Cây thài lài tía chữa được bệnh gì? Cách trồng cây thài lài tía
Cây thài lài tía được trồng khá nhiều tại các khuôn viên thế nhưng không nhiều người biết được các công dụng tuyệt vời của loại cây này, đặc biệt là chữa bệnh. Vậy cây thài lài tím dọc chữa được bệnh gì, cách trồng cây thài lài tím cảnh như thế nào? Hãy cùng Choicaycanh.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
NỘI DUNG
Đặc điểm cây thài lài tía
Cây thài lài tía có tên khoa học là Tradescantia pallida, có nguồn gốc xuất xứ từ vịnh Mexico. Hiện nay, câu thài lài tía xuất hiện ở nhiều nơi tại Việt Nam. Nhất là ở các công viên hay vườn cây công trình công cộng.
Thài lài tím là loại cây thân mềm thuộc loại cỏ mọc bò, có thân phân nhánh và rễ bén ngay tại các mấu. Phiến lá hình bầu dục thuôn và chóp nhọn, phần bẹ hay có lông. Lá của cây có màu tím, mọc so le.
Hoa của thài lài tía nhỏ xíu, thường có màu hồng hoặc xanh tía, mọc 1 -2 cái ở chót nhánh. Cánh hoa dính vào với nhau và 6 nhị bằng nhau. Cây thài lài tím cũng có quả và chứa nhiều hạt, phần hạt có một lớp bên ngoài.
Tất cả các bộ phận trên cây thài lài đều có thể chữa bệnh.
Công dụng của cây thài lài tím sọc
Trong cuộc sống
Như đã nói ở trên, cây thài lài tím được trồng rất nhiều tại các khuôn viên, vườn cây quốc gia, như vậy cây có tác dụng lớn trong việc trang trí, làm đẹp đô thị. Ngoài ra, còn có khả năng hấp thụ bụi bẩn của môi trường, mang đến không gian sống thoáng mát, trong lành và không bị ô nhiễm.
Cây thài lài tím giúp mọi người giảm căng thẳng sau những giờ làm việc và cung cấp oxi đến mọi người xung quanh được tốt hơn. Nhưng điều ấn tượng mà cây mang lại chính là khả năng chữa bệnh.
Trong Đông y cây thài lài tía chữa được bệnh gì?
Cây thài lài tím sọc trong Đông y có thể chữa được rất nhiều bệnh. Đặc trưng y học của loại cây này là có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi niệu. Thân và lá cây có chứa oxalate calium, lá và hoa chứa tricaffeoyl cyaniding 3,7,3’-triglucoside. Những thành phần này có tác dụng:
- Trị ho thổ huyết
- Hầu họng sưng đỏ
- Ung độc
- Bỏng, cháy
- Sỏi niệu đạo
- Phong nhiệt đau đầu
- Cây thài lài tím chữa đau mắt đỏ
Những bệnh trên đều có chung cách dùng là sử dụng khoảng 30 gram lá thài lài tía rửa sạch, giã nát đem đắp lên vết thương như mắt đỏ, ung độc, hoặc sắc lấy nước uống. Tuy nhiên, khi dùng thài lài tía để chữa bệnh, cần tránh tình trạng lạm dụng.
Cách trồng cây thài lài tía
Thài lài tím là cây mọc hoang trong tự nhiên nên không cầu kỳ trong việc trồng và chăm sóc. Cây có thể thích nghi với mọi loại đất, kể cả là đất khô cằn.
Để trồng thài lài tía, cho một chút cát, sỏi vào đáy chậu, tiếp theo là cho đất ẩm tơi xốp sau đó đào lỗ nhỏ lót phân trâu bò đã ủ, rồi ấn dây thài lài xuống. Lưu ý không nên ấn đất quá chặt để tránh làm dập thân dây thài lài.
Sau một thời gian trồng, chậu cây thài lài phải được tưới ngày 2 lần. Nếu trồng ngoài đất, có thể tưới 1 lần/ngày. Bên cạnh chế độ nước, chế độ phân bón cũng cần được chú trọng. Nên bón phân định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Có thể bón bằng phân chuồng ủ ải hoặc phân vi lượng là đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhất.
Giúp cây tránh bị sâu bệnh, phải thường xuyên theo dõi xử lý, phun thuốc kịp thời cho cây phát triển tốt.
Trên đây, Choicaycanh.net vừa cùng các bạn đi tìm hiểu về cây thài lài tía, biết rõ tác dụng của cây thài lài tím chữa được bệnh gì. Hy vọng, những thông tin cung cấp trong bài sẽ hữu ích đối với bạn.