Cây đùm đũm
Đùm đũm còn có tên gọi khác là cây mâm xôi. Toàn bộ các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Hãy theo dõi bài viết để biết chi tiết cách dùng quả, thân lá của cây thuốc điều trị đa dạng các bệnh lý khác nhau.
Có thể bạn quan tâm
- Dây thìa canh với các tác dụng chữa tiểu đường, béo phì, giảm mỡ máu
- Tổng hợp chi tiết 7 mẹo chữa dạ dày ngay tại nhà
- Những tác dụng của lá sen trong điều trị bệnh gút
NỘI DUNG
- 1 Đặc điểm cây đùm đũm
- 2 Công dụng, tính vị, quy kinh, liều dùng
- 3 Tác dụng dược lý của cây đùm đũm
- 4 Bài thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau bằng vị thuốc Đùm đũm
- 4.1 Chữa dạ dày hư nhược, ăn kém, đại tiện lỏng
- 4.2 Trị viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú
- 4.3 Cải thiện triệu chứng viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng
- 4.4 Thông sữa, giúp sản phụ có nhiều sữa sau sinh
- 4.5 Chữa đau mắt đỏ, giảm thị lực
- 4.6 Giảm sưng đau nhức mỏi khớp
- 4.7 Tinh hoàn sưng do biến chứng của quai bị
- 5 Lưu ý khi sử dụng dược liệu đùm đũm
Đặc điểm cây đùm đũm
Cây đùm đũm xuất hiện phổ biến trong dân gian, có nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống. Trong bài viết, chuyên mục sẽ cung cấp thông tin tổng quát về loại dược liệu này.
Mô tả
Cây nhỡ, rất nhiều cành, cành nhiều khi vươn dài tới vài mét. Cành có lông, trên có gai nhỏ, cong về phía gốc, phía dưới gai phình ra, lá kép có đến 3-5 lá chét giữa lơn hơn cả, mép có răng cưa, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông, cuống chung dài 3-6cm, có gai, hoa mọc thành chuỳ nhỏ ở đầu cành hay kẽ lá. Quả kép hình cầu, bọc trong lá đài, gồm nhiều quả hạch nhỏ. Khi chín có màu đỏ hay đen nhạt, ăn được.
Phân bố
Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta, thường ở ven rừng hay nơi đã phát quang. Người ta hái lá và thân cây quanh năm nhưng hay hái nhất vào giữa mùa hạ, phơi khô để giành dùng cả năm.
Thành phần hóa học
Quả có vitamin C, pectin, fructoz, acid ellagic và acid hữu cơ khác. Quả Đùm đũm phải bảo quản trong tủ lạnh vì nó chóng hư. Lá có flavonoid, tanin, fragarin, acid gallic và ellagic.
Công dụng, tính vị, quy kinh, liều dùng
Tính vị – Công dụng:
- Toàn cây Đùm đũm đều có thể dùng làm thuốc. Lá có vị se, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, tiêu viêm.
- Quả có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường dương, mạnh sức.
- Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hóa. Quả chữa đau thận hư, tinh yếu, liệt dương, tiểu són, tiểu không tự chủ, hoạt tinh, di tinh.
Liều dùng:
20 – 30g sắc uống.
Tác dụng dược lý của cây đùm đũm
Chống oxy hóa: quả Đùm đũm có vitamin C, flavonoid, acid ellagic, là những chất chống oxy hóa. Acid ellagic có khả năng chống oxy hóa tương đương vitamin E, vì vậy nên ăn quả Đùm đũm để chống lão hóa, ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư.
Bệnh tiết niệu: xưa kia người ta dùng quả Đùm đũm để trị nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên những thử nghiệm khác không thấy tính kháng khuẩn của dịch quả Đùm đũm. Có báo cáo cho rằng nước sắc rễ và lá trị được nhiễm trùng đường tiểu do E. coli.
Tăng khả năng tình dục: nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy cơ quan sinh dục suy yếu có hàm lượng kẽm thấp. Các nhà khoa học phát hiện trong hạt quả Đùm đũm có hàm lượng kẽm rất cao, được cơ thể hấp thụ tốt. Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng cho tình dục, nó có thể kiểm soát hàm lượng testosteron, giúp nam giới nhanh chóng hưng phấn và tăng cường sức mạnh của tinh trùng. Các nhà khoa học còn khuyên trước khi quan hệ tình dục nên ăn mấy quả Đùm đũm vì trong quả Đùm đũm còn có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, giúp máu lưu thông tốt hơn tới cơ quan sinh dục.
Trị đái tháo đường: Đông y quan niệm đái tháo đường thuộc chứng tiêu khát do chân âm hao tổn. Phế khát gây thích uống nhiều, vị khát gây ăn nhiều không biết no, thận khát sinh ra tiểu nhiều. Quả của cây thuốc giúp thanh nhiệt, giải khát, giúp hỗ trợ thanh nhiệt ở các tạng phủ bệnh. Vị ngọt trong quả là fructose, một loại “đường chậm” vì thế người bị đái tháo đường không phải kiêng dùng. Briggs C.J. công bố rằng Đùm đũm làm giảm đáng kể glucose huyết ở vật thí nghiệm (Can Pharmaceutical 1997).
Bài thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau bằng vị thuốc Đùm đũm
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
Chữa dạ dày hư nhược, ăn kém, đại tiện lỏng
Cây cơm xôi 30g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, đương quy 16g, hà thủ ô 12g, cao lương khương 12g, hoài sơn (sao) 20g, trần bì 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo chuyên gia Minh Thùy: “Cây đùm đũm có chứa thành phần flavonoid giúp kích thích tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế đầy bụng, khó tiêu, giảm đau thượng vị. Bên cạnh đó, hoạt chất này giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, chống ung thư dạ dày”.
Trị viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú
Dùng 30 – 40g cành lá cây Đùm đũm, với cây ô rô, mộc thông, mỗi vị 15 – 20g, sắc uống.
Cải thiện triệu chứng viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng
Cành lá cây Đùm đũm 30g, ba kích, kim anh, mỗi vị 10 – 15g, sắc uống.
Thông sữa, giúp sản phụ có nhiều sữa sau sinh
cây cơm xôi 20g, lá ngũ gia bì 20g, nhân trần 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: giúp sản phụ ăn ngon cơm, tăng sữa và thông sữa, săn da thịt.
Chữa đau mắt đỏ, giảm thị lực
cây cơm xôi 30g, lá hòe (đồ chín phơi khô) 20g. Hai thứ sắc nước uống ngày 1 thang. Dùng được dài ngày giúp phục hồi thị lực, mắt tinh nhanh và khỏe hơn.
Giảm sưng đau nhức mỏi khớp
rễ cây cơm xôi (sao rượu) 30g, cà gai leo 20g, hà thủ ô chế 20g, nam tục đoạn 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tinh hoàn sưng do biến chứng của quai bị
Rễ cây cơm xôi 30g, bạch truật 20g, ngũ gia bì 12g, lệ chi hạch 16g, trần bì 10g, thăng ma 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, bạch linh 10g, kinh giới 16g, xa tiền tử 10g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Các vị thuốc cho vào nồi, đổ 1.400 ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc. Lại đổ 1.000 ml nước sắc lấy 150ml nước thuốc. Hòa chung nước của hai lần sắc, đun sôi, chia uống 2 lần trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu đùm đũm
Khi sử dụng vị thuốc, người bệnh nên lưu ý:
- Để sử dụng đùm đũm một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.
- Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
- Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng đùm đũm trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.
- Đùm đũm có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.
- Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dược liệu đùm đũm. Nên chú ý trong việc lựa chọn nguyên liệu để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Tình trạng sử dụng tùy tiện các bài thuốc từ dược liệu đùm đũm có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Để hạn chế rủi ro khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đùm đũm điều trị bệnh dạ dày chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ. Đối với bệnh lý mãn tính cần sử dụng thêm các phương pháp khác. Hiện nay sử dụng thảo dược tự nhiên được nhiều người bệnh tin chọn. Bởi lẽ:
- Thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ, có thể dùng lâu dài
- Cơ chế điều trị vừa tấn công nguyên căn gây bệnh, vừa bảo vệ và khôi phục chức năng dạ dày
- Hiệu quả điều trị bền lâu, chống tái phát bệnh và phòng ngừa ung thư dạ dày
Trên thị trường hiện nay, viên uống “Dạ dày – tá tràng Metaherb” là sản phẩm kết hợp thảo dược khổ sâm, cam thảo, bồ công anh, nanocurcumin,… được bào chế theo công nghệ nano giúp tăng cường khả năng hấp thu của cơ thể, giảm nhanh triệu chứng bệnh lý viêm đau dạ dày. Sản phẩm được tư vấn nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về cách sử dụng đùm đũm cũng như phương pháp điều trị bệnh dạ dày, người bệnh hãy liên hệ ngay với chuyên gia để được giải đáp chi tiết nhất.