Cây Kim Giao
NỘI DUNG
- 1 Cây kim giao, đặc tính sinh trưởng và đặc điểm hình thái, gỗ kim giao là gỗ gì? gỗ kim giao có tốt không? gỗ kim giao thuộc nhóm mấy? gỗ kim giao có thể khử chất độc? ứng dụng của cây kim giao và gỗ kim giao trong đời sống của con người?
- 2 1.Cây kim giao (kim giao núi đá ) :
- 3 2.Đặc tính sinh lý và đặc điểm hình thái của cây kim giao:
- 4 3.Gỗ kim giao là gỗ gì? Gỗ kim giao thuộc nhóm mấy ? Gỗ kim giao có tốt không?
- 5 4.Ứng dụng của gỗ kim giao cà cây kim giao trong đời sống của con người, giá trị kinh tế của gỗ kim giao.
Cây kim giao, đặc tính sinh trưởng và đặc điểm hình thái, gỗ kim giao là gỗ gì? gỗ kim giao có tốt không? gỗ kim giao thuộc nhóm mấy? gỗ kim giao có thể khử chất độc? ứng dụng của cây kim giao và gỗ kim giao trong đời sống của con người?
1.Cây kim giao (kim giao núi đá ) :
– Tên Việt Nam : Kim Giao, Kim giao đá vôi.
– Tên Latin : Podocarpaceae.
– Họ : Kim Giao Podocarpaceae.
– Lớp: Cây gỗ lớn.
2.Đặc tính sinh lý và đặc điểm hình thái của cây kim giao:
– Kim giao là Cây gỗ nhỡ cao từ 15-25m. Thân thường thẳng và có tán cây hình tháp. Các cành nhánh của cây thường mọc ngang và rủ xuống.
– Vỏ cây có màu nâu xám và bong thành mảng. Lá mọc đối, thon, to, dài 15-18cm, rộng 4-5cm, cuống hẹp, ngắn, lá cây có hình bầu dục hoặc mũi mác, đầu là hình nhọn, đuôi lá hình nêm, gân lá thuộc dạng đa gân, bề mặt lá thường trơn bóng như chất liệu da
– Hoa cái ở nách lá, hoa tự đực 3,4 cái mọc ở nách lá. Hoa cái mọc đơn lẻ, cũng mọc ở nách lá. trên một cuống dài 2cm, nón đực hình trụ Hạt tròn, to 15-18mm, màu lam đậm.
– Quả hình cầu, có đường kính 1,5- 2 cm. Đế mập, cuống dài gần 2 cm.
– Kim giao là cây ưa sáng, mọc hỗn loại với các loài cây lá rộng khác. Sống trên đất sâu ẩm.
– Kim giao thường mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi đá vôi hay núi đất, ở độ cao khoảng 50 – 1000 m, ít khi tập trung thành từng đám nhỏ, ưa thế trong tổ thành cây đứng.
– Kim giao phân bố nhiều ở khu vực phía Nam Trung Quốc và Mianma.
– Ở Việt Nam cây kim giao thường gặp ở Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An…Ở độ cao trên 500m. Ở Cúc Phương, Cát Bà có nhiều quần tụ sinh thái tự nhiên tốt trên đất đá vôi.
3.Gỗ kim giao là gỗ gì? Gỗ kim giao thuộc nhóm mấy ? Gỗ kim giao có tốt không?
– Kim giao là loại gỗ quý được lưu trong sách đỏ của Việt Nam.
– Gỗ kim giao là loại gỗ có thớ mịn, nhiều vân đẹp vì vậy nên gỗ kim giao được sử dụng rất nhiều trong sản xuất đồ mỹ nghệ.
– Cây kim giao trưởng thành có thể cao 20-30m với đường kính 0,8 – 1m. Là loại gỗ quý, màu vàng nhạt, đẹp. Thường khai thác làm đũa, đồ mỹ nghệ bán trong nước và xuất khẩu.
4.Ứng dụng của gỗ kim giao cà cây kim giao trong đời sống của con người, giá trị kinh tế của gỗ kim giao.
– Kim giao có giá trị chủ yếu về mặt lâm sản, vì gỗ kim giao nhẹ với thớ mịn, có nhiều vân đẹp. Nên thường được dùng để khắc dấu, làm đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ…
– Lá cây kim giao có thể dùng để sắc uống, chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc.
– Gỗ kim giao nhẹ, thớ mịn dùng làm đồ mĩ nghệ, làm áo quan hay đũa ăn, khắc dấu và đóng đồ gỗ, trước đây người ta cho làm đũ với gỗ cây này có thể phát hiện những vết chất độc chộn với thực ăn.
– Tán và lá cây kim giao đẹp nên cũng được dùng nhiều cho kiến trúc cảnh quan, trồng ven đường, các công trình tôn giáo, đình chùa hay nhà thờ các công trình kiến trúc Đông Á.
– Sự tích cây kim giao:
Ngày ấy, có đôi trai gái yêu nhau tha thiết, người con trai tên là Kim người con gái tên Giao, cả hai gia đình đều rất nghèo túng, hai bố mẹ Kim và Giao đều rất ưng thuận làm thông gian với nhau, mối tình của họ trong như nước suối, sáng như trăng rằm họ thề thốt với nhau rằng nếu không đến được với nhau thì họ sẽ không lấy một ai khác trên thế gian này.
Bỗng nhiên, đất nước có nạn ngoại xâm, lũ giặc chiếm đóng khắp nơi, quân dân vô cùng khổ cực, tất cả trai tráng đều ra nhập nghĩa quân, Kim cũng xin vào đội ngũ những người yêu nước, trước ngày cưới vài hôm anh bị sa vào tay kẻ thù, chúng đày anh lên một vùng núi hoang vu và giao cho một quan lang cai quản.
Anh bị tra tấn rất thậm tệ, hằng ngày anh phải vào rừng đốn củi, lấy đá về xây nhà cho quan lang, những ngày phải xa người yêu, chàng đau khổ vô cùng và luôn ngày đêm nhớ về quê nhà, sau một thời gian Kim bị lâm bệnh và người con trai ấy đã qua đời, người dân đã chôn cất anh ngay bên môt dòng suối ven rừng.
Sau khi Kim bị đày lên dừng, Giao rất buồn và luôn thương nhớ khôn nguôi, vì còn trẻ đẹp Giao bị tên lý trưởng gạ gẫm làm vợ lẽ, những cố gái nhất quyết cự tuyệt, cuối cùng vì quá nhớ thương nên Giao quyết định bỏ làng ra đi để lên rừng tìm người yêu của mình.
Thân gái một mình, đường xá xa xôi, rừng núi hiểm trải, nhiều đêm phải thấp thỏm tránh thú dữ và chộm cắp, nàng phải đóng làm người ăn mày để không bị để ý, vượt qua hết chặng đường này đến đường núi nọ, cuối cũng làng cũng đến được nơi Kim bị giam dữ, đến nơi, thì nàng nhận được tin rằng người yêu mình không còn nữa, làng đau đớn tột cùng, ôm lấy nấm mộ của người yêu, khóc như mưa và rồi nàng đã hóa điên và chết ngay bên dòng suối, nhân dân địa phương đem chôn nàng cạnh bên nấm mộ của người con trai, hai nấm mộ nằm song đôi giữa khu rừng vắng.
Không nâu sau, giữa hai nấm mộ mọc nên một cái cây rất đẹp, thẳng, thứ cây lạ mà chưa ai từng thấy bao giờ, lá cây có màu xanh thẫm rất bóng, phía dưới màu trắng bạc có mùi thơm ngát như mùi trầm, đêm đêm từ cái cây vọng ra một thứ tiếng trầm trầm như tiếng người hát, nghe rất ai oán.
Tên Quan lang thấy vậy tưởng là có mà, hắn hoảng sợ bèn đem dao ra chặt cây, nhựa cây bắn vào mắt hắn khiến hai con mặt mù tịt, vợ con trong nhà thì ốm đau thập tử nhất sinh.
Cái cây sau khi bị chặt lại nhanh chóng bật nên chồi mới và xanh tốt như cũ, từ đó không ai dám chặt nữa, nhiều người bị cảm, bứt một lắm lá đem về xông tự nhiên khỏi bjnh…những điều kì lạ nhất của giống gỗ này chính là khi đem vót là đũa ăn thì những thức ăn có độc sẽ sủi ngay nên một thứ bọt đen báo cho ta biết, chính vì thế loại gỗ này đã cứu sống rất nhiều mạng người nhân dân gọi nó là cây Kim Giao.
Gỗ sồi
Gỗ óc chó
Gỗ hương
Gỗ căm xe
Gỗ lim
Gỗ sao
Gỗ cẩm
Gỗ trắc
Gỗ cao su
Gỗ tràm
Hồng đào
Gỗ thủy tùng
Gỗ ca te
Gỗ ngọc am
Gỗ trai đỏ
Gỗ kim giao
Gỗ samu
Gỗ muống đen
Gỗ trầm hương
Gỗ xoan đào
Gỗ thông
Gỗ gụ
Gỗ sưa
Cây keo
Gỗ xà cừ
Gỗ ngọc am
Gỗ thủy tùng
Gỗ hồng đào
Gỗ giáng hương
Gỗ bằng lăng
Gỗ sơn huyết
Gỗ xá xị
Gỗ kiền kiền
Gỗ anh đào
Gỗ bách xanh
Gỗ mun Gỗ Pơ Mu Gỗ keo Gỗ dổi Gỗ cà te Gỗ gõ đỏ Gỗ sến Gỗ xà cừ Gỗ xoan ta Gỗ trai đỏ Gỗ mít Gỗ huỳnh đàn Gỗ chiu liu Gỗ nghiến Gỗ Lũa Gỗ melamine Gỗ MDF Gỗ Laminate Gỗ Acrylic Gỗ veneer