Cây Tiểu Trâm – Loài cây cảnh đáng yêu và ý nghĩa
Cây cau tiểu trâm là một trong những loại cây cảnh được trồng khá nhiều. Vậy cau tiểu trâm là loại cây gì, có những đặc điểm nhận dạng nào? Cây này có những lợi ích gì và ý nghĩa của nó trong phong thủy là gì? Chúng ta hãy cùng tham khảo ngay nhé!
NỘI DUNG
Một số điều chưa biết về cây cau tiểu trâm
Nguồn gốc của cây cau tiểu trâm
Cây cau tiểu trâm còn có tên khác là dừa tụ thân, cây cọ núi, cây cau may mắn tiểu trâm… Cau tiểu trâm thuộc họ nhà cau, có tên khoa học là Chamaedora Elegans. Cây có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, cây đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu.
Cây cau cảnh mini rất được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Cây thường được trồng trong chậu đặt trong nhà, trên bàn làm việc. Những chậu cây cau nhỏ xinh vừa có tác dụng trang trí, vừa giúp không gian xanh sạch và đẹp hơn.
Điểm nổi bật của cây cau tiểu trâm
Cau tiểu trâm có hình dáng như cây dừa thu nhỏ. Chiều cao của cây thường từ khoảng 15cm đến 30cm. Lá cây cau là dạng lá kép, có hình dáng như lưỡi mác, lá mọc thưa từ thân chính lên. Riêng bẹ lá có màu vàng nhạt kết hợp với và thân cây khá hài hòa và dễ thương.
Cây cau này thường mọc theo thành từng bụi với nhiều cây khác nhau. Cây mọc theo hướng thẳng đứng, thân cây màu xanh sẫm. Ngoài loại cây mini đặt bàn thì cau tiểu trâm còn có loại cao từ 1,5m đến 1,7m.
Lợi ích và ý nghĩa phong thủy của cây cau tiểu trâm
Cau tiểu trâm có những lợi ích gì trong đời sống hằng ngày? Và nó có ý nghĩa gì trong phong thủy hay không?
Cây cau tiểu trâm có ý nghĩa như vật trang trí
Cau tiểu trâm được trồng trong các chậu sứ hoặc thủy tinh có tác dụng trưng bày, trang trí rất phổ biến. Những chậu cây với hình dáng sang trọng, đẹp mặt thích hợp đặt ở các hành lang, cầu thang. Riêng những cây cau tiểu trâm thủy sinh lại rất thích hợp để đặt trên bàn làm việc…
Cau tiểu trâm thuộc dạng cây lá làm cảnh nên không có hoa. Những lá cây mềm mại, nhọn dài với đường gân lá rõ nét như lá dừa thu nhỏ. Nhìn tổng thể cau tiểu trâm trông rất ngộ nghĩnh, lá rũ xuống rất mềm mại, hài hòa và khá sinh động.
Những chậu cây tiểu trâm được sử dụng ở nhiều không gian trang trí khác nhau. Bạn có thể linh hoạt kết hợp với các loại chậu để trang trí phòng khách, phòng họp… Các không gian khi có thêm chậu cây sẽ trở nên trong lành, hiện đại, và trẻ trung, gần gũi thiên nhiên hơn.
Cây cau tiểu trâm có tác dụng làm sạch không khí
Cây xanh có tác dụng giúp không khí trong lành, thoáng mát. Riêng với cây cau tiểu trâm thì nó còn có khả năng lọc không khí cực tốt. Nó có thể hạn chế chất độc từ khói thuốc lá, các tia bức xạ… Không những vậy, những khí thải từ xăng dầu hay động cơ xe cũng bị vô hiệu hóa bởi cau tiểu trâm.
Cây cau tiểu trâm sẽ giúp không gian nhà, nơi làm việc mát mẻ, xanh sạch hơn. Đặc biệt, nếu có các triệu chứng bệnh hô hấp, xoang thì bạn sẽ cảm nhận được rõ nhất khi có cau tiểu trâm trong nhà. Vì cây điều hòa không khí, sẽ giúp chúng ta hô hấp tốt hơn.
Ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy của cây cau tiểu trâm
Mỗi loại cây xanh sẽ có những ý nghĩa phong thủy khác nhau, cây cau tiểu trâm cũng vậy. Cau tiểu trâm có ý nghĩa giúp loại bỏ các loại khí xấu trong không gian. Nếu trong nhà có cây này thì sẽ giúp gia chủ được may mắn, nhiều tài lộc và vượng khí được khai thông.
Cau tiểu trâm hợp mệnh gì? Trên thực tế, cây hợp với nhiều mệnh khác nhau nhưng cực tốt với người mệnh Mộc. Cây sẽ giúp những người mệnh Mộc chiêu tài hút lộc, giúp họ bình tĩnh hơn trong công việc.
Cây cau tiểu trâm còn mang ý nghĩa của sự nỗ lực, cố gắng vươn lên vượt qua những khó khăn. Nó mang thể hiện cho sự động viên, khích lệ dành cho mọi người. Do đó, cây cau tiểu trâm sẽ giúp bạn sẽ luôn cảm thấy sự tích cực, năng động.
Cách chăm sóc cây cau tiểu trâm
Cau tiểu trâm trên thực tế khá dễ trồng và cũng rất dễ chăm sóc. Vì chúng thuộc loại cây sống khỏe và có khả năng trồng trên đất hoặc trồng theo phương pháp thủy canh. Để trồng và chăm sóc cây, bạn lưu ý các vấn đề như:
Ánh sáng phù hợp với cây cau tiểu trâm
Cây sống thích hợp nhất là ở những khu vực râm mát, nhưng khả năng chịu sáng của cây cũng khá tốt. Nếu bạn trồng cây trong chậu cảnh để trong nhà thì bạn đem cây ra phơi nắng. Một tuần bạn cho cây phơi nắng từ 1,5 giờ đến 2 giờ, tùy vào mùa.
Tưới nước cho cây cau tiểu trâm thường xuyên
Cây chỉ cần tưới nước từ 2 đến 3 lần trong 1 tuần. Tùy vào kích thước của chậu để bạn tưới nước. Khi tưới cây, bạn nên tưới chậm và đều tay đến lúc nước chảy ra dưới đáy chậu là được. Nếu trồng thủy sinh thì lượng nước không được vượt quá 1/2 chiều cao của rễ.
Đặt nhiệt độ thích hợp cho cây cau tiểu trâm phát triển
Cau tiểu trâm là loại cây ưa mát nhưng chịu nóng và chịu lạnh kém. Do đó, nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển là từ 17 độ C đến 25 độ C. Độ ẩm thích hợp cho cây là khoảng 60% đến 80%.
Cách nhân giống cây cau tiểu trâm
Cau tiểu trâm được nhân giống thuận lợi nhất là tách bụi. Khi tách bụi, cây con sẽ phát triển nhanh và giảm được tỉ lệ chết của cây. Còn nếu nhân giống bằng quả thì tỉ lệ thành công thấp hơn rất nhiều.
Dùng dao để tách bụi nhỏ nhằm tránh tổn thương gốc
Khi tách bụi, bạn cần thao tác cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh cây con bị đứt rễ. Nên giũ bớt đất để quá trình tách rễ được dễ dàng hơn. Mỗi bụi chỉ cần khoảng 2 đến 4 cây là được và bạn nên dùng dao để tránh tổn thương gốc.
Trồng cây con vào các chậu chuẩn bị sẵn
Khi tách xong, bạn trồng vào chậu đã chuẩn bị sẵn. Bạn nên ấn nhẹ đất vào phần gốc cây để cây được đứng vững hơn. Sau đó, bạn hãy tưới một lượng nước vừa đủ giúp đất giữ ẩm để cây tươi hơn.
Để chậu cây vào nơi có bóng mát
Hãy đặt chậu cây cau tiểu trâm vào nơi râm mát ở ngoài trời, tránh ánh nắng trực tiếp. Như vậy, cây sẽ phục hồi tốt và nhanh hơn. Đồng thời, các khu vực râm mát cũng sẽ giúp cho cây con không bị héo.
Thường xuyên giữ ẩm và tưới nước cho cây
Cây mới tách cần phải được tưới nước và giữ ẩm, nhất là khi bạn thấy đất khô. Sau đó có thể định kỳ cách 2 ngày thì tưới 1 lần. Khoảng 1 tuần sau thì bụi cây nhỏ mới tách sẽ tươi tốt và phát triển. Lúc đó, bạn chỉ cần áp dụng cách chăm sóc cây như đã hướng dẫn ở trên.
Chứng lá vàng của cây cau tiểu trâm
Cây bị vàng lá thường có nhiều nguyên nhân. Có thể là do cây bị thiếu nước, bị úng nước hoặc do thiếu ánh sáng, do sâu bệnh… Để khắc phục thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để chữa trị cho cây được tốt nhất.
Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón các loại phân khác nhau. Tưới cây đều đặn, cho cây tắm nắng hoặc nếu cây bị chiếu nắng quá nhiều thì di chuyển vị trí cây sang nơi râm mát. Ngoài ra, bạn cũng cần cắt bỏ các lá úa, vàng để cây được phát triển tốt hơn…
Cau tiểu trâm thường gợi nhớ đến hình ảnh cây cau ở nông thôn Việt Nam nên cũng được rất nhiều người yêu thích. Giá cây cau tiểu trâm sẽ tùy thuộc vào hình dáng cũng như kích thước của nó.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một cây cau tiểu trâm thật đẹp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm những loại cây cảnh khác cho gia đình trên website Chơi cây cảnh – Nơi chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cảnh.
- Vân Anh (Content Writer) –