.

Ngoài ra thoáng và tơi xốp cũng là yếu tố hàng đầu khi nói về chất lượng đất trồng cây tùng la hán. Khi bị ngập úng cây sẽ bị thối rễ nên đất trồng cây cần được xới thường xuyên để đảm bảo khả năng thoát nước.

Cách tưới nước cho cây

Như các loại cây lá kim khác, cây tùng la hán không ưa nước. Vì thế bạn chỉ cần tưới nước mỗi tuần một lần là đủ đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển. Tốt nhất hãy dùng bình phun sương loại nhỏ để tưới cho cây tùng la hán cảnh để vừa làm sạch lá vừa khống chế tốt lượng nước tưới.

Đối với những cây có kích thước to trồng tại vườn hoặc sân nhà, người trồng có thể dùng vòi phun nước để tưới gốc cây. Mỗi lần tưới hãy chia nhỏ lượng nước chứ không tưới ồ ạt để đảm bảo độ ẩm vừa phải cho đất trồng.

Ánh sáng cần thiết để cây phát triển ổn định

Ở cả môi trường bóng râm hay ngoài trời cây đều có thể phát triển ổn định. Tuy nhiên nên tránh để cây sống dưới những môi trường cực đoan như vị trí có nắng gắt liên tục hoặc các vị trí quá tối. Nếu để cây trong nhà kín hay phòng điều hòa lâu, hãy mang cây ra ngoài sáng vài tiếng mỗi ngày.

Những vị trí đặt cây trong nhà tốt là những nơi gần cửa sổ, tiểu cảnh ban công có đủ ánh sáng và dễ dàng điều chỉnh bằng cách đóng mở cửa. Nếu chọn trồng cây ngoài trời thì không cần quá lo lắng với những cây tùng la hán to bởi chúng chịu nắng tốt.

Tùng la hán chủ yếu được trồng làm cây bonsai hoặc cây cảnh phong thủy trong nhà. Với vẻ ngoài đẹp, dáng cây và màu sắc của thân và lá đều tạo cảm giác sang quý, đây là loại cây làm siêu lòng bao người yêu cây cảnh. Đây cũng là một loại cây phong thủy tốt, cây cảnh tùng la hán được nhiều người trồng với mục đích gia tăng tài lộc và xua đuổi tà ma.

Người ta có thể chọn cây tùng la hán bonsai để trồng trong vườn hoặc hòn non bộ hoặc làm trang trí cho các dự án công cộng, đền, chùa,…Ngoài ra, với các loại cây tùng la hán mini thường được trưng bày tại các vị trí như phòng khách, phòng làm việc, sảnh chờ,…

Hình ảnh một số mẫu cây tùng la hán

Rate this post