Cây Lựu ấn độ
Lựu Ấn Độ là loại quả rất ngon, giàu chất dinh dưỡng và được đánh giá là loại lựu ngon nhất trong các loại lựu trên thế giới. Giống cây lựu Ấn Độ trồng cũng không quá khó như nhiều người tưởng và dưới đây là một số thông tin hữu ích cho ai đang tìm hiểu nhé.
Chắc hẳn những ai quan tâm về các giống cây ăn quả thì có thể biết được giống cây lựu Ấn Độ không những có khả năng phát triển mạnh phù hợp với đặc điểm khí hậu từng vùng mà quả lựu còn chứa giá trị dinh dưỡng rất cao, rất được ưa chuộng tại các cửa hàng, siêu thị hiện nay. Ngoài ra, cây có đặc điểm thân thấp, nhiều quả nên được lựa chọn trồng trong chậu nhằm trang trí cho ngôi nhà, vừa để làm cây cảnh, vừa cho trái ngọt. Với những ưu điểm như vậy, giống lựu Ấn Độ đã và đang được lựa chọn là giống cây trồng đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao như giống cây vú sữa hoàng kim cho người trồng.
NỘI DUNG
Cây lựu đỏ Ấn Độ
Giới thiệu về giống cây lựu Ấn độ
Tên gọi
Cây lựu Ấn Độ được biết đến với tên khoa học là Punica Granatum, ở Việt nam người ta thường gọi là Lựu đỏ Ấn Độ. Ngoài ra, ở một số nơi nó còn có tên gọi khác là lựu đỏ Ai Cập.
Nguồn gốc xuất xứ
Với nguồn gốc từ Tây Nam Á, cây lựu Ấn Độ được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Phân bố giống lựu Ấn Độ
Ở Việt Nam, giống lựu Ấn Độ đang được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam. Đặc điểm dễ canh tác, dễ dàng thích nghi với các loại đất trồng, chỉ cần là những loại đất giàu dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển mạnh và đem lại hiệu quả cao.
Đặc điểm của giống cây lựu đỏ Ấn Độ
cây lựu đỏ ấn độ trưởng thành
Giống cây lựu Ấn Độ là loại cây ăn trái thân gỗ dạng bụi giống cây nho thân gỗ một nét đặc biệt ở giống cây này chính là sự thay đổi màu sắc và hình dáng của thân cây tùy theo tuổi của nó. Khi cây còn non thì thân sẽ có màu xám đỏ dạng vuông, còn với những cây đã trồng lâu năm thì thân có màu xám và dạng tròn.Thân cây cao chỉ khoảng 3-5m với cây trưởng thành và có ít gai.Nhánh cây thường mọc ngay từ gốc, dày thành những bụi cây, nhánh cây non vươn dài rất dẻo dai.
Lá cây thì có phần điệu đà hơn với hình dáng thon dài và 2 mặt đều có màu xanh bóng, mọc đối xứng nhau. Thuộc loại lá đơn, phiến nhẵn, đầu lá nhọn với các gân lá hình lông vũ nổi ở mặt dưới lá có màu nâu đỏ.
Hoa lựu có đặc tính nở tập trung vào mùa hè, kích thước to, nhiều cánh, mọc đơn độc hoặc thành cụm ở cành hoặc nách lá cây. Hoa có màu đỏ tươi hoặc đỏ tía, hoa mọc đều nhau và có nhiều nhị bầu, các ô chứa noãn xếp chồng lên nhau, vì vậy giống lựu này thường ra rất nhiều quả.
Quả của giống lựu Ấn Độ này rất to và mọng nước. Khi xanh vỏ sẽ dày và cứng, có màu xanh xen lẫn đỏ, còn khi chín có màu đỏ tía hoặc vàng. Và quả nào cũng vậy, phần đầu quả còn có từ 3-5 lá đài. Tách quả lựu ra có thể thấy những hạt lựu mọng nước, ngọt thơm, giàu dinh dưỡng. Hạt có màu hồng hoặc hồng trắng được ngăn chia bởi các vách hình khối đa giác đẹp mắt.
quả lựu đỏ ấn độ
Ý nghĩa tác dụng của loại quả lựu đỏ ấn độ
Cây lựu Ấn Độ là loại cây ăn quả rất ngon có giá trị dinh dưỡng cao. Cây vừa được trồng để phát triển kinh tế người dân, vừa trồng làm cảnh với ý nghĩa đưa may mắn tài lộc vào nhà nên rất được các nhà vườn lựa chọn trồng nhiều. Đặc biệt, quả lựu có chứa rất nhiều chất cần thiết cho cơ thể và tốt cho hệ tiêu hóa, bổ sung vitamin C, tăng tế bào hồng cầu cho người thiếu máu. Ngoài ra, mỗi ngày uống một cốc nước ép lựu tươi hoặc ăn một quả sẽ giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh, phòng ngừa ung thư.
Đối với chị em có nhu cầu làm đẹp thì không thể thiếu những quả lựu ngọt, thơm, mọng nước được. Lựu cực kỳ tốt cho da, giúp tăng độ đàn hồi và mờ các vết thâm hiệu quả. Hạt lựu có thể ép dầu để sử dụng, ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư da và rất tốt cho phụ nữ mang thai.
cây lựu đỏ cổ thụ trồng chậu làm cảnh
cây lựu đỏ bonsai
Kỹ thuật trồng cây lựu đỏ Ấn Độ
Giống Cây lựu Ấn Độ được trồng từ hạt hoặc chiết cành, để đạt chất lượng tốt thì nên trồng vào mùa mưa để cây không bị mất đổ ẩm.
Ngoài ra, cây lựu rất ưa thích những loại đất pha cát có phân mục hoặc đất có nhiều chất dinh dưỡng. Giống cây này rất sợ những vùng đất khô cằn, không có nước hoặc nơi có nhiệt độ thấp sẽ khiến cây phát triển chậm, sinh trưởng kém.
Chăm sóc cây theo định kỳ
trồng cây lựu đỏ ấn độ
Để cây phát triển mạnh, cho năng suất cao thì cần được chăm sóc theo định kỳ:
Với đặc tính sợ khô cằn và thiếu nước nên cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây, nhất là thời kỳ quả phát triển và sắp chín. Thường xuyên vun xới, phủ rác, cỏ, cây phân xanh.. để tránh cỏ dại mọc.
Cắt tỉa và tạo hình cho cây: Thường xuyên cắt tỉa những cành dày, yếu, vặt bỏ chồi non để tập trung dinh dưỡng nuôi những cành cây khỏe, thúc đẩy chồi khi sắp đến thời điểm ra hoa.
Quá trình bón phân cũng cần bón đúng thời điểm: Mặc dù giống lựu ưa phân bón nhưng đối với những cây trồng làm cảnh trong chậu thì không nên bón quá nhiều làm cho cây triển mạnh nhưng không ra quả. Khi cây đến mùa sinh trưởng, có thể lựa chọn những loại phân hữu cơ, phần trùn, dế…rất tốt cho cây và nếu quan sát thấy cây đã bắt đầu chớm nụ thì loại phân tốt nhất để xúc tiến quá trình nở hoa và đậu trái là phân NPK.
Trên đây là những kiến thức về giống cây lựu Ấn Độ, có thể giống cây này chăm sóc không quá cầu kỳ nhưng muốn đạt chất lượng cao thì cần phải tuân thủ đầy đủ các quy trình: tưới đủ nước, bón phân theo định kỳ, cắt tỉa và phòng cỏ dại cho cây, chắc chắn đến mùa thu hoạch cây cũng không phụ công sức của người trồng.