Cây Lá Han
Cây lá han là gì? Cây lá han có tác dụng và tác hại gì? Cách sử dụng cây lá han chữa bệnh an toàn, tránh tác dụng phụ, tác hại độc tố lá han. Hình ảnh, nhận biết lá han trong tự nhiên.
Cây lá han là gì?
Cây lá han có tên khoa học là Dendrocnide urentissima, thuộc họ tầm ma. Đây là loài cây được biết đến là có độc tính gây ngứa. Tuy nhiên, trên thực tế loài cây này cũng được sử dụng khá nhiều để chữa một số bệnh thông thường trong cuộc sống mà bạn đọc nên biết.
Lá han chia làm 3 loại với các đặc tính khác nhau:
- Cây han voi (gây ngứa dữ dội nhất).
- Cây han tía (có dược tính và được sử dụng làm dược liệu).
- Cây han trắng
Hình ảnh cây lá han
Cây han thường mọc ở các bờ sông hoặc bụi rậm tại vùng rừng núi phía Bắc và Tây Nguyên của nước ta. Các tỉnh tìm thấy nhiều cây han có thể kể đến như Hòa Bình, Yên Bái, Cao Bằng…
Cây thảo hay bụi nhỏ, cao 2-4m. Thân có nhiều nhánh nhẵn, có sẹo lá hình mắt chim sát nhau. Lá có phiến xoan tròn, dài 5 – 12cm, có lông ngứa ngắn. Mép có răng to, cuống dài 4 – 9cm, lá kèm 2mm. Cây ra hoa vào mùa hè. Các chùm hoa hoa cùng gốc hay khác gốc, ở nách lá, có lông, dạng chuỳ 4 – 8 nhánh. Cụm hoa đực dài 5cm, cụm hoa cái dài 15 – 20cm. Hoa đực có 5 lá đài, 5 nhị, nhuỵ cái lép. Hoa cái có 4 lá đài. Quả bế hình trái xoan dẹp, có mụn trên bề mặt, vòi nhuỵ cong.
Han tía là cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè – thu, có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị chặt phá. Ra hoa quả nhiều hàng năm; hạt rơi vào các kẽ đá, hốc cây đều có khả năng nảy mầm.
Tác dụng cây lá han
Lá han đã không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, hầu hết chỉ biết đến tác hại lá han gây ngứa và bỏng rát rất mạnh. Ít ai biết rằng lá han, cụ thể hơn là cây han tía có dược tính và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh khá thông dụng.
Công dụng cây lá han trị bệnh gì?
Lá han chứa lượng Vitamin C gấp 40 lần quả cam, chứa Protein còn cao hơn cả các loại hạt đậu và theo y học cổ truyền phương tây, chữa được rất nhiều loại bệnh. Trong khi đó rất nhiều loại thuốc tây y về bản chất cũng chỉ được bào chế từ các loại lá hay dễ cây, lá han cũng được nghiên cứu từ rất nhiều năm qua. Tuy bề ngoài nó rất nhiều lông, dễ gây ngứa khi chạm vào nhưng bên cạnh đó cũng có khá nhiều công dụng.
Theo kinh nghiệm nhân dân, rễ cây han tía có tác dụng giảm đau, chống co thắt.
Lông lá han rất ngứa nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, đi ngoài máu và làm dễ tiêu hoá. Rễ han tía được dùng chữa tê thấp, hen phế quản với liều thích hợp (8 – 10gr).
Tác hại của cây lá han
Khi vô tình chạm phải lá han, cả cơ thể sẽ phát ngứa, phồng rộp và lở loét và rát buốt thấu da thịt. Vết bỏng rát lá han rất khó lành. Thậm chí vết ngứa rát sẽ lan rộng và kéo dài dai dẳng đến nhiều tháng. Nguy hiểm hơn là nếu những người da mỏng vô tình chạm phải lá han voi – loại han độc nhất trong các loại lá han còn có thể bị dị ứng nghiêm trọng tới mức tử vong. Trẻ em, phụ nữ bị dính độc lá han có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Theo kinh nghiệm của người dân bản xứ Tây Bắc, khi bị ngứa do lá han, cần nhanh chóng lấy nhựa cây han bôi lên chỗ ngứa. Tuy nhiên, để an toàn, khi không may dính lông lá han, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm.
Xem thêm:
Điều đáng sợ của loài cây “ác mộng” của rừng già Tây Bắc – Báo Mới
Cách dùng cây lá han hiệu quả
Cây lá han thường được người dân sử dụng để chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Bài thuốc từ cây lá han được áp dụng chữa tê thấp và hen phế quản rất phổ biến.
Để chữa tê thấp, bạn cần chuẩn bị 40gr rễ cây han tía và 12gr vỏ thân ngũ gia bì. Hai vị thuốc này đem thái nhỏ, phơi khô, sau đó ngâm rượu uống. Mỗi lần chỉ nên uống một chén, ngày uống hai lần. Kiên trì thực hiện sẽ thấy bệnh có những chuyển biến rất tích cực.
Lá han còn được dùng để chữa hen phế quản. Nguyên liệu gồm: Rễ han tía 10gr, củ ráy 10gr, vỏ quả bưởi đào hay vỏ quýt 20gr. Các nguyên liệu này bạn đem thái nhỏ, phơi khô, sao vàng. Sau đó sắc với 400ml nước. Đến khi nước sắc gần cạn, ước chừng còn khoảng 100ml thì ngưng sắc. Chia nước thuốc làm 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày liền bệnh hen sẽ đỡ hẳn.
Cây lá han có độc tính nhưng cũng không ít những dược tính có ích khi sử dụng. Do vậy, bạn cần nhận biết được cây lá han, nắm được các công dụng, cách sử dụng chữa bệnh đồng thời tránh được những tác hại do độc tố lá han gây ra.
Nội dung tương tự
Bệnh ung thư vú có di truyền không? Bệnh máu loãng sẽ không còn là bệnh kéo dài suốt đời nữa Tác dụng phụ của thuốc gây mê: Cẩn thận kẻo rối loạn nhận thức! Cách thải độc và thư giãn cơ thể của người Nhật Romidepsin Cách dùng nấm lim xanh cho bệnh nhân viêm gan