Cây Mảnh Cộng

Mảnh cộng còn gọi là bìm bịp, xương khỉ, thuộc họ ô rô (Acanthaceace). Lá non, người dân thường hái nấu canh với cua cá, hoặc làm rau ăn chung với nhiều loại rau tập tàng trong vườn.

Mô tả cây mảnh cộng

Cây nhỏ, mọn trườn. Lá nguyên, có cuống ngắn, phiến hình mác hay thuôn, mặt hơi nhẵn, mép hơi giúm, màu xanh thẫm. Bông rủ xuống ngọn. Lá bắc hẹp. Học đỏ hay hồng, cao 3-5cm. Tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng. Quả nang dài 1.5cm, chứa 4 hạt.

Cây Mảnh Cộng

CÂY MẢNH CỘNG

Sinh thái cây mảnh cộng:

Mọc rải rác trong rừng rụng lá, bãi trống, bờ bụi; cũng thường được trồng.

Ra hoa vào mùa xuân- hè.

Phân bố:

Mọc phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Còn có ở Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia, Indonexia.

Bột Tam Thất có tác dụng gì

Bộ phận dùng:

Toàn cây

Tính vị, tác dụng:

Vị ngọt, hơi dắng, cay; có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, tán ứ bạt độc.

Mảnh cộng có tác dụng gì?

Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh ( bánh mảng cộng). Lá tươi giã đáp chữa đau sưng mắt và đem xào nongsleen dùng bó gân, sưng khớp, gãy xương. Thường dùng phối hợp với Mò hoa trắng già ra lọc lấy nước uống chữa bệnh lưỡi trắng ở trẻ em. Nhân dân dùng cành lá đáp vết thương trâu bò húc.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Bạch Mai

Ở Nam Hải (Trung Quốc) người ta dùng cây lá làm thuốc trị dao chém thương tích và chữa thiếu máu, hoàng đản, phong thấp. Thường dùng cành lá khô sắc uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp.

Nhưng cách dung thảo dược để điều trị thiếu máu hay suy nhược hiệu qua nhất các bạn nên tham khảo bài tam thất và những tác dụng thần kì?

Ở Vân Nam, cây được dung trị hoàng đản, phong thấp tê đau, kinh nguyệt không đều. Dùng ngoài trị đòn ngã, gãy xương, dao chém, mảnh đạn vào thịt.

Còn ở Quảng Tây, lại dùng để trị bầm huyết.

Ở Thái Lan, lá tươi được dùng trị phỏng, sâu bọ đốt, eczena và mụn rộp.

Một số bài thuốc chữa bệnh:

Chữa bệnh zona (giời leo) bằng cách sắc nước lá mảnh cộng, ngày 100-150g uống và giã lá tươi đắp ngoài.

Chữa đau nhức cơ khớp, phong thấp, lá cành tươi 150-200g sắc uống ngày 3 lần, uống cả tuần.

Chữa chấn thương sưng bầm, lá và ngọn giã bó vào nơi sưng đau.

Chữa lở môi, miệng, lá tươi rửa sạch nhai nuốt nước, bã ngậm.

Chữa bị ban sởi, trái rạ, lá mảnh cộng phối hợp rau giấp cá mỗi vị 100g sắc nước uống ngày vài lần.

Chữa rắn, rết, côn trùng cắn, lá mảnh cộng hái nắm, rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp sát ngay lên vết cắn.

  • củ tam thất có công dụng gì
  • nụ tam thất có tác dụng gì?
Xem Thêm Bài Viết  Cây Thanh Xà - Một Cây Cảnh Đẹp và Dễ Chăm Sóc

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân viêm gan

Người có men gao cao, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu

Người gì bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp

Người bị chấn thương (Sai khớp, bó xương đắp vào vết thương để chóng liền)

Dùng dưới dang thuốc sắc

Dùng 50 gram đun sắc với 1.5 lít nước trong khoảng 15 phút, sử dụng trong một ngày. Thưởng thức khi nước sắc còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.

Lá mảnh công tắm cho trẻ sơ sinh

Lá mảnh cộng có tính sát khuẩn và kháng viêm nhờ thành phần tanin cực kì an toàn với làn da của bé. Sử dụng lá mảnh cộng có thể trị dứt điểm các loại bệnh ngoài da như hăm tã, lở loét, mẩn ngứa, vết côn trùng đốt… Cách nấu nước tắm từ lá mảnh cộng là đun sôi nước với lá trong vòng 30 phút và để nguội sau đó tắm bé như bình thường.

Bệnh nhân ung thư, tốt nhất cho ung thư hạch

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Rate this post