Cây Ngái – Phương pháp chữa bệnh tự nhiên của thiên nhiên
Hình ảnh cây ngái ngoài tự nhiên
NỘI DUNG
Cây ngái là cây gì?
Ngái là một loại sung dại được mô tả lần đầu tiên trong tài liệu hiện đại vào năm 1972. Theo đó, nó có danh pháp khoa học là Ficus Hispida L.f, họ Dâu tằm (Moraceae).
Trong dân gian, người Việt gọi là sung ngái, ngái sung, sung rừng hay sung dại. Còn trong tiếng Tày nó có tên là mạy mọt, tiếng Dao thì là Chị cu điăng. Người Cadong trên dãy Trường Sơn – Tây Nguyên đặt cho chúng cái tên Loong tốt. Trong một vài tài liệu y học cổ truyền phương Bắc, sung dại được ghi chép là Dã vô hoa.
Đây là loài cây mọc dại khá dễ nhầm lẫn với một số loại sung và cây vả. Nhiều người cho rằng quả ngái không ăn được như sung, vì nó có độc. Thế nhưng nhiều nơi lại dùng những bộ phận của cây này để trị bệnh.
Mô tả dược liệu
Do có lá, quả đều rất giống với sung và vả nên bạn cần nhận biết rõ hình ảnh cây ngái ra sao để phân biệt. Chúng có đặc điểm:
- Thân cây: Là loại thân gỗ nhỡ, rỗng ở trong. Chúng thường cao từ 5 – 7m và phân nhiều nhánh (đối xứng) rất chắc khỏe. Khi còn non, cành ngái khá mềm, bề ngoài có lông hơi nhám nâu bao quanh. Đến lúc về già thì nhẵn, cứng, nếu chặt hoặc bẻ ngang thân cây thường chảy mủ trắng.
- Lá cây: Lá ngái mọc đối xứng trên các đốt cành. Toàn phiến lá có hình bầu dục, những lá ở gốc thường tròn và ngắn hơn lá gần ngọn. Tổng chiều dài khoảng 15 – 30cm. Ở mép lá có răng cưa và chóp nhọn. Bề mặt trên dưới xanh, chứa các lông nháp, tạo cảm giác thô ráp khi sờ. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa ngái, sung và vả.
- Hoa: Cây ngái ra hoa vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Chúng xuất hiện ở đoạn gốc thân cây và các cành già với những chụm to. Trong đó, hoa đực nằm ở đỉnh cụm, những bông cái chứa bầu, bao bọc bằng đài hoa to và lông mềm, bên trong có vòi hoa.
- Quả: Sau khi hết thời kỳ sinh trưởng của hoa, các bông cái được thay thế bằng quả, bông đực tiêu biến. Chúng có dạng hình cầu, bẹt ở núm, nhọn hơn ở cuống. So với quả sung thì màu thường xanh bóng hơn, nhọn và nhỏ, nhiều lông chứ không nhẵn. Trên quả có thể chứa những đốm trắng. Mùa quả ngái kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Khi chín thì chuyển màu vàng và rụng đi.
Ngoài ra, trên cây ngái thường có nhiều tầm gửi “sống nhờ”. Chúng được gọi là tầm gửi cây ngái, cũng có tác dụng chữa nhiều bệnh. Những cây này cư trú càng lâu năm thì càng hấp thu nhiều dưỡng chất của sung dại và trở nên có giá.
Phân biệt ngái, sung, vả
Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn 3 loại cây này với nhau vì chúng rất tương đồng. Tuy nhiên, xét về cả ngoại hình và dược tính, nếu quan sát và thử nghiệm kỹ bạn sẽ thấy:
Ngái sung và vả rất dễ nhầm lẫn với nhau, nhưng nếu quan sát kỹ lá, quả thì có thể phân biệt được
- Quả ngái được phủ lông ở ngoài, khi chín chuyển màu vàng. Sòn sung có bề mặt bên ngoài nhẵn nhụi, núm ở dưới to, khi chín cho màu đỏ hoặc đỏ cam. So về ngoại hình thì ngái thường nhỏ nhất, sau đó đến sung, và rồi đến quả vả. Hơn nữa, vả tuy to nhưng bẹt hơn sung và ngái, khi chín đỏ thắm, có nhiều mật ở núm và mùi hương rất thơm.
- Dân gian cho rằng quả sung với quả vả, quả ngái rất giống nhau nhưng riêng ngái không ăn được. Vì vậy, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn và thắc mắc sự thật quả ngái có ăn được không. Thực tế, ngái là một loại quả có chứa độc, nếu ăn vào có thể làm người khỏe mạnh bị say, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Về đặc điểm của lá, lá ngái thường dài và có màu xanh tươi, thô ráp. Còn lá sung hay chia góc cạnh không rõ ràng, bề mặt nhẵn và đậm màu hơn. Riêng lá cây vả lại to và tròn hơn hẳn, nhẵn nhụi, màu sắc 2 mặt đậm nhạt rất rõ ràng.
Đặc điểm phân bố
Loài cây này sinh tồn và chịu hạn rất tốt, do đó nó thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, nơi mọc tự nhiên của chúng lại gần nguồn nước như sông, suối. Tại Việt Nam, ngái có mặt ở cả những cánh rừng nguyên sinh, thứ sinh, đồng bằng hay miền núi.
- Một số tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi có nhiều cây này là Hải dương, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Nghệ An, Hưng Yên.
- Trên thế giới, người ta phát hiện cây ngái ở nhiều vùng của Trung Quốc, Ấn Độ, Lào hay Malaysia.
- Sự phân tán của chúng dựa vào dòng nước. Khi quả rụng xuống giữa mùa mưa và được cuốn trôi đi, chúng mắc lại ở đâu thì cây con mọc lên tại đó.
Ngày nay, những người nhân giống và gieo trồng ngái làm thuốc còn dùng cành già để giâm cho trồi, rễ mọc lên, tạo cây mới.
Bộ phận làm thuốc
Theo kinh nghiệm chữa bệnh của dân gian thì gần như mọi bộ phận của sung đều chữa bệnh được. Tuy nhiên cách bào chế mỗi phần là khác nhau, cụ thể như sau:
Nhiều bộ phận của cây này như búp non, lá, quả và vỏ rễ đều dùng làm dược liệu được
- Lá ngái: Người ta có thể thu hoạch quanh năm, nhưng chỉ chọn loại lá bánh tẻ, không dùng những phần quá non hoặc già. Loại bỏ những chiếc bị sâu bệnh, héo. Sau đó rửa thật sạch và phơi hoặc sao khô để dùng.
- Búp non: Loại này được dùng tươi, chỉ cần hái, ngâm rửa sạch.
- Vỏ và thân cây: Thường được cắt về vào đầu xuân, khi cây chứa nhiều nhựa nhất và vỏ dễ bóc tách. Người ta cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi đem ngâm với nước vo gạo 2 tiếng. Sau đó thì cắt thành những lát, khúc mỏng, ngắn để sao hoặc phơi khô.
- Rễ ngái: Đối với phần này, người ta chỉ dùng vỏ của rễ. Mùa thu là thời điểm tốt nhất để đào rễ. Sau khi đào xong thì đem rửa sạch đất cát, tạp chất. Cuối cùng, đem phơi hoặc sấy khô và bảo quản để dùng dần.
- Quả ngái: Dựa vào thời điểm chín là mùa Đông, người ta hái về trước khi trái sung rụng. Sau đó đem đốt chúng thành than và đem ngâm rượu hoặc cũng phơi sấy, dùng dần.
Ngoài các bộ phận của cây thì những dây tầm gửi trên cây này cũng được thu hoặc khi chúng đủ già. Tầm gửi cây sung thường được phơi khô, dùng theo cách sắc nước uống.
Cây ngái có tác dụng gì với sức khỏe?
Công dụng của sung rừng không chỉ được Y học cổ truyền, dân gian nhắc đến. Để giải đáp những câu hỏi lớn nhiều người đang nghi vấn, khoa học đã và đang phân tích, làm rõ dược tính của chúng.
Thành phần của cây ngái
Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, trong các bộ phận của cây ngái có chứa:
- Friedlin Epifriedelanol: Chất này có vai trò giải độc, chống viêm trong nhiều trường hợp.
- Glutinol: Chất này được ứng dụng trong điều chế thuốc chống độc, tăng nhãn áp, ngừa lão hóa, trị các bệnh ở tim, gan, cai nghiện rượu, điều trị viêm xương khớp và cải thiện trí nhớ.
- Hợp chất béo lành mạnh: Bổ sung ngái cho cơ thể bạn cũng đồng thời cung cấp một lượng chất béo lành mạnh. Nó góp phần giảm cholesterol xấu, cải thiện tim mạch, ngừa đột quỵ và nguy cơ tiểu đường, ngăn tình trạng ứ huyết.
- Axit Oleanolic: Axit Oleanolic có trong cây ngái và nhiều loại thảo dược khác được cho là có khả năng chống lại sự hình thành khối u. Bên cạnh đó nó cũng bảo vệ các tế bào ở gan và ngừa lão hóa.
- Steroid: Đây là chất giúp tăng sức bền của cơ bắp và giảm mỡ thừa của cơ thể. Đồng thời nó gia tăng mật độ chất khoáng của hệ xương, hỗ trợ tổng hợp Protein.
- Taraxerol: Chất này là một triterpen có tính kháng khuẩn, chống viêm và ngừa gốc tự do phát triển. Do vậy, cũng giống như các Axit Oleanolic trong ngái, nó tác động phần nào đến quá trình điều trị ung thư.
Công dụng trị bệnh của loại cây này không giới hạn ở đó. Từ những thành phần dược tính đã được tìm ra, các nhà khoa học còn đang tiếp tục nghiên cứu về tác dụng trị tiểu đường, ổn định đường huyết của ngái sung.
Tác dụng theo Đông y
Theo Y học cổ truyền, lá cây ngái hơi đắ