Cây Găng Làm Thạch

1. Giải đáp cho bạn thạch găng là gì?

Thạch găng là một loại thạch có màu rêu lóng lánh cực bắt mắt và khá mềm, thường được ăn kèm cùng với nước đường và một vài topping khác tùy theo sở thích của mỗi người. Loại thạch này được làm từ cây găng rừng, một loại cây cực kỳ phổ biến ở vùng trung du phía Bắc của nước ta.

Nếu như nói tới cây găng thì sẽ rất nhiều người cảm thấy lạ lẫm, tuy nhiên, với những người con của núi rằng thì đây là loại cây vô cùng quen thuộc. Gắn liền với món ăn của tuổi thơ, cây găng không chỉ đơn giản là một loại cây mà đây còn là cả một bầu trời ký ức mỗi khi cầm trên tay bát thạch găng mát lạnh.

Thạch găng sẽ được chế biến từ nước lá cây găng và để đông lại thành một khối. Thạch sẽ có màu xanh rêu óng ánh trong rất thích mắt và khi ăn sẽ chan với nước đường. Đây chính là cách ăn truyền thống của loại thạch này. Hiện nay thạch găng có thể ăn cùng với nhiều loại topping khác như trân châu, tào phớ, dừa,… tùy theo sở thích.

Về hình thức thì thạch găng trông khá giống với sương sâm, nhưng khi để ý kỹ thì sẽ thấy thạch găng có màu xanh nhạt hơn. Cùng với đó thì mùi vị cũng có sự khác biệt nhất định khi thạch găng có vị hơi chát nhẹ, kết hợp với nước đường có vị ngọt tạo nên hương vị hòa quyện vô cùng đặc trưng của món thạch.

Hiện nay, thạch găng rất được yêu thích trong những ngày hè khi có khả năng giải nhiệt cực kỳ tốt. Là một món ăn chơi dân dã, thế nhưng, thạch găng giờ đây cũng rất được yêu thích ở những thành phố lớn. Không hề đắt tiền hay khó kiếm, thạch găng bình dị như cách nó vẫn vậy là điều khiến món ăn trở nên gần gũi và quen thuộc đến lạ thường với bất cứ ai khi thưởng thức.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Mặt Trời

2. Nguồn gốc và cách chế biến món thạch găng

2.1. Nguồn gốc từ cây găng

Như đã nói ở trên, thạch găng được làm từ lá cây găng. vậy, cây găng là loại cây như thế nào?

Cây găng là một loại cây thân gỗ, thường được dùng để làm hàng rào, có nhiều gai nhỏ xung quanh, nhất là ở vùng cuống lá và phần đốt. Là cây găng hơi tròn, có hình gần giống như giọt nước. Cây găng mọc thành từng bụi, vì thế mà được trồng thành hàng rào tự nhiên rất phù hợp, vừa có thể ngăn cách lại tạo nên một không gian vô cùng thiên nhiên.

Loại cây này phổ biến ở vùng trung du phía Bắc, không chỉ có tác dụng trên mà lá cây găng còn được sử dụng để làm nên món thạch găng vô cùng đặc trưng, để lại bao dấu ấn khó quên với mỗi người con vùng núi.

Để làm nên món thạch găng chuẩn vị nhất thì lá găng được sử dụng nên là những cành găng gai và có phần lá thuôn nhọn. Như vậy thạch được làm ra sẽ có chất lượng về màu sắc cũng như hương vị vô cùng khó quên nhưng vẫn rất quen thuộc.

2.2. Cách chế biến thạch găng hiện nay

Nếu đã biết thạch găng là gì và được làm từ gì thì cách làm thạch găng ra sao sẽ là thông tin bạn không nên bỏ qua. Hiện nay, để chế biến món thạch găng thì sẽ có 3 cách để bạn chọn lựa.

2.2.1. Làm thạch găng từ lá găng tươi

Thạch găng được làm từ lá găng tươi sẽ có màu sắc đậm hơn nhưng vẫn vô cùng đẹp mắt. Để làm thạch găng từ lá găng tươi, bạn có thể làm theo các bước sau đây:

– Rửa sạch lá găng tươi và loại bỏ gai còn bám trên cành găng

– Sau khi là găng đã được rửa sạch thì sẽ vò lá găng tươi bằng tay để lá găng tiết ra nước. Lúc này bạn cần kết hợp với một tấm lưới để có thể loại bỏ được xác lá găng khỏi phần nước một cách dễ dàng.

– Sau đó, phần nước thạch sẽ được để riêng ra cho đến khi đông lại là có thể thưởng thức.

Cách ăn thạch găng phổ biến nhất là kết hợp với nước đường ngọt ngọt để tạo cảm giác dễ ăn cũng như hạn chế được vị chát từ thạch.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Hoa Thanh Liễu: Vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa đặc biệt

2.2.2. Làm thạch găng từ lá găng khô

Cách chế biến thạch găng thứ hai đó là làm từ lá găng khô. Cách này được những “người dân bản địa” sử dụng nhiều nhất bởi như vậy thạch găng sẽ ngon hơn và hạn chế được mùi hôi.

– Đầu tiên, lá găng được mang về sẽ tiến hành phơi khô

– Tiếp đến, khi lá đã khô thì sẽ loại bỏ phần gai găng và lấy riêng phần lá mang đi rửa sạch

– Đặt một nồi nước sôi để nguội vừa đủ với lượng lá găng dùng để làm thạch. Cho một chiếc ra đặt lên trên sâm xấp mặt nước. Tiếp đến , mang lá găng đã chuẩn bị sẵn lên và vò cho tới khi lá găng tiết ra nước. Thời gian vò thường sẽ từ 10 – 15 phút tùy theo lượng lá nhất định cũng như lượng thạch móng muốn làm được.

– Nhân lúc thạch chưa đông hoàn toàn thì tiến hành lọc phần nước để loại bỏ các bã lá ở trong nước. Công đoạn này cần thực hiện nhanh bởi nếu không thạch sẽ đông mất.

– Sau khi đã lọc xong nước thạch thì sẽ để khoảng 1 giờ là có thể bắt đầu thưởng thức món thạch găng vừa làm.

Nước đường dùng để ăn cùng thạch có thể sử dụng bất cứ loại đường nào. Tuy nhiên, ngon và thơm nhất vẫn là đường đen và được cắt thành từng cục nhỏ để đun nước.

Thạch găng sẽ được hớt bằng cái muôi dài và nông, hớt thành từng miếng thạch to và kéo dài, không nên hớt thành từng vùng, thạch sẽ bị chảy nước. Khi ăn thạch găng với nước đường cũng hạn chế khuấy bởi thạch có thể bị tan ra, như vậy ăn sẽ không còn ngon nữa.

Trong quá trình làm thạch găng thì bạn có thể cho thêm một chút nước vôi để thạch có một độ cứng nhất định. Tuy nhiên, như vậy thì thạch sẽ có thể bị nồng mùi vôi, vì thế mà tùy theo khẩu vị cũng như sở thích để lựa chọn cách thức chế biến thạch găng sao cho phù hợp nhất.

2.2.3. Làm thạch găng từ bột thạch khô

Để tiện lợi hơn cho việc chế biến thạch găng thì hiện nay, bạn có thể làm thạch găng từ bột thạch khô. Cách này sẽ vô cùng nhanh chóng và tiện lợi khi chỉ với vài bước cơ bản là bạn đã có món thạch găng mát lành để thưởng thức.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Răng Cưa - Thần dược mới cho sức khỏe?

– Lấy lượng bột thạch vừa đủ cho vào một túi lọc

– Rửa sơ qua bột thạch với nước sôi để nguội

– Cho túi bột thạch vào nước vôi trong và tiến hành bóp túi lọc thạch để bột thạch tiết ra nhựa thạch

– Lọc lại nước găng thu được từ bột thạch và để vào tủ lạnh

Khi thưởng thức bạn chỉ cần hớt thạch ra và chan cùng nước đường hoặc nước cốt dừa là có ngay cho mình một món ăn chơi giải nhiệt cực kỳ ngon miệng.

Có thể thấy rằng cho dù lựa chọn theo cách nào thì quá trình làm thạch găng cũng vô cùng đơn giản. Vì thế mà bạn có thể tự tay để chế biến một món ăn giải nhiệt ngon lành cho ngày hè oi ức cho mọi người trong gia đình của mình.

3. Phân biệt thạch găng và sương sâm

Một điều nhầm lẫn rất dễ gặp đó là thạch găng và sương sâm thường bị nhầm lẫn với nhau. Thực tế thì đây là 2 món ăn có mùi vị khác biệt khá rõ ràng, thế nhưng, về mặt hình thức lại rất dễ gây hiểu nhầm.

Thạch găng được làm từ lá cây găng, trong khi đó, sương sâm được làm từ lá sương sâm. Loại lá sở hữu màu lục đậm, được chia thành 2 loại chính là lá không có lông, trơn nhẵn và lá có lông tơ mịn, sờ lên cảm giác rất rõ nét.

Từ nguyên liệu làm thạch mà màu sắc của thạch cũng có sự khác biệt nhất định. Sương sâm có màu lục đậm nên thạch sương sâm cũng có màu đậm hơn so với thạch găng khá nhiều. Màu của thạch găng thường là xanh rêu, lóng lánh và nhạt màu hơn.

Về mùi vị thì thạch găng có vị hơi nhạt, chát nhẹ. Còn sương sâm thì lại có mùi thơm rất đặc trưng, khi ăn thì cảm giác hơi chua nhẹ.

Trên đây là các thông tin chi tiết nhất về thạch găng, một món ăn dân dã nhưng lại rất được yêu thích vào ngày hè. Hy vọng rằng, với thông tin trong bài, bạn đã biết được thạch găng là gì cũng như cách chế biến thạch găng để có một món ăn giải nhiệt lý tưởng trong những ngày nắng oi ả nhé.

3/5 - (1 bình chọn)