Cây Lá Ngón

Lá ngón là một loài thực vật nổi tiếng ở rừng núi phía Bắc bởi chất kịch độc của nó. Vậy lá ngón độc cỡ nào? cách nhận biết cây lá ngón như thế nào?

Cây lá ngón là gì?

Loại cây này còn có tên gọi khác là đoạn trường thảo (đoạn là đứt, trường là ruột). Người ta cho rằng uống vị này sẽ bị đứt ruột mà chết. Tuy nhiên, cần phân biệt với một loài cũng được gọi là “lá ngón” nhưng ăn được ở một số vùng dân tộc thiểu số như Mường So,…. Ngoài ra còn có Dây đau xương cũng thuộc cây họ Lá ngón.

Cây Lá Ngón
Lá ngón, loài cây cực độc và bi kịch tìm đến tử thần

Cây lá ngón độc cỡ nào?

Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Tới 17 đơn phân ancaloit đã được chiết ra từ loài lá này như koumin, gelsenicin, gelsamydin, gelsemoxonin, 19α-hydroxygelsamydin, trong đó hàm lượng koumin là cao nhất.

Ở Việt Nam và Trung Quốc, nó được coi là một trong bốn loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A), một số người cho rằng chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Nụ Quân

Alkaloid trong lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5-30 phút. Thời gian tử vong trung bình từ 1-7,5h.

Lá ngón là gì, nguy hiểm như thế nào
Chất độc trong cây lá ngón có thể giết người trong vòng 1-7.5h

Cách nhận biết cây lá ngón

Đây là loài cây khá phổ biến ở Trung Quốc và miền rừng núi phía bắc của Việt Nam như Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Sơn La… Ngoài ra, loại cây này còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, miền bắc Myanma, bắc Thái Lan.

Cây lá ngón là một loại dây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Mùa hoa tháng 6, 8, 10. Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài 1 cm, rộng 0,5 cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.

Triệu chứng gây ngộ độc của lá ngón

Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… Sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Cách sơ cứu với người bị ngộ độc lá ngón

Bước sơ cứu đầu tiên rất là nhanh chóng tìm cách giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể. Ở nhà có thể cho uống thật nhiều nước rồi móc họng, dùng lông gà để kích thích gây nôn. Hoặc theo kinh nghiệm dân gian, có thể pha loãng phân cho uống giúp nôn chất độc ra ngoài. Quan trọng sau đó là chuyển đến cấp cứu tại các cơ sở y tế (cho thở máy, trợ tim và giải độc).

Xem Thêm Bài Viết  Cây Tùng Nhật - Sức hút của cây cảnh bền vững

Theo một nghiên cứu khác, giã nhiều rau má hoặc rau muống lấy nước cốt, sau đó cho người bị ngộ độc uống để làm giảm độc tính rồi chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Nước ép rau má
Nước rau má góp phần giải độc rất hiệu quả

Một vài ứng dụng của lá ngón

Trong y học: được sử dụng để điều trị eczema, bệnh trĩ, nhiễm trùng răng, phong, nhọt ngoài da, chống tổn thương và co thắt, nhưng do độc tính cao nên chỉ hạn chế trong các ứng dụng ngoài da. Người ta trị nhọt bằng cách giã lá ngón sau đó đắp lên vùng da bị nhọt vài ngày sẽ thấy hiệu quả.

Lá ngón còn được sử dụng làm thuốc nhuộm tóc. Người ta sử dụng với liều lượng rất ít, vì có độc tính cao nên để thuốc nhuộm tóc xa khỏi tầm tay trẻ em.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về loài độc dược này để các bạn có thể tham khảo. Vì độc tính của nó khá mạnh nên hạn chế tiếp xúc, chỉ sử dụng khi nào thật cần thiết và nhất là hãy tránh xa trẻ em nhé.

Rate this post