Cây Lá Ngái
Dùng lá ngái chữa bệnh trĩ chắc hẳn là cách làm nhiều người không biết tới. Theo kinh nghiệm dân gian, đây là loại cây dân gian có tác dụng làm giảm cảm giác đau rát hậu môn, sát trùng vết thương ngăn ngừa viêm nhiễm búi trĩ, làm teo nhỏ búi trĩ và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khá hiệu quả.
NỘI DUNG
- 1 I. Cách phân biệt lá ngái và lá sung
- 2 II. Tác dụng của lá ngái trong chữa trị bệnh trĩ
- 3 III. Dùng lá ngái chữa bệnh trĩ như thế nào để hiệu quả tốt?
- 3.1 3.1 Chữa bệnh trĩ bằng lá ngái và muối tinh
- 3.2 3.2 Kết hợp lá lốt, lá cúc, nghệ tươi, lá ngái vào chữa trị bệnh trĩ
- 3.3 3.3 Uống nước sắc lá ngái trị bệnh trĩ
- 3.4 3.4 Kết hợp lá ngái và lá rau diếp cá đắp trực tiếp vào búi trĩ
- 3.5 3.5 Xông lá ngái chữa bệnh trĩ
- 3.6 3.6 Kết hợp rau diếp cá và lá ngái chữa bệnh trĩ
- 4 IV. Dùng lá ngái chữa bệnh trĩ cần lưu ý điều gì?
I. Cách phân biệt lá ngái và lá sung
1.1 Cách nhận biết lá
Điểm giống của lá ngái và lá sung: Lá màu xanh, đều có hình phiến, các gân lá mọc xen kẽ nhau. Lá ngái có tính lành, không độc (giống lá sung).
Điểm khác biệt:
- Lá sung: có kích thước lá nhỏ hơn lá ngái. Chiều dài lá từ khoảng 8cm – 15cm; chiều rộng từ khoảng 3cm – 7cm; vị hơi chát, có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Trên bề mặt lá thường mọc các mụn sung (hoặc cũng có thể không có mụn sung).
- Lá ngái: có kích thước rất lớn, thường lớn gấp 3 – 4 lần so với lá sung. Mặt trên lá ngái láng mịn, mặt dưới sần và nổi gân rõ rệt; trên bề mặt lá rất mịn, không có mụn sung.
1.2 Cách nhận biết quả ngái
Điểm giống của quả ngái và quả sung: đều mọc thành từng chùm, mọc từ thân cây. Quả có hình tròn, quả xanh non đều có màu xanh.
Điểm khác biệt:
- Quả sung: Quả tròn, thường to bằng đầu ngón tay cái, khi chín quả chuyển sang màu đỏ.
- Quả ngái: dạng tròn, có kích thước to hơn quả sung, khi chín chuyển sang vàng tươi. Chỉ cây ngái trưởng thành mới đậu quả. Cây ngái non thường không có quả vì thân ngái chưa đủ già cứng. Tuy nhiên, dù cây ngái non hoặc cây ngái trưởng thành thì đều có thể dùng lá ngái chữa trị bệnh trĩ.
- Quả ngái có tính độc nên được khuyến cáo không dùng trong điều trị bệnh.
II. Tác dụng của lá ngái trong chữa trị bệnh trĩ
Theo ghi chép của Y học Cổ truyền, lá ngái mang tính bình, vị ngọt chát, mùi nồng, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn vết thương, chống phù thũng, giải độc máu nên hay được dùng trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa như: chứng sốt rét, viêm da phù nề, trữ nước, điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu…
Trong điều trị bệnh trĩ, lá ngái có tác dụng giảm phù nề hậu môn, kháng khuẩn và ngăn viêm nhiễm búi trĩ, giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra. Khi sử dụng lá ngái đắp trực tiếp và búi trĩ lòi ra ngoài (sa búi trĩ) trong thời gian dài sẽ giúp làm teo nhỏ kích thước búi trĩ, giảm chảy máu búi trĩ và đẩy lùi các biểu hiện bệnh trĩ.
Do quả ngái có tính độc, không an toàn nên người bệnh không dùng quả ngái chữa bệnh trĩ mà chỉ nên dùng lá ngái áp dụng vào điều trị trĩ.
Một số nghiên cứu Y học hiện đại, trong thành phần lá ngái có chứa các hoạt chất như: Pectin, kali , các axit béo omega-3 và omega-6, Enzyme proteolytic, axit hữu cơ, một số khoáng chất như: phốt pho, canxi, chất sắt, magie men lipid, men protein và phenol, cùng với thành phần vitamin A, B,… giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm cải thiện tình trạng kiết lỵ hoặc táo bón kinh niên – nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, các công dụng chữa bệnh trĩ bằng lá ngái vẫn chưa khoa học hiện đại công nhận. Nên cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái chưa được áp dụng rộng rãi, đa số được người dân những vùng núi áp dụng vào chữa trị trĩ tại nhà.
III. Dùng lá ngái chữa bệnh trĩ như thế nào để hiệu quả tốt?
Có thể dùng cây ngái chữa bệnh trĩ tại chỗ bằng cách đắp trực tiếp lá ngái vào vùng hậu môn hoặc chữa trị bằng đường uống từ bên trong nhằm làm giảm mức độ bệnh trĩ. Bên cạnh đó, cũng có thể kết hợp lá ngái với các loại vị thuốc khác để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Cụ thể cách làm như sau:
3.1 Chữa bệnh trĩ bằng lá ngái và muối tinh
- Chuẩn bị: 200g lá ngái tươi + 3 thìa muối tinh.
- Cách làm:
-
- Rửa sạch lá ngái rồi cho vào đun với 3 lit nước sạch. Đổ muối tinh vào đun cùng.
- Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 phút để các tinh chất trong lá ngái phai ra nước.
- Bắc nồi nước lá ngái muối tinh xuống và tiến hành xông hơi hậu môn và búi trĩ. Lưu ý khi xông hơi nên phủ một tấm chăn mỏng kín toàn thân và nồi nước xông để hơi nước lá ngái hạn chế thoát ra bên ngoài, giúp tăng hiệu quả xông hơi.
- Đến khi nước ấm, chắt lấy nước trong, lọc bỏ bã lá ngái rồi tiến hành ngâm hậu môn khoảng 20 – 30 phút. Sau đó rửa hậu môn một lần nữa với nước lá ngái. Lau khô và không cần rửa lại với nước thường.
- Thực hiện 1 lần/ngày. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ thấy cảm giác ngứa rát giảm đáng kể, chứng đi ngoài ra máu tươi giảm bớt, búi trĩ được hạn chế bị viêm nhiễm.
3.2 Kết hợp lá lốt, lá cúc, nghệ tươi, lá ngái vào chữa trị bệnh trĩ
- Chuẩn bị: 100g lá ngái + 50g lá lốt + 50g lá cúc + 5g nghệ tươi.
- Cách làm:
-
- Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước. Với nghệ tươi thì đem thái thành lát mỏng.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi to và đun với 3 lit nước sạch.
- Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 phút để các tinh dầu từ lá thuốc phai ra nước.
- Tiến hành xông hơi, ngâm, rửa hậu môn và búi trĩ giống như cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái và muối tinh.
3.3 Uống nước sắc lá ngái trị bệnh trĩ
- Chuẩn bị: 50g lá ngái tươi. Không chọn lá quá già hoặc lá quá non.
- Cách làm:
-
- Lá ngái tươi đem rửa sạch rồi tiếp tục ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để làm sạch lá nhiều nhất có thể. Vớt lá và để ráo nước.
- Đem thái lá ngái thành các đoạn khoảng 4 – 5cm, cho lên chảo sao vàng rồi hạ thổ (đổ xuống nền đất sạch và để lá ngái tự nguội). Việc làm này giúp làm hạ bớt độc tính và tăng dược tính của lá ngái trong điều trị bệnh trĩ.
- Cho lá ngái (đã sao vàng hạ thổ) vào ấm đun với 1 lit nước sạch.
- Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun còn khoảng 300ml thì ngừng.
- Chắt thuốc chia làm 3 phần, dùng uống 3 bữa trong ngày, uống sau ăn.
- Duy trì uống trong 2 – 3 tuần sẽ thấy các dấu hiệu bệnh trĩ giảm bớt.
3.4 Kết hợp lá ngái và lá rau diếp cá đắp trực tiếp vào búi trĩ
Bên cạnh lá ngái thì rau diếp cá cũng được coi là “khắc tinh” của bệnh trĩ. Trong Đông y, rau diếp cá là vị thuốc có tính mát, giúp kháng viêm, tiêu sưng, cải thiện chứng sa búi trĩ (nhờ làm teo nhỏ búi trĩ), cải đồng thời hỗ trợ làm bền thành mạch trĩ giúp giảm lượng máu chảy khi đi đại tiện.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái kết hợp lá rau diếp cá:
- Chuẩn bị: lá ngái tươi và lá rau diếp cá tươi: mỗi vị 30g + muối tinh.
- Cách làm:
-
- Rửa sạch 2 loại lá, sau đó tiếp tục đem ngâm với nước muối pha loãng để nguyên liệu được đảm bảo.
- Đem thái nhỏ rồi giã nát 2 loại nguyên liệu. Khi giã nhớ cho thêm vài hạt muối tinh.
- Dùng hỗn hợp thu được đắp trực tiếp vào vùng hậu môn và búi trĩ lòi ra ngoài. Cố định lại bằng băng gạc hoặc một miếng vải sạch, băng dính y tế.
- Sau 20 phút thì tháo bã lá ngái và lá rau diếp cá. Rửa sạch lại hậu môn bằng nước ấm. Lau khô.
- Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh trĩ giảm sau 4 – 5 tuần áp dụng.
||Xem thêm: 7 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà
3.5 Xông lá ngái chữa bệnh trĩ
Xông lá ngái chữa bệnh trĩ là phương pháp điều trị hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng. Từ lá ngái có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để tăng công dụng điều trị bệnh trĩ (nội, ngoại) giúp teo búi trĩ nhỏ, giảm đau hiệu quả.
- Chuẩn bị: lá ngái 100g, lá lốt 50g, cúc 50g, vài lát nghệ
- Cách làm:
-
- Mang tất các các nguyên liệu đem rửa sạch, để ráo nước rồi bóp nhẹ để lá ra tinh dầu, đun cùng 1,5 lít nước đun nhỏ lửa.
- Đun 15 phút sau đó tắt bếp lấy ra xông hậu môn. Người bệnh chuẩn bị 1 tấm khăn mỏng và che phần thân dưới.
- Sau khi nước nguội thì ngâm hậu môn vào chậu nước và dùng phần bã rửa sạch hậu môn.
- Thực hiện mỗi ngày và kiên trì thực hiện trong vong 1 tháng.
3.6 Kết hợp rau diếp cá và lá ngái chữa bệnh trĩ
Theo đông y, rau diếp cá có tính mát giúp kháng viêm, tiêu sung, cải thiện chứng sa búi trĩ, cải thiện đồng thời hỗ trợ làm bền thành mạch trĩ giúp giảm lượng máu chảy khi đi đại tiện. Khi kết hợp lá ngái và diếp cá tăng tác dụng điều trị bệnh trĩ.
- Chuẩn bị: lá ngái 30g, rau diếp cá 30g, muối tinh.
- Cách làm:
-
- Rửa sạch lá ngái và diếp cá, sau đó đem ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo khi sử dụng.
- Đem 2 nguyên liệu này thái nhỏ, cho thêm vài hạt muối vào giã nát.
- Đem hỗn hợp trên đắp trực tiếp vào vùng hậu môn và búi trĩ lòi ra ngoài. Sau đó cố định bằng băng gạt hoặc một miếng vải sạch, băng dính y tế.
- Sau 20 phút thì tháo băng lá ngái và lá diếp cá, rồi rửa sạch bằng nước ấm và lâu khô.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 4 – 5 tuần.
||Đọc thêm: 15 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả
IV. Dùng lá ngái chữa bệnh trĩ cần lưu ý điều gì?
Dưới đây là một số điều người mắc trĩ nên biết và chú ý khi dùng lá ngái chữa trị bệnh trĩ:
- Cây ngái có đặc điểm khá giống với cây sung nên người bệnh phải phân biệt chính xác để sử dụng.
- Cây ngái có nhựa từ vỏ và quả xanh có chứa độc tố, gây tiêu chảy, ngộ độc khi sử dụng, vì thế khi sử dụng cần ngâm cùng với nước vo gạo và để qua đêm khử nhựa độc.
- Trước khi áp dụng các cách xông hơi, ngâm, rửa, đắp trực tiếp lá ngái vào hậu môn và búi trĩ thì cần vệ sinh sạch sẽ vùng búi trĩ, hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng nhằm làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Khi lựa chọn lá ngái chữa trĩ nên chọn lá không quá già, không quá non. Chế biến phải rửa sạch lông sau đó mới thái mỏng để phơi khô.
- Hiệu quả sử dụng lá ngái điều trị bệnh trĩ còn phụ thuộc vào tình trạng và cơ địa của người bệnh.
- Khi sử dụng bài thuốc này người bệnh cần phải có tính kiên trì, trong trường hợp chuyển biến nặng người bệnh cần phải tới bệnh viện ngay.
- Trẻ em nếu sử dụng lá ngái cần phải làm giảm liều lượng so với người lớn.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Trong quá trình điều trị bệnh trĩ bằng lá ngái, người bệnh cũng cần phải điều chỉnh các thói quen sinh hoạt của mình để hỗ trợ bài thuốc có hiệu quả nhất.
Tránh ngồi lâu, đứng lâu, không mang vác vật nặng bởi các hoạt động này sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn khiến bệnh trĩ trở nặng hơn.
- Trong thời gian điều trị hạn chế ma sát, va chạm, dùng giấy vệ sinh mềm mại, tránh dùng sữa tắm có chứa thành phần chất tẩy rửa, có tính axit, nên mặc quần rộng rãi.
- Dánh nhiều thời gian nghỉ ngơi, đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, vận động nhẹ nhàng
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng (mồng tơi, khoai lang, rau rền, rau diếp cá,…)
- Tránh thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, không uống rượu bia, không sử dụng thuốc lá
Hiệu quả dùng lá ngái chữa bệnh trĩ vẫn còn khá mơ hồ nên không thể chắc chắn 100% người bệnh áp dụng phương pháp này đều sẽ đạt hiệu quả tốt. Trên thực tế, đã có nhiều bệnh nhân áp dụng cách dùng lá ngái chữa bệnh trĩ và đạt hiệu quả tốt sau 3 – 4 tháng kiên trì áp dụng liên tục. Nhưng cũng có những bệnh nhân không hợp, các triệu chứng bệnh trĩ không thuyên giảm (hoặc nặng hơn) sau khi áp dụng. Trường hợp người bệnh cảm thấy phương pháp này không hiệu quả thì nên dừng ngay.
Trên đây là những thông tin chia sẻ cách dùng lá ngái chữa bệnh trĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý đến các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh trĩ khác.
||Tham khảo bài viết khác:
- 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng
- 5 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ hiệu quả an toàn tại nhà
- #8 Cách Chữa Bệnh Trĩ Không Cần Phẫu Thuật Hiệu Quả