Cây Me Nước

Hầu hết mọi người đều đang cố gắng tìm đến những giải pháp chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên làm sao cho an toàn, hiệu quả và hạn chế những tác dụng phụ. Để mọi người có thể chủ động hơn trong những vấn đề này. Sau đây, cùng Apharma tìm hiểu về cây me nước, loại cây có nhiều công dụng cho sức khỏe và hiệu quả trong điều trị một số bệnh.

Cây me nước là cây gì?

Me nước ( tên khoa học: Pithecellobium dulce, thuộc họ Fabaceae). Ngoài ra, nó có tên gọi khác là me keo, găng tây, keo tây…

Nó là loài cây thân gỗ, có thể cao đến 10m. Cuống lá chính dài 2-2,5cm, mọc so le, phân ra 2 cuống nhỏ, mỗi cuống có hai lá chét. Hoa mọc theo chùm ở đầu mỗi cành, hoa nhỏ, màu trắng. Quả dài, có các nút thắt giữa các hạt. Bên trong quả có thịt quả và hạt đen. Quả ăn được, có vị chua chua, ngọt ngọt, bùi và béo.

Cây nảy mầm nhờ hạt, xuất phát từ các vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau này được truyền vào Việt Nam và mọc hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi. Người ta thường sử dụng làm hàng rào, làm cảnh tạo bóng im che mát.

Giá trị dinh dưỡng có trong cây me nước

Quả me có vị chua, ngọt ngọt, tính mát. Trong quả me chứa khá nhiều dinh dưỡng trong đó có nhiều vitamin, khoáng chất điển hình như vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3…Các khoáng chất như Magie, Kali, Phốt pho, Canxi. Đặc biệt nó còn có chất xơ, protein và chất béo.

Cho nên, ngoài là thực phẩm khá kích thích vị giác, là món ăn khoái khẩu hay làm gia vị cho một số món ăn thêm hoàn hảo thì nó cũng có thể chữa được một số bệnh, và là thực vật tự nhiên mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Kiểng Lá

Vỏ cây, rễ cây và lá cây có dược tính có thể dùng điều trị một số bệnh, vấn đề sức khỏe, phòng và điều trị bệnh ngoài da.

Cây Me Nước
Cây me nước giá trị dinh dưỡng và dược liệu

Cây me nước chữa bệnh gì?

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo nghiên cứu, hạt me nước có methanolic, là chất có khả năng chống oxy hóa, có thể làm sạch các gốc tự do, đồng thời giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong máu. Hàm lượng cholesterol tăng nhiều trong máu có nguy cơ gây ra một số vấn đề như xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu, biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. Chính vì thế, dinh dưỡng của me có thể giúp điều chỉnh cholesterol để bảo vệ và giúp tim mạch khỏe mạnh.

Bảo vệ gan thận

Ngoài ra một nghiên cứu trên chuột cho thấy, ở trái me nước cũng có khả năng chống oxy hóa bảo vệ gan khỏi cacbon tetraclorua(CCI4), là một loại độc tố trong môi trường có thể do ăn, hít phải hoặc hấp thụ qua da, nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương làm suy giảm gan, thận. Chính vì thế, trái me được xem là loại quả có khả năng bảo vệ gan, thận khỏe mạnh.

Điều trị sốt rét

Theo nghiên cứu, rễ và vỏ cây me nước có thể dùng để điều trị sốt rét, sốt thông thường và dùng để thanh nhiệt, lương huyết.

Sử dụng bằng cách:

Rễ và vỏ thái nhỏ phơi khô, mỗi ngày sử dụng 10-20g sắc lấy nước uống.

Điều trị tiểu đường

Theo từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi, lá me nước có thể dùng để điều trị bệnh tiểu đường.

Bằng cách : Dùng 10-20g lá me, sắc lấy nước uống mỗi ngày. Có thể dùng lá me tươi để giữ được nhiều thành phần dược liệu hơn.

Điều trị nhức mỏi

Theo kinh nghiệm dân gian, thân cây me nước có thể chữa nhức mỏi xương khớp.

Được sử dụng bằng cách

Chọn những thân cây già, có tuổi, rửa sạch rồi chặt từng lát mỏng. Bỏ hết tất cả những lát mỏng vào hũ và đổ rượu trắng vào đậy kín lại. Sau 1 tháng có thể lấy ra sử dụng. Mỗi ngày uống 1 lần, sau bữa ăn, liều lượng khoảng 1 chén nhỏ.

Tác dụng trong kháng khuẩn, chống nấm

Chiết xuất quả me có chứa nhiều hợp chất tự nhiên, giúp kháng khuẩn. Đây là cách kháng khuẩn một cách tự nhiên, có thể sử dụng để thay thế, hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều trong đời sống.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Hồng Môn Đỏ: Vẻ đẹp và ý nghĩa của loài cây này

Phòng bệnh ngoài da và điều trị một số bệnh

Có thể sử dụng lá me để điều trị bệnh ngoài da, bằng cách tắm hoặc dã nước và bôi lên vùng da bị viêm, điều trị rôm sảy. Đối với trẻ em, có thể nấu nước lá me tắm để phòng bệnh ngoài da, giúp da sạch và thơm.

Phương pháp này vừa tự nhiên, hiệu quả mà còn rất thoải mái và có mùi thơm.

Tác dụng điều trị một số bệnh của cây me nước
Tác dụng điều trị một số bệnh của cây me nước

Giúp phụ nữ mang thai hạn chế ốm nghén

Sử dụng tươi, mứt me hay nước me để sử dụng, hạn chế việc nôn mửa, ốm nghén. Đồng thời, giúp phụ nữ mang thai khỏe mạnh, thoải mái hơn.

Giảm tình trạng ốm nghén nặng hơn, có thể sử dụng bằng cách:

  • Ngậm 5-7 lần ô mai me trong 1 ngày
  • Hoặc, sử dụng 30g quả me xanh, cạo vỏ. Sau đó, cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun sôi đến khi còn 200ml. Chắt lấy nước, cho 10g đường vào khuấy đều, uống 1 ngày 3 lần. Sử dụng trong vài ngày liên tiếp.

Cách sử dụng cây me nước

Đối tượng sử dụng

Quả me có thể được sử dụng như thực phẩm trong ăn uống, nó có thể được sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.

Đối với vỏ cây và rễ cây, nên sử dụng với những người trưởng thành. Nhằm bảo vệ cơ thể và bổ sung dưỡng chất được an toàn và phù hợp.

Đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra lời khuyên khi sử dụng vỏ cây và rễ cây để điều trị bệnh.

Lá cây có thể sử dụng cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi, dùng để tắm hoặc đắp ngoài da chữa rôm sảy.

Các cách sử dụng hiệu quả

Mỗi bộ phận cây me đều có tính dược liệu và thành phần dinh dưỡng khác nhau và dùng để điều trị cho một số vấn đề khác nhau. Cho nên, sau mỗi loại bệnh ở trên, đều đã đưa ra thông tin cụ thể về cách sử dụng hiệu quả. Phù hợp để có thể sử dụng điều trị cho một số bệnh cụ thể hơn.

Cách sử dụng cây me nước
Cách sử dụng cây me nước

Liều dùng cây me nước

Quả me có thể dùng ăn tươi, làm mứt và ngâm pha nước uống, dùng để phòng chống bệnh hoạt huyết, chống nôn ọe, đau gan và vàng da. Có thể sử dụng hằng ngày với liều lượng vừa phải.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Kê Huyết đằng

Với một số bệnh khác, cách điều trị và liều lượng được hướng dẫn cụ thể ở trên. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc, để đối với mỗi bệnh có thể kết hợp thêm một số dược liệu khác đem lại sự hiệu quả nhất định.

Lưu ý khi sử dụng

Quả me là loại quả khá lành tính và an toàn. Cho nên dễ sử dụng cho mọi đối tượng.

Tuy nhiên với vỏ của cây me lại có độc, tuy hàm lượng không quá nguy hiểm. Nhưng nếu muốn sử dụng để điều trị bệnh hãy đến tham khảo thầy thuốc để đảm bảo cách sử dụng hiệu quả, đồng thời có được những sản phẩm an toàn, lành tính và cách sử dụng hợp lý.

Cách trồng cây me keo

Để trồng được cây me nước mọc từ hạt cần người trồng đầu tư rất nhiều thời gian, để sớm sử dụng được thành phẩm Apharma khuyên người trồng sử dụng cây giống cao từ 80cm trở lên. Trồng thêm thời gian ngắn là có ngay quả để dùng.

Trồng cây giống sẽ nhanh hơn và tiết kiệm rất nhiều thời gian. Việc cần lưu ý chỉ còn chuẩn bị đất trồng phù hợp để cây nhanh chịu đất.

Tham khảo ngay đất mùn Alit, đất đồi núi cao chứa đa dạng hệ vi sinh khoáng chất, được khai thác từ các khu rừng nguyên sinh thuộc Di Linh với độ cao 1500m so với mặt nước biển. Đất giàu mùn, tơi xốp, thoáng khí và được ủ sẵn phân dê hoai mục, đất giàu dinh dưỡng, giúp cây con nhanh chiu đất và phát triển mạnh mẽ.

Tác dụng phụ của cây me nước

Sử dụng chiết xuất quả me có thể có khả năng chống loét dạ dày và rối loạn dạ dày. Tuy nhiên, nếu sử dụng quả tươi xanh có vị chua gắt, tính axit mạnh có thể làm dạ dày bị kích thích và đau. Cho nên, hãy sử dụng vừa phải hoặc sử dụng chiết xuất của me để sử dụng an toàn hơn.

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin về đặc điểm, công dụng điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe nhờ cây me nước. Với những thông tin được chia sẻ, hy vọng mọi người có thể tìm đến những giải pháp công hiệu hơn cho sức khỏe và điều trị bệnh. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tây để bảo vệ hệ thống miễn dịch, phòng bệnh và duy trì sức khỏe tốt.

Rate this post