Cây Trồng Vỉa Hè Trước Nhà
Cây trồng trước nhà có kích thước lớn đường kính từ 15cm trở nên, cây có tán đẹp và cây có tác dụng phong thủy. Cùng chaucayxuatkhau tìm hiểu để có thể lựa chọn tương ứng với những yêu cầu trên thì nên trồng cây gì ở vỉa hè trước nhà mới tốt?
NỘI DUNG
- 1 Vì sao nên trồng cây ở vỉa hè
- 2 Nên trồng cây gì ở vỉa hè trước nhà? – Cây bàng
- 3 Cây phượng vĩ
- 4 Cây sấu – Cây trồng đường phố
- 5 Cây xà cừ
- 6 Cây bằng lăng
- 7 Cây lim sét – Cây xanh đô thị
- 8 Cây giáng hương
- 9 Cây lộc vừng – Cây xanh đường phố phổ biến
- 10 Cây hoa chuông vàng
- 11 Cây dầu rái
- 12 Cây long não
- 13 Cây sang
- 14 Cây Muồng Hoàng Yến – Cây bóng mát đường phố
- 15 Cây sao đen
- 16 Cây cọ tàu
- 17 Cây xoài
- 18 Cây viết
- 19 Cây vàng anh
Vì sao nên trồng cây ở vỉa hè
Cây trồng vỉa hè tạo cảnh quan xanh
Cây trồng vỉa hè giúp tạo không gian cây xanh cho đường phố, hè phố, các tuyến phố đi bộ. Ai ai cũng biết cây xanh sẽ giúp cung cấp Oxi và hấp thụ CO2 từ không khí làm cho không khí trở nên trong lành hơn.
Cây trồng vỉa hè có tác dụng điều hòa không khí
Cây trồng vỉa hè giúp điều hòa không khí, mỗi ngôi nhà trồng một cây xanh lớn, trên những tuyến phố là những hàng cây cổ thụ sẽ góp phần rất nhiều trong việc điều hòa không khí/. Ngày nay khi thời tiết càng trở nên khắc nhiệt mỗi ngày thì càng thấy rõ vai trò cây xanh.
Những đợt nắng nóng từng ngày xác lập kỉ lục về những mốc nhiệt độ mới. Trên những tuyến đường có những khi lên tới 50-60 độ C nếu như không có sự che chắn của cây xanh thì mỗi khi di chuyển trên đường sẽ là một cơn ác mộng. Có nhiều thí nghiệm nhanh đã chứng minh với cây xanh vỉa hè có thể làm giảm cả chục độ C cho các mặt đường.
Cây trồng vỉa hè chắn bụi
Không khí ô nhiễm từ khí thải xe cộ, từ bụi mà các xe mang tới, những hạt bụi nhỏ được hòa vào không khí gửi theo gió bay đi khắp nơi. Những lúc đó thì cây trồng vỉa hè là một hiệp sĩ vô hình ngăn bụi bẩn, khói bay vào những ngôi nhà mà nơi đó con người đang loay hoay tìm sự tươi mới, trong lành.
Nên trồng cây gì ở vỉa hè trước nhà? – Cây bàng
Cây bàng là một trong các loại cây xanh đô thị mà bạn thường bắt gặp nhất mỗi khi đi ngang qua các tuyến phố. Loại cây này có thân gỗ cao, tán lá rộng nên được trồng với mục đích lấy bóng mát.
Ngoài các tuyến phố, cây còn được trồng trong khuôn viên cây xanh công viên, bệnh viện hay trường học.
Cây phượng vĩ
Cây phượng vĩ là một trong các loại cây thường trồng trong trường học, gắn với tuổi học trò. Vì vậy, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây trong sân trường. Bên cạnh đó, cây cũng được trồng nhiều ở các tuyến phố như cây bàng để tạo bóng mát.
Theo đó, cây thường cao từ 10 – 20m, gồm nhiều cành và nhánh giúp tán lá được mở rộng và dày. Nhờ vậy, cây có thể “vươn mình” để làm mát cho mọi người trong những ngày hè nắng như đổ lửa.
Cây sấu – Cây trồng đường phố
Sấu là một loại cây có sức sống dẻo dai với cấu tạo thân thẳng, tán lá rộng và thường xanh quanh năm. Loại cây bóng mát đường phố này cũng rất dễ chăm sóc và ít bị tấn công bởi các loại sâu bệnh. Thêm vào đó, cây có bộ rễ cọc ăn sâu vào lòng đất, cành cây dẻo dai nên không dễ bị “khuất phục” trước những trận giông bão.
Nhờ những lý do trên mà cây sấu công trình luôn luôn góp mặt trong danh sách các loại cây xanh đô thị được trồng nhiều nhất hiện nay.
Cây xà cừ
Nên trồng cây gì ở vỉa hè trước nhà? Cái tên tiếp theo không thể vắng mặt trong danh sách các loại cây xanh đường phố đó chính là cây xà cừ. Đây là loại cây thân gỗ sở hữu đường kính thân rất lớn, tán lá rộng và xanh mướt quanh nắm. Chính vì vậy, cây xà cừ rất thích hợp với việc trồng cây lấy bóng mát đô thị.
Hiện nay, cây thường được trồng trên dải phân cách hoặc 2 bên đường chạy dọc các tuyến phố, công viên và trường học.
Cây bằng lăng
Bằng lăng là cây trồng đường phố thường cao chừng 10 – 15m, phân thành nhiều cành và nhánh. Cây có tán lá cao, rất rộng và dày, vì vậy được trồng rất nhiều để lấy bóng mát.
Cây lim sét – Cây xanh đô thị
Loại cây tiếp theo mà Vườn Ươm Số 1 muốn chia sẻ với bạn chính là cây lim sét. Cây còn được biết đến với tên khác là cây lim xẹt. Đây cũng là một trong các loại cây xanh đô thị để che mát và tạo cảnh quan ở đường phố, trường học, công viên, bệnh viện,…
Trước đây, cây lim sét chỉ phân bố chủ yếu ở khu vực miền Trung và miền Nam nước ta. Tuy nhiên, hiện nay, cây đã được trồng phổ biến và rộng rãi ở khắp mọi nơi. Chiều cao của cây thường từ 20 – 30m. Thân cây có màu trắng xám và phân thành nhiều cánh rộng.
Cây giáng hương
Cây dáng hương vốn được biết đến rộng rãi với khả năng che mát. Không những thế, hoa của cây giáng hương còn có vẻ ngoài hấp dẫn cùng hương thơm vô cùng thanh khiết và dễ chịu. Và đây là những lý do thuyết phục nhất giúp loại cây này được trồng nhiều như hiện nay.
Mỗi khi đi qua các tuyến phố hay ghé vào khuôn viên bệnh viện, trường học hay công viên, chắc chắn bạn sẽ gặp cây giáng hương.
Cây lộc vừng – Cây xanh đường phố phổ biến
Loại cây tiếp theo trong danh sách các loại cây trồng vỉa hè được trồng phổ biến hiện nay để lấy bóng mát đó chính là cây lộc vừng.
Đây cũng là loại cây luôn nhận được sự ưu ái từ rất nhiều người bởi nó thuộc nhóm 4 loại cây quý: “Sanh – Sung – Tùng – Lộc”.
Cây lộc vừng là cây gỗ có thân và gốc rất đẹp và vững chãi. Tán cây rộng và dày, nhờ vậy mà có thể làm mát cả một khoảng rộng lớn.
Ngoài ra, cây còn cho ra những chùm hoa đỏ rực buông thõng khiến cảnh quan xung quanh thêm phần sinh động và tươi tắn.
Cây hoa chuông vàng
Cây hoa kèn vàng cũng là một trong các loại cây xanh đô thị vừa cho bóng mát mà lại vừa giúp trang hoàng cảnh quanh. Nguyên nhân là vì ngoài thân cao, tán rộng và dày thì cây còn cho ra những bông hoa vàng tươi trông giống hình một chiếc chuông.
Hình ảnh hoa vàng len lỏi trong những tán lá xanh càng khiến cây trở nên đẹp mắt và ấn tượng.
Cây dầu rái
Không chỉ có giá trị đối với lĩnh vực xây dựng, y khoa và trang trí nội thất, cây dầu rái còn rất hữu ích trong các công trình đô thị. Đây là loại cây gỗ lớn có thân thẳng đứng, cao chừng 40 – 50m. Ngoài ra, cây còn có tán rộng, lá to cùng khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện sống nên được trồng rất nhiều ở các tuyến phố hay công viên.
Loại cây này cũng có khả năng cho ra hoa với những bông hoa nhỏ với rất nhiều nhị và gần như không có cuống. Vào khoảng tháng 11 – 12 hằng năm, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy hoa nở dần trên cành.
Cây long não
Cây long não là loại cây thân gỗ có kích thước thân rất lớn và lá thường xanh quanh năm. Chiều cao của câu thường vào khoảng 20 – 40m và đường kính thân lên tới 200cm. Lá cây có cuống dài, bề mặt bóng và nhẵn, mọc so le với nhau dọc 2 bên cuống lá. Không chỉ cho hoa từ tháng 3 – 4, cây còn cho quả chín từ tháng 10 – 11.
Hiện nay, cây long não được trồng trên đường phố đô thị nhiều không chỉ để hấp thụ các ion nặng giúp thanh lọc không khí mà còn để tạo thêm bóng mát.
Cây sang
Chắc hẳn với nhiều người thì cái tên “cây sang” còn khá lạ lẫm. Cây sang là cây trồng đường phố có chiều cao đến 15 m, đường kính 25 cm. Hoa và quả năm cánh hình sao màu đỏ thắm sang trọng. Khi chín, quả tách lộ các chuỗi hạt đen tuyền tương phản làm tăng vẻ đẹp sang trọng quý phái của cây.
Loại cây bóng mát đô thị này có thân gỗ, tuổi thọ cao và là luôn xanh quanh năm. Đặc biệt, cây sang lại là loại cây có lá to và không bị rụng nên rất được ưu tiên lựa chọn để làm cây xanh đường phố, tòa nhà, khu đô thị,…
Cây Muồng Hoàng Yến – Cây bóng mát đường phố
Cây Muồng Hoàng Yến có thể cao tới 10-20m, lớn nhanh. Đường kính thân cây khoảng 40cm. Vỏ thân màu xám trắng, vỏ thịt màu hồng dày 6-8mm thường được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ.
Cành nhẵn, lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 15-60cm với 3-8 cặp lá chét sớm rụng. Cây phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh. Nên cũng là lựa chọn cho các loại cây xanh đường phố.
Do cây có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh, không cao quá và có rễ ngang, bám chắc nên muồng hoàng yến rất đáng được quan tâm để làm cây cho bóng mát cảnh quan, cây đường phố.
Cây sao đen
Cây sao đen phân bố rộng rãi trên cả nước, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên. Cây gỗ lớn thân thẳng, thuôn dài, cao từ đến 30m. Thân cây có những lằn nứt dọc theo sớ, màu đen, lõi gỗ bên trong có màu hơi đỏ. Tán lá rậm hình chóp, cành nhánh to, dài, mọc thẳng đứng. Được trồng để tôn tạo cảnh quan, lấy bóng mát.
Cây Sao Đen với ưu điểm thân thẳng tắp, lá xanh bốn mùa, có khả năng cho bóng mát ổn định, thường xuyên, quanh năm sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho các con phố. Hà Nội có phố Lò Đúc hay ở Sài Gòn cũng có những con phố đẹp nổi tiếng gắn với loài cây này.
Với những công trình cảnh quan lớn, các công trình đô thị yêu cầu có bản vẽ thiết kế thì đây là một lựa chọn rất thích hợp. Nó sẽ làm cho cảnh quan khu vực sinh động và có thẩm mỹ cảnh quanh cao.
Cây cọ tàu
Cây cọ tàu thuộc loại cây gỗ thứ sinh, thường xanh, cây trưởng thành có chiều cao đến 15m – 25m, tùy theo điều kiện sinh trưởng. Cây được trồng tại các vỉa hè, công viên, trên vỉa hè đường phố… để chắn bụi, chống lóa ngay giữa dải phân cách đường, giúp khu cảnh quan thêm sống động.
Thân cây hình trụ tròn, đường kính khoảng 20 – 30cm. Lá tập trung ở đỉnh, phiến hình quạt màu lục tươi, xẻ thành nhiều tia. Lá già mọc xụ hướng đất, lá bánh tẻ mọc chếch và chếch ngang, lá non mọc thẳng đứng, tạo thành vòm tán hình cầu, giống như một vòi nước đang phun về mọi hướng.
Hoa lưỡng tính, tự phát, dạng chùm tụ tán. Cây cọ tàu ưa sáng toàn phần, thích đất ẩm, thoát nước tốt, có khả năng chịu hạn tốt nhiều tháng trong năm.
Cây xoài
Cây Xoài công trình là cây thân gỗ lớn cao từ 10 – 20 m. Là cây cao lớn nên cần trồng những nơi rộng và thoáng. Lá cây xoài nguyên, mọc so le, dạng lá đơn, lá thuôn dài, mặt trên nhẵn bóng xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn và có đường gân lá mọc nổi lên. Mỗi năm xoài ra 3 – 4 đợt chồi tùy vào giống, thời tiết.
Hoa Xoài ra theo chùm mọc ở ngọn cành, chùm xoài rất dài khoảng 25 cm, trên các chùm hoa có các bông hoa nhỏ màu vàng.
Cây viết
Cây Viết có nguồn gốc ở các nước Châu Á nhiệt đới. Cây viết là cây bản địa Việt Nam, được tìm thấy nhiều ở Tây Nguyên trong các khu rừng thường xanh. Cây Viết thuộc loài thực vật thân gỗ trung bình, cao từ 10-20m, thân có nhựa mủ trắng, cành nhánh nhiều tán lá sum suê.
Cây Viết có lá đơn, mép nguyên mọc cách. Cây Viết có hoa màu trắng mọc ở nách lá, hoa có hương thơm thoang thoảng. Cây Viết có tán lá hình trứng, gọn, xanh quanh năm, rất ít khi rụng lá.
Cây đẹp dáng, tốt lá nên thường được sử dụng làm cây công trình tạo cảnh quan đô thị như: trồng từng cá thể đơn lẻ kết hợp với cây có hoa, trồng thành bồn cây, trồng thành cụm 3-5 cây trong công viên, khuôn viên trường học, ký túc xá, khu dân cư, công sở hay trồng thành hàng trên đường phố, dọc bờ sông, trồng sân vườn biệt thự…
Cây vàng anh
Vàng anh là cây gỗ tầm trung, chiều cao cây từ 5 – 20m, đường kính thân cây tới 25cm. Dáng tán cây hình tròn, vỏ cây màu nâu xám. Cành non hơi tía sau chuyển màu xanh và già hóa nâu sẫm. Hoa cây vàng anh màu vàng, lưỡng tính hoặc đơn tính cùng gốc, cánh đài tiêu biến. Mùa hoa từ tháng 4 – 5, mùa quả từ tháng 7-10.
Vàng Anh là thân cây gỗ lớn, tán rộng tỏa ra cho bóng mát, cho hoa màu vàng đẹp quanh năm Hình dáng cao lớn, cho hoa đẹp, tạo bóng mát và xanh quanh năm nên cây Vàng Anh được đưa vào danh sách cây xanh đô thị, thường được trồng ven vỉa hè, dọc lối đi trên đường phố, công viên…
Nên trồng cây gì ở vỉa hè trước nhà? Trên đây là tổng hợp một số loại cây nên trồng ở vỉa hè. Có rất nhiều loại cây bóng mát nhưng các loại cây trên đây được ưu tiên lựa chọn ở vỉa hè bởi đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Bên cạnh đó các loại cây này đều có tán lá rộng và cao vừa có thể tạo bóng mát lớn lại không che mất tầm nhìn của lái xe. Ngoài ra mỗi cây có một vẻ đẹp, một màu hoa riêng nên sẽ làm cho những con đường thêm thơ mộng và mang nét đặc trưng riêng.