Cây Sò Huyết
Sò huyết là một trong những cây cảnh có tác dụng làm đẹp không gian vừa mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt. Với những công dụng tuyệt vời của mình, sò huyết được trồng khá phổ biến. Mọi người có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở bất kỳ đâu. Vậy đặc điểm nhận diện cây sò huyết là gì? Tác dụng trong chữa bệnh ra sao?
NỘI DUNG
Đặc điểm nổi bật của cây sò huyết
Không phải ngẫu nhiên khi sò huyết trở thành cây được trồng phổ biến trên thị trường hiện nay. Loại cây này sở hữu cho mình rất nhiều đặc điểm nổi bật về hình dáng, màu sắc. Về tên gọi, sò huyết còn được biết đến với những cái tên khác như cây lẻ bạn, cây ngọc trai. Chúng thuộc họ Thài lài và có tên khoa học là Rhoeo Discolor.
Cây sò huyết thuộc thân thảo, cây có chiều cao chỉ khoảng 50cm. Bao bọc quanh thân là những lớp lá đan xen vào nhau. Lá cây mọc theo hình thức ngói lợp, xếp thành từng tầng vô cùng đẹp mắt. Phiến lá có kích thước khoảng 30cm. Vẻ đẹp của cây được thể hiện qua màu sắc của từng chiếc lá.
Lá cây thon dài, nhọn ở phần đầu. Chiều dài của lá đạt khoảng 10 – 20cm. Bề rộng khoảng 3 – 5 cm. Mặt trên của lá có màu xanh trắng kết hợp với nhau theo đường kẻ dọc vô cùng bắt mắt. Mặt dưới lá có màu tím nổi bật. Điểm đặc biệt về màu sắc lá đã giúp chúng có tên gọi là sò huyết.
Cây lẻ bạn có hoa. Hoa của chúng có màu trắng vàng, kích thước nhỏ. Hoa của cây sẽ bắt đầu xuất hiện vào mùa hè và kéo dài tới mùa thu. Khi hoa tàn quả sò huyết sẽ xuất hiện. Vỏ quả khá cứng và kích thước nhỏ.
Sò huyết vốn là loài cây ưa sáng. Chúng có thể sinh trưởng tốt trong môi trường giàu ánh sáng hoặc bóng bán phần. Cây lẻ bạn có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Lá Trắng (Cây Bạch Tạng): Đặc điểm, Cách trồng & Chăm sóc
Ý nghĩa của cây cảnh sò huyết
Bên cạnh là cây trồng để làm cảnh, sò huyết còn mang đến rất nhiều ý nghĩa tốt lành trong phong thủy. Trồng cây sò huyết mang lại cho bạn không chỉ là một không gian đẹp mà còn rước tài lộc, may mắn vào nhà.
Ý nghĩa cây sò huyết trong phong thủy chính là đại diện cho tài lộc, sung túc và may mắn trong cuộc sống. Trồng sò huyết trong vườn sẽ giúp xua đuổi tà khí, vận xui ra khỏi nhà. Những điều bình an, may mắn sẽ được đón nhận về cho gia đình.
Bên cạnh đó, sò huyết có kích thước nhỏ phù hợp trồng trong chậu để bàn làm việc. Theo phong thủy cây sò huyết sẽ mang lại nguồn sinh khí dồi dào, năng lượng tích cực giúp bạn hoàn thành công việc. Con đường thăng tiến trong công việc trở nên hạnh thông và thuận lợi hơn.
Với những ý nghĩa tốt lành của mình, sò huyết được rất nhiều người ưa thích. Chúng phù hợp với mọi cung mệnh theo ngũ hành. Mọi người đều có thể trồng loại cây này để đón tài lộc.
Tại sao cây lẻ bạn lại được trồng phổ biến?
Sò huyết không chỉ là cây cảnh thông thường. Ẩn đằng sau vẻ đẹp mộc mạc, giản dị đó chính là những tác dụng vô cùng tuyệt vời. Vậy cây sò huyết có tác dụng gì? Chúng được trồng để trang trí không gian, kết hợp trong chế biến món ăn. Đặc biệt, mỗi bộ phận trên cây đều có tác dụng lớn trong việc chữa bệnh. Chắc hẳn bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi những hiệu quả chữa bệnh mà loài cây này đem lại.
Cây sò huyết trang trí không gian
Cây sò huyết được sử dụng khá phổ biến trong trang trí không gian. Là một trong những loài cây có màu sắc rực rỡ, thích nghi tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, lẻ bạn được trồng nhiều trong trang trí.
Chúng phù hợp với các vị trí như công trình công cộng, khuôn viên khu đô thị, dọc các lối đi,… Những vị trí thường ít có sự chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên. Với đặc tính dễ sống, không cần chăm bón cầu kỳ, cây sò huyết có thể sinh trưởng tốt tại những nơi này.
Cây cảnh sò huyết có thể được trồng thành thảm hay tạo khuôn khi kết hợp với những loại cây hoa khác. Chúng sẽ tạo điểm nhấn cho không gian thêm phần đa dạng và ấn tượng. Ngoài ra, sò huyết có thể được trồng dưới những gốc cây lớn, vừa chống cỏ mọc vừa bảo vệ cây, giúp cảnh quan trở nên xanh tươi và đẹp mắt hơn.
Mọi người cũng thường sử dụng loại cây này để trồng trong vườn nhà. Thậm chí, chúng có thể trồng trong chậu đặt tại nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Chỉ cần chăm sóc tốt, chúng không chỉ biến không gian trở nên xanh tươi, tràn ngập sức sống mà còn mang đến nhiều điều tốt lành.
Cây lẻ bạn có tác dụng trong chữa bệnh
Bên ngoài vẻ đẹp ấn tượng của cây sò huyết chính là tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Các bộ phận của cây được sử dụng để làm nguyên liệu chữa bệnh. Vây cây sò huyết trị bệnh gì?
Khi kết hợp cùng các nguyên liệu khác, sò huyết sẽ phát huy tác dụng rất lớn trong điều trị các bệnh lý như ho, hen suyễn, đau đầu, bí tiểu tiện, cảm sốt viêm khí quản hay hở van tim,… Chính vì tác dụng tuyệt vời này đối với sức khỏe, loài cây này được trồng ngày càng nhiều hơn.
Báo giá cây giống sò huyết trên thị trường
Với những công dụng tuyệt vời trong trang trí không gian và làm thuốc chữa bệnh, lượng người mua sò huyết về trồng không ngừng tăng cao. Đặc biệt là các công ty môi trường cây xanh hay khu đô thị người ta thường mua số lượng lớn cây sò huyết để trồng cho không gian chung.
Mức giá của cây lẻ bạn khá thấp chỉ dao động khoảng 4.500 đồng/ cây. Mức giá này có thể thay đổi khi người mua số lượng nhiều. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp cây giống sò huyết uy tín. Tại đây, đơn vị sẽ tư vấn và báo giá cụ thể cho bạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp cây giống lẻ bạn uy tín, hãy liên hệ với Vườn mặt trời. Là đơn vị đã có kinh nghiệm nhiều năm và uy tín lớn trong lĩnh vực cung cấp cây cảnh, Vườn mặt trời luôn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng.
Tại đây có đa dạng các dòng cây cảnh khác nhau, bao gồm cây sò huyết. Chỉ cần khách hàng yêu cầu, đơn vị sẵn sàng cung cấp sản phẩm với số lượng lớn. Mức giá mang tính cạnh tranh nhất trên thị trường. Đi cùng với đó là các chính sách ưu đãi phù hợp khác.
Cách trồng cây cảnh sò huyết
Cách trồng cây sò huyết rất đơn giản. Đây là một trong những loài cây cảnh dễ trồng và dễ sống. Cây chỉ cần bám đất là có thể sinh trưởng xanh tốt quanh năm. Khi gặp môi trường lý tưởng, cây cảnh lẻ bạn sẽ vô cùng tươi tốt, bắt mắt và cho hoa rực rỡ.
- Lựa chọn cây giống: Cây sò huyết có thể trồng bằng hạt hoặc tách nhánh từ cây mẹ. Để tiết kiệm thời gian và cho hiệu quả cao thì người ta thường lựa chọn phương pháp chiết cây từ thân mẹ. Nên lựa chọn những cây con khỏe mạnh, lá tươi tốt và không bị sâu bệnh. Khi tách cần có cả rễ kèm theo.
- Đất trồng cây: Đất trồng cây lẻ bạn không cần yêu cầu quá cao. Cây có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Đặc biệt là đất tơi xốp, mùn, dinh dưỡng cao. Đặc biệt, đất trồng giữ được độ ẩm tốt chính là môi trường thích hợp nhất để cây sinh trưởng.
- Trồng cây: Trước khi trồng, bạn nên cắt tỉa bớt những rễ thừa, khô héo và lá vàng của cây giống. Tạo hố trên mặt đất với độ sâu khoảng 5 – 7cm và đặt cây xuống. Lấp đất chặt để giữ cho cây đứng thẳng sau khi trồng. Tưới nước cho cây để đảm bảo độ ẩm thích hợp. Bạn có thể trồng theo hàng, mỗi cây cách nhau khoảng 10 – 15cm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Đại Tướng Quân chữa bệnh gì? Đặc điểm, phân loại & Giá bán
Cách chăm sóc cây sò huyết hiệu quả
Dễ trồng và không cần chăm sóc cầu kỳ chính là ưu điểm của cây sò huyết. Đây cũng chính là lý do giúp cho loài cây này được trồng nhiều tại những khu vực công cộng, ít có sự chăm bón thường xuyên của con người. Tuy nhiên, để cây lẻ bạn luôn duy trì được sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp xanh tươi của mình thì việc chăm sóc là yếu tố cần thiết.
Ánh sáng
Cây sò huyết có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt, cây tiếp xúc với nhiều ánh sáng thì lá sẽ càng xanh tươi. Tuy nhiên, lẻ bạn cũng là cây thuộc bán râm nên chúng vẫn có thể thích nghi tốt trong môi trường râm mát. Chính vì vậy, bạn vừa có thể trồng chúng ngoài không gian thông thoáng hoặc trong phòng kín.
Đối với các chậu sò huyết đặt trong phòng, bạn có thể thường xuyên đem cây ra phơi nắng. Thời điểm thích hợp là lúc nắng nhẹ vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hãy đảm bảo cho cây được phơi nắng ít nhất khoảng 2 – 3 lần trong 1 tuần.
Nước tưới cho cây sò huyết
Cây sò huyết phát triển tốt trong điều kiện độ ẩm cao. Vậy nên, bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây. Đối với cây cảnh sò huyết mới trồng, hãy tưới nước hàng ngày. Lượng nước vừa phải, đảm bảo độ ẩm phù hợp.
Vào thời điểm nắng nóng như mùa hè, mỗi ngày bạn nên tưới nước từ 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, lượng nước này sẽ giảm dần vào mùa đông. Bạn chỉ cần tưới nước từ 1 – 2 lần/tháng.
Cung cấp đủ nước không chỉ giúp cây giữ được tốc độ sinh trưởng nhanh, đẻ nhiều cây con mà còn kích thích chúng ra hoa đẹp.
Bón phân cho cây
Cây cảnh sò huyết không cần bón phân quá nhiều. Thời điểm thích hợp để bón phân là giai đoạn cây mới được trồng và chuẩn bị ra hoa. Bạn có thể bón phân NPK hoặc phân hữu cơ cho cây.
Đối với phân hữu cơ hãy pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:5. Sau đó đem tưới đều trên khắp bề mặt trồng cây lẻ bạn. Phân bón sẽ giúp cho cây sinh trưởng mạnh mẽ, tươi tốt và ít sâu bệnh hơn.
Cây sò huyết không chỉ có tác dụng trong trang trí không gian sống mà còn là nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh hữu ích. Trồng cây cảnh sò huyết trong nhà theo phong thủy còn mang lại ý nghĩa tốt lành về tài lộc, may mắn. Để mua sò huyết trồng với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với https://vuonmattroi.com/ nhé.