Cây Lưỡi Rắn

Cây lưỡi rắn được biết đến như một loài cỏ dại mọc ven đường. Loài cỏ dại này lại có tác dụng thanh nhiệt giải độc và thường dùng để hạ sốt, chữa rắn độc cắn hay để giảm đau, lợi tiểu. Tuy nhiên nó cũng có nhiều tác dụng dược lý khác như kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ gan và lợi mật

Đặc điểm cây lưỡi rắn

Tên gọi

  • Tên khoa học: Oldenlandia corymbosa hay Hedyotis corymbosa(L.) Lam. Họ Cà phê (Rubiaceae)
  • Lưỡi rắn còn được gọi là cỏ lưỡi rắn, vương thái tô, cóc mẳn, đơn dòng, đơn thảo, tán phong hoa nhĩ thảo, bòi ngòi ngù, vỏ chu, xà thiệt thảo.

Cây lưỡi rắn và bạch hoa xà thiệt thảo (Oldenlandia diffusa Willd hay Hedyotis diffusa Willd) thuộc cùng họ, cùng chi nhưng khác loài

Mô tả cây

Thân lưỡi rắn là dang thân thảo, mọc sà sát đất, phân nhánh nhiều, dài 30-40 cm, không lông. Thân non có tiết diện vuông, màu xanh hay nâu tím; thân già có tiết diện tròn, màu nâu. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá thuôn hẹp, hai đầu nhọn, mặt trên màu xanh đậm. Gân lá hình lông chim, chỉ có gân chính nổi rõ. Cuống lá ngắn có lá kèm.

Cụm hoa là xim mang 2-4 hoa ở nách lá, đôi khi ở ngọn cành. Hoa màu trắng hay tím nhạt. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 4. Có 4 lá đài màu xanh, chia 4 thùy hình tam giác hẹp, dài khoảng 1 mm, tiền khai van. Nhị rời, đính ở đáy ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dài bằng bao phấn; bao phấn hình bầu dục, màu nâu, đính giữa, hướng trong, nứt dọc. Có một vòi nhụy, rất ngắn, màu trắng có nhiều gai nạc.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Lim Xẹt: Cung cấp bóng mát và sắc hoa rực rỡ

Quả nang, có 2 thùy cạn, mặt ngoài có 4 gân, đài tồn tại. Quả lúc non màu xanh, lúc già màu vàng nhạt. Hạt nhiều, nhỏ, màu nâu vàng.

Bộ phận dùng

Toàn cây

Phân bố, thu hái và chế biến

Loài phân bố khắp nơi, thường gặp ở vùng bình nguyên hay những nơi có độ cao khoảng 300 m. Trên thế giới cây phân bố chủ yếu ở các nuớc trong khu vực có khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ, Xri Lanka, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào và Trung Quốc.

Cây Lưỡi rắn thuộc loại ưa sáng và ẩm, thường mọc thành đám trên các bãi đất hoang, vườn, ruộng cao và nương rẫy. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, sinh trưởng và phát triển nhanh vào mùa hè thu và tàn lụi trước mùa đông. Cây ra hoa nhiều, khi quả già tự mở để phát tán hạt ra xung quanh.

Sau khi thu hái cây, đem đi rửa sạch, có thể dùng tươi, phơi khô hay sao vàng

Thành phần hóa học

Theo “Trung dược từ hải”, tập I, 1993 cây có chứa corymbosin, asperulosid, acid geniposidic, scandosid, asperglavcid. Ngoài ra trong lá còn chứa rất nhiều vitamin C.

Phần trên mặt đất chứa de-acetylasperulosid, asperulosid, acid asperulosidic, acid deacetylasperulosidic, 10-O-p.hydroxylbenzoyl scandosid methyl ester…

Tính vị

Vị ngọt nhạt, tính mát.

Tác dụng của cây lưỡi rắn

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền, cây có tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi niệu.

Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm

Tác dụng kháng khuẩn trên in vitro không mạnh. Cây Lưỡi rắn có tác dụng yếu đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ. Tuy nhiên cây có tác dụng đáng kể trên thỏ bị viêm ruột thừa. Các nhà khoa học cho rằng cơ chế kháng viêm nhiễm có thể là do cây tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể; làm tăng hoạt lực tế bào thực bào từ đó làm tăng chức năng miễn dịch không đặc hiệu

Xem Thêm Bài Viết  Cây Lấy Gỗ: 10 Loại Cây Quý Với Giá Trị Kinh Tế Cao

Ngoài ra cây còn được ghi nhận khả năng tăng cường chức năng của vỏ thượng thận. Vì vậy tăng khả năng chống viêm

Tác dụng giảm độc tố rắn độc

Các nghiên cứu thực nghiệm trên chuột bị rắn độc cắn được cho uống dịch chiết cây lưỡi rắn cho kết quả giảm tỷ lệ tử vong đáng kể so với nhóm chứng

Tác dụng bảo vệ gan

Một nghiên cứu tại Ấn Độ sử dụng chiết xuất methanolic của toàn bộ cây lưỡi rắn trên chuột Wistar. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây lưỡi rắn có tác dụng bảo vệ gan và lợi mật.

Dùng cây lưỡi rắn điều trị bệnh gì

Toàn cây được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc; lợi tiểu, lợi mật, chữa rắn cắn. Thành phần acid geniposidic trong cây có tác dụng tẩy xổ.

Cây thường được dùng chữa sốt cao, đau nhức xương khớp hay chữa rắn độc cắn. Ngoài ra một số bệnh lý như viêm gan vàng da, đau bụng do sỏi mật hay các bệnh viêm đường tiết niệu, ho viêm họng… cũng cải thiện khi được cho điều trị bằng cây này.

Liều dùng và các bài thuốc dân gian của cây lưỡi rắn

Liều dùng

25g – 30g /ngày, có khi lên đến 60g/ ngày

Có thể sắc uống hay hãm như nước trà để dùng hằng ngày. Dùng ngoài tùy theo bệnh lý.

Các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian

  • Chữa rắn cắn

Theo kinh nghiệm dân gian, cây Lưỡi rắn dùng tươi để giải độc, chữa rắn cắn rất có hiệu quả.

Lấy 100 g cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi uống, còn bã thuốc thì đắp lên vết thương, băng lại. Chú ý khi uống thuốc nên cởi dây garô, ngày uống 2-3 lần. Những lần sau tăng liều lượng lên 200 g. Sau khi uống thuốc, người bị nạn thấy đỡ đau nhức, ngủ được.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Cà Gai

Lưu ý: Đây chỉ là biện pháp sơ cứu, giải độc ban đầu cho người bị rắn độc cắn khi mà chưa có thuốc giải độc, sau khi thực hiện xong các biện pháp trên cần lập tức đưa nạn nhân đi bệnh viện tiêm huyết thanh giải độc và điều trị càng sớm càng tốt.

  • Chữa viêm ruột thừa cấp đơn thuần, viêm phúc mạc nhẹ

Dùng 60 g thuốc sắc chia 2-3 lần dùng trong ngày

  • Chữa sốt cao

Lấy 30g lưỡi rắn khô đem sao vàng hạ thổ hoặc sắc với 600ml nước còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày

  • Điều trị ho, viêm họng, hạ sốt, an thần, giảm đau nhức xương khớp

Dùng 20g cây khô hoặc 80g cây tươi đem sao vàng hạ thổ rối hãm trong 1 lít nước (như hãm trà).Ủ khoảng 20 phút, sau đó chắt lấy nước uống trong ngày.

  • Chữa viêm tiết niệu, bí tiểu

Lấy cây tươi 80g giã nát, thêm chút nước, dùng khăn mỏng vắt lấy nước, thêm chút đường hòa đều uống hàng ngày. Cách này vừa có tác dụng thanh nhiệt, mát, và giúp lợi tiểu và điều trị viêm tiết niệu rất hay và hiệu quả.

  • Chữa viêm gan, vàng da

Kết hợp lưỡi rắn với Hạ khô thảo và Cam thảo có tác dụng cải thiện chức năng gan, giảm tình trạng vàng da trên bệnh nhân viêm gan

Tóm lại, cây lưỡi rắn là một loài cỏ dại mọc ven đường rất thông dụng và dễ tìm. Nó có nhiều đặc tính dược lý giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc. Có nhiều bài thuốc dân gian được phát triển và nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh các tác dụng dược lý của cây. Tuy nhiên để sử dụng cây thuốc một cách hiệu quả nhất bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích nhất

Rate this post