Cây Dứa Rừng
Tại nước ta, không quá khó để tìm thấy những cây dứa dại vì chúng mọc hoang ở nhiều nơi. Không chỉ vậy, loại cây này còn được trồng để làm cảnh vì mang vẻ ngoài bắt mắt. Tuy nhiên ít ai biết rằng trong Đông Y, cây dứa dại cũng được xem là một loại thảo dược mang đến nhiều công dụng tuyệt vời. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại thảo dược này, bạn đừng bỏ qua bài viết của chúng tôi nhé.
NỘI DUNG
Những điều cần biết về cây dứa dại
Cây dứa dại còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Sơn la ba, dứ gai, dã la ba, dứa núi, dứa rừng…Những đặc điểm thực vật của cây dứa dại dễ nhận thấy nhất là:
- Thân cây
Thông thường cây phát triển với chiều cao khoảng từ 3m – 4m. Nhánh cây sẽ được hình thành ngay trên ngọn và thân của cây. Ngay tại những điểm phân nhánh, rễ cây mọc ra thành chùm và phủ xuống đất.
- Lá cây
Cây dứa dại có phần lá rất dài, từ 1m – 2m, lá dứa mọc xung quanh thân cây thành từng chùm giống như lá dứa thông thường. Trên rìa mép của lá dứa cũng có răng cưa nhọn.
- Hoa của cây dứa dại
Loại cây này có hoa mọc lên từ đầu cành và phần cuống dài từ 15cm – 25cm. Trên hoa hình thành nhiều lá đài. Hoa của cây là cụm bông màu trắng giống như được ghép lại từ nhiều chùm bông nhỏ. Theo thời gian phát triển, hoa của cây rũ dần xuống dưới đất và lộ ra phần trái.
- Đặc điểm trái
Trái của cây dứa dại có màu xanh xuất hiện từ phần hoa đã bị tiêu biến. hình dáng của quả nhìn sơ qua rất giống trái dứa ăn thông thường. Tuy nhiên quan sát kỹ bạn sẽ thấy các mắt dứa liền khít lại với nhau. Dứa dại khi chín cũng chuyển dần sang màu vàng cam.
Phân bố và cách điều chế
Dứa dại ưa chuộng khí hậu ở Việt Nam nên có thể mọc hoang ở nhiều vùng. Những nơi dễ tìm thấy loại cây này đó là bờ sông, bờ ao, vùng đất ngập mặn hay trên bờ biển.
Với loại cây thảo dược này, mọi bộ phận đều có thể được sử dụng để làm thuốc. bao gồm: Quả, đọt non, hoa, lá, bộ rễ. Vì tận dụng các bộ phận khác nhau của cây nên thời điểm thu hoạch cũng sẽ phân chia rõ ràng.
- Với lá, đọt non, rễ thì có thể thu hái quanh năm. Riêng rễ cây chỉ nên thu hoạch những phần chồi trên mặt đất, không đào sâu xuống phía dưới,
- Để có được thảo dược với công dụng tối ưu, trái dứa dại cần được thu hoạch vào mùa đông.
Những thành phần hóa học có trong cây dứa dại
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định trong cây dứa dại có chứa thành phần các hoạt chất như:
- Benzyl Benzoate: Đây là thành phần chính có trong những bài thuốc điều trị ghẻ lở ngoài da. Chuyên sử dụng để bào chế các loại thuốc bôi ngoài da, khi sử dụng để uống không đúng cách có thể tác động đến hệ thần kinh.
- Methyl Ether: Hợp chất hữu có có hiệu quả trong điều chế các loại thuốc kích thích, thuốc gây mê.
- Benzyl salicylate: Đây là hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và chống nấm rất tốt.
- Alcohol: Có công dụng khử khuẩn nhẹ trên da.
- Linalool: Đây là hoạt chất đang được nghiên cứu rộng rãi về tính ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
- Guajaco: Hoạt chất có khả năng tăng sinh tế bào và làm chậm quá trình oxy hóa.
- Aldehyde: Hoạt chất có khả năng diệt khuẩn, thải độc rất tốt.
- Silymarin: Hoạt chất này chủ yếu tồn tại trong rễ cây, hỗ trợ trực tiếp đến các hoạt động của lá gan, phục hồi tổn thương ở gan.
Những công dụng bất ngờ của cây dứa dại
-
Tác dụng của cây dứa dại theo Đông Y
Theo như tài liệu ghi chép lại của y Học Cổ truyền, cây dứa dại mang đến cho người dùng những công dụng sau:
- Trong rễ của cây dứa dại có tính mát.
- Trái cây dứa dại mang tính bình.
- Đọt non của cây có tình hàn.
- Hoa của cây dứa dại có tính hàn.
Trong dân gian, thảo dược này được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh như:
- Sử dụng quả của cây thuốc để điều trị các bệnh về hệ hô hấp, ho có đờm, phá hủy tình trạng ứ trệ, bổ máu, giải ngộ độc rượu.
- Thầy thuốc Đông Y sử dụng hoa của cây dứa dại để trị bệnh tiêu chảy, thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Sử dụng thảo dược dứa dại còn có công dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh như: Sốt cao, viêm đường tiết niệu, sinh râu, sỏi thận, thấp khớp.
-
Những công dụng của cây dứa dại trong Y Học Hiện Đại
Theo như những gì các nhà khoa học nghiên cứu được, trong cây dứa dại chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt là mang đến công dụng tốt trong điều trị các bệnh lý như:
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B.
- Trị bệnh ho có đờm kéo dài.
- Thanh nhiệt, giải độc và tiêu trừ sỏi thận.
- Bổ máu.
- Bảo vệ gan trước sự tấn công của các tác nhân có hại.
- Phục hồi tế bào gan bị tổn thương và duy trì hoạt động khỏe mạnh của lá gan.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
- Sử dụng cây dứa dại có thể điều trị bệnh trĩ.
- Thành phần trong thảo dược có công dụng rất tốt trong điều trị bệnh tiểu đường. Đồng thời duy trì lượng đường trong máu ổn định, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
Những đối tượng nào nên dùng cây dứa dại
Trên thực tế, cây dứa dại không chứa độc tố gây hại cho người dùng. Đặc biệt là thảo dược ít tác dụng phụ, phù hợp sử dụng cho nhiều cơ địa khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia y học, thầy thuốc Đông Y vẫn chỉ khuyên dùng thảo dược cho những đối tượng sau:
- Bệnh nhân đang gặp phải vấn đề khó chịu do bệnh Gout gây ra.
- Bệnh nhân bị sỏi thận.
- Những đối tượng đang mắc phải bệnh về gan như: men gan cao, viêm gan B – C, xơ gan cổ trướng, gan nhiễm mỡ…
- Những đối tượng thường xuyên bị tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu màu vàng đậm, viêm bàng quang.
- Có công dụng hiệu quả đối với người bị bệnh trĩ, kiết lỵ.
- Đối tượng thường xuyên sử dụng rượu, bia.
- Người có thị lực yếu, mắt xuất hiện màng mộng.
- Đối tượng đang gặp phải tình trạng say nắng, cảm nắng.
- Hỗ trợ cải thiện tâm trạng, an thần và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Những đối tượng đang bị tiểu đường, cao huyết áp.
- Người bị nóng trong muốn thanh nhiệt giải độc cơ thể.
Cần lưu ý những gì khi sử dụng cây dứa dại
Mặc dù dứa dại sử dụng được tất cả các bộ phận, có thể dùng tươi hoặc khô, chế biến theo nhiều cách khác nhau như ngâm rượu, sắc thuốc, pha trà…Tuy nhiên, nếu người dùng muốn thảo dược phát huy tốt nhất công dụng của nó thì cần đặc biệt chú ý đến những điều sau:
- Người bệnh cần tham khảo thông tin từ bác sĩ, thầy thuốc để được tư vấn về liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh, cơ địa.
- Lớp bột trắng bao phủ bên ngoài cây dứa dại có chứa chất không tốt cho cơ thể. Khi sơ chế dứa dại bạn cần phải loại bỏ sạch lớp bột trắng này.
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hay trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên sử dụng loại thảo dược này.
- Cần kiêng kỵ những loại thực phẩm kỵ với thuốc, thức uống có cồn để mang đến hiệu quả tốt nhất.
- Cần kiên trì sử dụng đều đặn để nhận thấy hiệu quả rõ rệt nhất.
Chúng tôi mong rằng với thông tin mình chia sẻ. Bạn sẽ không còn cảm thấy quá bỡ ngỡ về thảo dược dứa dại. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.