Cây Măng Sặt
Giống cây Măng sặt
NỘI DUNG
Đặc điểm cây Măng Sặt:
Cây Măng Sặt có thân cây to hơn ngón tay cái, cao từ 2,5-4m, vỏ cứng và dầy thuộc họ Tre trúc. Cây măng Sặt không có gai, cây mọc khỏe thành rừng. Cây Sặt có măng dùng làm thực phẩm, thân cây dùng để làm hàng rào, làm cần câu cá hoặc dùng trong chế biến đồ thủ công mỹ nghệ.
Măng Sặt
Măng Sặt mọc từ tháng giêng đến đầu tháng tư âm lịch. Măng Sặt có vị ngọt và mềm, dễ chế biến các món ăn và phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Cây Măng Sặt mọc nhiều trên vùng núi ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng….
Giá trị kinh tế của cây Măng Sặt:
Cây Măng Sặt trồng bằng gốc có rễ, không cần bón phân hay chăm sóc. Sau khoảng 2 năm cây Sặt bắt đầu cho măng. Từ tháng 1-4, khi cây măng Sặt nhú lên khỏi mặt đất 10-15cm thì thu hoạch. Măng mọc trên những triền đồi dốc nên dễ thu hái bằng cuốc, thuổng. Bà con càng đào thường xuyên, măng Sặt càng lên mạnh.
Thu Hái Măng Sặt
Sau vài vụ thu hoạch, có thể phạt bớt cây già cho chồi non đâm lên, mưa ẩm càng nhiều, măng mọc càng nhanh. Đầu vụ, giá măng bán 60-70.000 đồng/kg, vào giữa vụ măng vẫn có giá 20-25.000 đồng/kg. Nếu trồng có bón phân và chăm sóc tốt cây sẽ cho măng sớm và rất sai măng. Trồng trên diện tích 1000m2 mỗi lần thu hoạch được 300-400kg măng. Vào chính vụ cứ 2 ngày phải khai thác 1 lần để măng không lên quá cao, ảnh hưởng đến chất lượng của măng. Khi trồng cây Măng Sặt bà con nên bón thêm NPK và phân chuồng hoai mục vào đầu vụ(trước mùa măng 2 tháng) để măng ra nhiều và to hơn.
Những món ngon từ Măng Sặt:
Măng Sặt giòn sần sật, thơm ngọt chứ không đắng và hăng như các loại măng rừng khác. Măng Sặt có thể chế biến được rất nhiều các món ăn như: Măng Sặt luộc, Măng Sặt om sườn, Măng Sặt xào thịt bò, Om thịt Vịt, món măng nướng…
Măng Sặt xào thịt Bò:
Măng Sặt bóc vỏ già, rửa lại lần nữa cho thật sạch, để ráo nước. Cho từng cái măng lên thớt, dùng dao thái măng để khi xào măng nhanh chín và dễ ngấm gia vị. Thịt bò mua về rửa sạch, thái miếng mỏng ướp với gia vị và dầu ăn. Gừng bỏ vỏ, đập dập, cho vào chảo phi thơm với chút dầu ăn, cho thịt bò vào xào chín thì bỏ ra để riêng.
Măng Sặt Xào Thịt Bò
Thêm chút dầu vào chảo rồi cho măng vào xào kỹ cho chín, nêm gia vị, hạt nêm vừa ăn. Măng chín và ngấm gia vị, các bạn cho thịt bò vào xào cùng cho chín đều, rắc hành hoa cắt khúc vào và tắt bếp.
Măng Sặt ninh sườn Lợn:
Măng Sặt bóc vỏ, dùng dao lớn đập dập măng cho dễ ngấm gia vị. Sườn Non chặt khúc vừa ăn rồi cho vào ướp gia vị. Cho măng, cà chua vào xào với sườn lợn tới khi chín. Thêm chút nước cho săm sắp rồi ninh nhỏ lửa cho mềm. Thêm gia vị, một chút hành, thì là hoặc rau mùi tàu là ta đã có món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.
Măng Sặt Ninh Sườn Lợn
Măng Sặt luộc:
Măng Sặt bóc bỏ vỏ, rửa sạch bỏ phần già và để nguyên cả cây Măng. Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho măng vào, đun sôi 10-15p vớt ra để ráo nước là có thể dùng được.
Măng Sặt Luộc
Với món luộc, ăn kèm phải là muối chấm được trộn ngon. Người ta thường dùng gừng, ớt, hạt sẻn, hạt dổi giã nhỏ, trộn cùng với muối chấm để làm dậy lên vị ngon đặc biệt của măng.
Măng sặt Om thịt Vịt:
Măng Sặt luộc chín, thái miếng vừa ăn. Thịt vịt chặt miếng, tẩm ướp gia vị từ 15-20p cho ngấm đều. Cho thịt vịt vào xào chín tới, rồi cho măng đã thái vào om nhỏ lửa với thịt vịt. Thêm tỏi gia vị với hạt tiêu, hành để có món ăn ngon và lạ miệng.
Măng Sặt Om Thịt Vịt
Măng Sặt giờ đây đã trở thành món ăn yêu thích của tất cả những ai đã một lần thưởng thức. Vào mùa măng khắp nơi từ vùng thấp đến vùng cao, từ miền núi đến đồng bằng đều bán loại măng này. Món ăn giản dị nhưng hội tụ đầy đủ sự tinh túy của núi rừng Tây Bắc với vị thơm ngon, giòn ngọt đã tạo nên một “thương hiệu” riêng cho món ăn đặc sản của vùng cao Tây Bắc.
Mọi thông tin liên hệ mua giống cây Măng Sặt
Thôn 4 – xã Văn Phú – TP Yên Bái – Yên Bái
KS Trần Hoàn: 0387072577
ZL, FB: 0387072577
Email: tranlehoan.edu@gmail.com
Xem thêm: Cây Quế – Cây Bách Xanh – Cây Tre Ngọt – Cây Trai Lý – Cây Táu – Cây Sưa Đỏ – Cây Sến – Cây Nghiến – Cây Mun Sừng – Cây Tếch – Cây Sao Đen – Cây Giáng Hương – Cây Gáo Vàng – Cây Re Gừng – Cây Chò Chỉ – Cây Đinh Thối – Cây Đàn Hương – Cây Ngọc Am(Hà Giang)