Cây Mai Nhật
Cây mai Nhật Bản hay còn được gọi là Hoa Mai Đỏ (Chaenomeles Japonica) có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Với kiểu cách độc lạ, dễ tạo dáng bonsai lại rất sai hoa từ chúm chím cho tới hé nở nên mai đỏ trở thành “ứng cử viên” sáng giá có thể soán ngôi của mai vàng trong vài năm tới. Bạn đã biết loại cây này thích hợp trong điều kiện môi trường như thế nào, cách trồng ra sao chưa? Trong nôi dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn nhiều hơn về chủ đề này, cùng theo dõi bài viết với chúng tôi nhé!
NỘI DUNG
Đặc điểm cây mai đổ Nhật Bản
Mỗi cây Mai Đỏ có độ cao khoảng 30-80cm, bề ngang trung bình là 50cm, cây có thể cao hơn nếu trồng vườn. Đặc biệt, mai đỏ cho rất nhiều hoa và nụ, mọc thành từng chùm chi chít thân cành, mỗi khi mai nở, cả cây mai như một quả cầu rực lửa, rất ấn tượng.
Hoa Mai Đỏ rất sai hoa, một cây trung bình cho khoảng 60 – 150 bông, đôi lúc lên tới 200 nụ/cây. Không những đẹp, cây mai đỏ còn chơi được rất lâu, hoa to bền màu, đường kính hoa khoảng 3-5 cm, từ khi hé nụ đến lúc tàn khoảng hơn 2 tháng, và hoa nở đúng vào dịp Tết nguyên đán.
Trong nghệ thuật bonsai, mai đỏ rất được ưa chuộng vì dễ tạo hình với hoa dày và dáng đầy nghệ thuật. Theo phong thủy, mai đỏ được xem là loại hoa mang đến vận khí may mắn, sự tươi mới trong dịp đầu năm.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai Nhật Bản
-
Đất trồng
– Mai đỏ thích đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, hơi chua và thoát nước tốt.
-
Chậu trồng
– Bạn nên chọn chậu sâu và có đục lỗ thoát nước.
-
Cách trồng
– Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng gió và lấp đất ½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất.
-
Ánh sáng
– Mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần các nơi có gió hay chỗ nào có nhiều giớ lùa, nếu đặt những nơi có nhiều gió lùa thì cây sẽ mất nước, thường là rụng lá hoặc rụng hoa thường là sớm hơn so với bình thường và rất khó để chơi tết.
-
Tưới nước
– Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.
-
Bón phân
– Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá. Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần.
-
Diệt cỏ dại, bắt sâu
– Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại.
Với nội dung bài viết mà chúng tôi chia sẻ. Mong rằng bạn sẽ hiểu thêm về cách trồng và chăm sóc cây mai Nhật Bản. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!