Cây Mã Tiền

Mã tiền (mã tiền chế) từ lâu đã dùng để bào chế nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Vậy công dụng, liều dùng và những bài thuốc quý chữa xương khớp ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Mã tiền là cây gì?

Mã tiền còn có tên gọi khác là củ chi, phiên mộc miết, mác sèn sứ (theo tiếng Tày), co bên kho, co sét ma (tiếng Thái)

Tên khoa học: Strychnos nuxvomica, Strychnine tree, poisin nut tree

Tên “Mã tiền” dùng để chỉ nhiều cây khác nhau thuộc chi Strychnos, là cây to, thân đứng, cao từ 5-12m, cành nhẵn, không có móc, đôi khi có gai ở kẽ lá, vỏ màu xám có lỗ bì. Hoa mọc thành chùy, có màu trắng hoặc vàng nhạt, quả hình cầu, đường kính từ 3-6cm, vỏ cứng, nhẵn bóng. Khi chín có màu vàng cam hay vàng đỏ, trong chứa cơm quả màu trắng và 1-5 hạt tròn dẹt như khuy áo.

Đường kính hạt từ 2-2,5cm, dày 4-5mm, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt ở giữa, hạt màu xám. Mùa hoa và quả thường từ tháng 2 đến tháng 8.

Đây là loài cây thuộc chi Strychnos L. có khoảng 150 loài trên thế giới. Việt Nam có gần 20 loài. Ở Việt Nam, vị thảo dược này chỉ thấy ở các tỉnh phía nam, tập trung nhiều nhất ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang (đảo Phú Quốc), Gia Lai và Đắc Lắc.

2. Thành phần

Hạt mã tiền chứa nhiều chất thuộc các nhóm như:

  • Alkaloid: Strychnin (chiếm 50% trong tổng số các alkaloid), brucin, α-colubrn, β-colubrin, vomicin, pseudostrycbnin.
  • Dầu béo: 4-5%. Để lâu cao sẽ bị khét
  • Glycosid: loganin (loganoisid)
  • Nhiều chất khác: acid loganic, stigmasterin, cycloartnol

Tuy nhiên, hoạt chất trong vị thuốc này có tính độc, vì vậy để áp dụng vào các bài thuốc chữa bệnh cần biết cách chế biến để giảm độc tính.

3. Mùi vị

Hạt mã tiền có vị đắng, tính lạnh, có độc, có tác dụng làm mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt, thông kinh hoạt lạc, tán kết, tiêu thũng, chỉ thống, trừ phong thấp và tê bại.

4. Thu hái và chế biến

Hạt được thu hái trực tiếp từ quả chín, phơi hay sấy khô. Có thể sử dụng hạt trực tiếp làm thuốc hoặc nguyên liệu chiết xuất strychnine.

Y học cổ truyền dùng Mã tiền đã qua chế biến (Mã tiền chế) để giảm độc tính thông qua một số phương pháp như:

  • Phương pháp 1: Ngâm hạt mã tiền (củ chi) trong nước vo gạo trong khoảng 36 giờ cho đến khi mềm. Lấy ra cạo vỏ ngoài và mầm hạt, thái mỏng, sấy khô tẩm dầu vừng một đêm sau đó sao vàng đậm cho hết dầu và cho vào lọ kín.
  • Phương pháp 2: Cho hạt vào dầu vừng, đun sôi cho đến khi hạt nổi lên thì vớt ra. Thái nhỏ sau đó sấy khô.
  • Phương pháp 3: Ngâm hạt trong nước gạo một đêm rồi vớt ra rửa sạch. Cho vào nồi nấu với nước cam thảo trong 3 giờ (cứ 100g hạt cho 400ml nước và 20g cam thảo). Lấy dần ra bóc vỏ khi còn nóng và bỏ mầm hạt. Sau đó đun dầu vừng 300mg cho sôi, bỏ nhân vào khi thấy nổi lên thì vớt ra ngay. Thái nhỏ 2-3mm rồi sấy khô cho vào lọ kín.
  • Phương pháp 4: Cho hạt vào cát nóng rang cho cháy lông, nứt vỏ. Lấy ra sàng cát và bỏ nhân, bỏ mầm. Sau đó thải nhỏ hoặc tán bột đựng trong lọ kín.
Xem Thêm Bài Viết  Cây Bạch đồng nữ - Vị thuốc từ thiên nhiên cho phụ nữ

(Theo Phương pháp bào chế đông dược, 1965)

5. Cây mã tiền có tác dụng gì?

Mã tiền được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền với các công dụng như:

Trong y học hiện đại dùng để điều trị các bệnh lý:

  • Bệnh suy nhược
  • Viêm dây thần kinh do nghiện rượu, say rượu cấp, đái dầm, ngộ độc thuốc ngủ barbituric
  • Làm thuốc bổ đắng kích thích tiêu hóa

Trong y học cổ truyền, mã tiền được sử dụng nhiều trong chữa tình trạng đau nhức xương khớp và một số bệnh lý như:

  • Tiêu hóa kém
  • Phong thấp, đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân
  • Tiêu khí huyết tích tụ trong bụng
  • Đau dây thần kinh
  • Bại liệt, liệt nửa người
  • Chó dại cắn

6. Cây mã tiền chữa bệnh xương khớp hiệu quả không?

Trong mã tiền có thành phần strychnine, brucine, 2 alkaloid có tác dụng mãnh liệt chữa đau xương khớp, đã được nghiên cứu có tác dụng với hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, từ đó giúp tăng dẫn truyền thần kinh, giảm đau, tăng trương lực cơ.

Ngoài ra, vị thuốc này còn làm tê liệt thần kinh cảm giác vùng rễ, làm giảm những cơn đau do đau nhức xương khớp.

Các bệnh lý xương khớp thường đặc trưng bởi những cơn đau nhức cấp hoặc mạn tính. Khi sử dụng mã tiền có các hoạt chất brucine và brucine N-oxide giúp ức chế đáng kể sự giải phóng prostaglandine E2 trong mô viêm, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh xương khớp.

Cũng tại Tọa đàm Vị mã tiền và mã tiền chế sử dụng trong y học cổ truyền, GS.TS Phạm Thành Kỳ, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội khẳng định: “Trong hạt mã tiền có hoạt chất strychnin. Strychnin có tính độc nhưng hàm lượng sau bào chế đã giảm, không còn độc tính mà chỉ có tác dụng điều trị bệnh. Do đó, Mã tiền chế an toàn đối với người bệnh”.

Như vậy, mã tiền được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y chủ trị các bệnh xương khớp và có tác dụng với người dùng (lưu ý tuỳ vào cách dùng mà có thể chế biến để giảm độc tính, đảm bảo an toàn cho người sử dụng).

Xem Thêm Bài Viết  Cây Quýt Gai - Tìm hiểu về cây quýt gai và công dụng của nó

>> Tìm hiểu thêm: [Top 10+] sai lầm điều trị bệnh xương khớp khiến bệnh càng nặng

7. Các bài thuốc từ mã tiền

7.1. Chữa phong thấp, liệt nửa người

Cách thực hiện:

  • Hạt mã tiền nấu với dầu vừng cho đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng
  • Vớt hạt, đập nhỏ và tán bột mịn
  • Mỗi lần sử dụng 0,1g đến khi thấy ra mồ hôi thì dừng
  • Đây là bài thuốc theo Hải Thượng Lãn Ông.

7.2. Chữa phong tê thấp, đau nhức sưng khớp

Thành phần:

  • Bột mã tiền chế 50g, bột thương truật 20g, bột hương phụ tứ chế 13g, bột mộc hương 8g, bột địa liễn 6g, bột quế chi 3g

Cách dùng:

  • Chia làm 1000 viên, mỗi ngày 4 viên, tối đa 5 viên.
  • Mỗi đợt uống 50 viên rồi nghỉ
  • Đây là bài thuốc phong Bà Giằng, Thanh Hóa.

7.3. Chữa thấp khớp

Có thể sử dụng dưới dạng viên như viên Hy Đan

Công thức cho 1 viên: mã tiền chế 0,013g, hy thiêm 0,003g, ngũ gia bì 0,0005g, cao ngũ gia bì 0,035g

Liều dùng:

  • Mỗi lần 20 viên, uống 1 ngày 80 viên để chữa thấp khớp.

7.4. Bài thuốc chữa viêm khớp và viêm khớp dạng thấp

Cách thực hiện cho bài thuốc chữa viêm khớpviêm khớp dạng thấp:

  • Chuẩn bị: ngưu tất, thương truật, nhũ hương, cam thảo, cương tàm, toàn yết, một dược và ma hoàng, mỗi vị 36g, mã tiền 300g
  • Mã tiền cho trong nồi đất, thêm nước và 300g đậu xanh đến khi đậu nứt ra.
  • Lấy hạt bóc lớp vỏ đen, thái lát và phơi khô sau đó sao với cát sao cho chuyển sang màu vàng đen
  • Một dược và nhũ hương sao vàng trên miếng ngói đến khi hết dầu, các vị còn lại cho vào nồi đất sao vàng
  • Được tất cả nguyên liệu đem tán bột, trộn đều

Cách dùng:

  • Dùng từ 0,5g – 1g với rượu
  • Nên dùng trước khi đi ngủ
  • Sau khi dùng nên tránh gió hoặc giảm liều dùng đối với người già, người sức khỏe, sức đề kháng kém.

7.5. Mã tiền chữa đau vai gáy

  • Sử dụng 60g huyết kiệt và 30g mã tiền chế sao cháy vàng tán bột mịn, chia thành 60 gói
  • Mỗi lần dùng 1 gói khoảng 1,6g
  • Ngày dùng 2 lần để giảm tình trạng đau vai gáy.

>> Tìm hiểu thêm: Đau vai gáy: Nguyên nhân -Triệu chứng – Điều trị

7.6. Mã tiền ngâm rượu xoa bóp

Rượu mã tiền từ lâu đã được dân gian lưu truyền có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.

Cách ngâm rượu mã tiền:

  • Hạt mã tiền sau khi được sơ chế giã nát ngâm với rượu trong vòng 1 tuần.

Cách dùng:

  • Trực tiếp xoa rượu đã ngâm lên vị trí đau nhức để giảm các cơn đau
  • Tuyệt đối không được uống rượu ngâm mã tiền vì có thể ngộ độc, nguy hiểm tính mạng.

7.7. Bài thuốc trị di chứng bại liệt ở trẻ nhỏ

Thành phần:

  • Mã tiền tử (sao với cát), xuyên tỳ giải, ngưu tất, mộc qua, ô xà nhục, tục đoạn, ngô công, dâm dương hoắc, đương quy, nhục thung dung, kim mao cẩu tích, ô tặc cốt mỗi vị 30g
  • Thỏ ty tử, cương tàm 60g
  • Tán bột mịn các loại thảo dược
Xem Thêm Bài Viết  Cây Cát Lồi - Thảo Dược Quý Trị Nhiều Bệnh

Cách dùng:

  • Lấy dâm dương hoắc sắc nước sau đó hòa với các loại bột dược liệu trên, tán viên nhỏ
  • Mỗi lần uống từ 0,3-1g, pha với nước ấm
  • Ngày uống 3 lần, có thể giảm liều với người cơ địa kém

8. Liều dùng

Do hạt có nhiều hợp chất chống viêm mạnh nên cần chú ý liều lượng.

  • Liều trung bình của mã tiền cho người lớn là 0,05g một lần, 0,15g trong vòng 24 giờ
  • Liều tối đa người lớn 0,10g một lần 0,30g trong vòng 24 giờ
  • Trẻ dưới 3 tuổi không dùng
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên: 0,005g cho mỗi tuổi
  • Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Không dùng quá liều quy định

9. Mua mã tiền ở đâu? Giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, mã tiền chủ yếu lấy từ nguồn thu hái tự nhiên, chưa có đơn vị nào tiến hành vùng trồng dược liệu này. Vì vậy, khi sử dụng loại hạt này để làm các bài thuốc chữa bệnh bạn nên tới những cơ sở, nhà thuốc Đông y có uy tín để tìm mua sản phẩm đúng chất lượng.

Hạt mã tiền hiện đang có giá bán dao động từ 150.000đ – 180.000đ/kg và có nhiều dạng như dạng bột hoặc hạt đã thái mỏng sơ chế, thuận tiện cho người dùng.

Không nên mua các sản phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Trường hợp đặt mua qua website hoặc mua online, bạn nên kiểm tra rõ thời hạn sử dụng, ngày sản xuất và tình trạng sản phẩm có nấm mốc, hư hỏng hay không.

10. Lưu ý khi sử dụng mã tiền

10.1. Kiêng kỵ khi dùng

  • Mã tiền không được dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi, người mất ngủ, thể trạng suy nhược
  • Nếu dùng theo đường uống bắt buộc phải qua chế biến và bào chế
  • Trong quá trình sử dụng nên kiêng gió, hạn chế ra ngoài hoặc để gió lạnh vào người
  • Nếu thấy ngộ độc (co giật ở môi và các cơ, ngáp nhiều, chảy nước dãi, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu) có thể sắc nhục quế 8g để giải độc.

10.2. Thận trọng khi sử dụng mã tiền

Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia trong một số trường hợp như:

  • Đang sử dụng thuốc điều trị
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của mã tiền
  • Đang mắc các bệnh lý, rối loạn…
  • Thận trọng với người bị bệnh gan vì strychnine có thể gây tổn thương gan hoặc làm bệnh gan nặng hơn
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm đảm bảo an toàn, đã được kiểm nghiệm rõ ràng

Trên đây là một số thông tin về hạt mã tiền, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ vị thảo dược này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

XEM THÊM:

  • Cây Hy thiêm – Thảo dược hỗ trợ các cơn đau nhức xương khớp
  • Đương quy – Dược liệu bổ máu, trị đau nhức xương khớp hàng đầu
  • Tục đoạn – Thảo dược cho người bệnh xương khớp
Rate this post