Cây đỗ Trọng

Đỗ trọng là vị dược liệu Đông y quen thuộc cho nhiều bài thuốc quý, có tác dụng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng nhà thuốc An Khang tìm hiểu thêm về loại dược liệu này qua bài viết dưới đây nhé.

Trong Đông y, đỗ trọng được biết đến là loại dược liệu quy vào kinh can, thận với công năng bổ thận, mạnh gân cốt, thường dùng cho các trường hợp thận hư, hai bên thắt lưng đau, liệt dương, rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư, bổ cho cả nam và nữ.

1Đỗ trọng là gì?

Cây đỗ Trọng

Đỗ trọng có tên khoa học là Eucomia ulmoides Oliv thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae), có tên gọi khác là tư trọng, ngọc ti bì, ty liên bì hay mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc, là loại cây di thực, có ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình.

Đỗ trọng là cây thân gỗ, cao từ 15 – 20m, đường kính khoảng 33 – 50cm, vỏ cây có màu xám.

Lá cây mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa, mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc già thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Hoa Ban đỏ - Vẻ đẹp đỏ mộng mơ

Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực và hoa cái không có bao hoa, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái tụ tập 5 – 10 cái ở nách lá. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống.

Về đặc điểm dược liệu: Đỗ trọng có bộ phận được dùng làm thuốc là vỏ thân của cây, dùng tùy theo chủ đích mà có cách chế biến khác nhau.

Đỗ trọng có vị ngọt hơi cay, tính ôn, quy vào kinh can, thận.

Công năng: Bổ thận, mạnh gân cốt.

Vỏ cây đỗ trọng có chứa pino-resinol-diglucosid là thành phần làm giảm huyết áp hiệu quả và lâu bền, ngoài ra còn có gutta-pereha, geniposid, acid geniposidic, ulmoprenol, acid chlorogenic, aucubin, loganin, chất màu, albumin chất béo, tinh dầu và các muối vô cơ.

2Tác dụng của đỗ trọng

Đỗ trọng có tác dụng trong việc chữa các chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai

Đỗ trọng có công năng giúp làm hạ áp, hạ cholesterol, giãn mạch, kháng viêm, chống co giật, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu, ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai, nhuận can táo, bổ can hư.

Dùng đỗ trọng cho các trường hợp can thận bất túc, đau đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai, điếc tai, đau lưng mỏi gối. Ngoài ra, trên lâm sàng, thường dùng đỗ trọng chữa thai yếu, hay sẩy thai, cao huyết áp, lão suy, đau lưng do thận, di hoạt tinh, liệt dương.

3Cách dùng và lưu ý khi sửa dụng đỗ trọng

Kết hợp đỗ trọng với nhiều vị thuốc khác dùng làm thuốc sắc

Đỗ trọng được dùngở dạng thuốc sắc, ngâm rượu, cao lỏng, ngoài ra cũng có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn đầy dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Trầu Bà: Một Cây Cảnh May Mắn và Phong Thủy

Kiêng kỵ: Không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Một số bài thuốc của đỗ trọng:

– Ôn thận tráng dương: Dùng trong trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh: lộc nhung 125g, đỗ trọng 250g, ngũ vị tử 63g, thục địa 500g, mạch môn 250g, sơn thù nhục 240g, thỏ ty tử 250g, ngưu tất 250g, câu kỷ tử 250g, sơn dược 250g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối nhạt. – Cố kinh an thai: Dùng trong trường hợp phụ nữ có thai người yếu, thai không an, có nguy cơ sảy thai, trụy thai: Bài 1: sinh đỗ trọng (đỗ trọng sống) 63g, xuyên tục đoạn 12g, sơn dược 12g, cam thảo 4g, đại táo 40 quả. Sắc uống. Bài 2: đỗ trọng (sao) 20g, tục đoạn 20g, tang ký sinh 20g, bạch truật 20g, a giao 12g, đương quy 12g, thỏ ty tử 4g. Sắc uống. – Điều trị tăng huyết áp:

Đỗ trọng 18g, hoàng cầm 15g, hạ khô thảo 15g, đổ nước 300ml, sắc còn 100ml. Sắc uống ngày 1 thang.

Đỗ trọng 12g, hạ khô thảo 15g, ngưu tất 10g, dã cúc hoa 9g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng liền trong 2 tuần.

– Điều trị đau lưng, mỏi gối, động thai:

Đỗ trọng 50g, tục đoạn 50g. Tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt đậu với nước sắc đại táo. Uống với nước cháo mỗi lần 10 viên. Ngày 2 lần.

Ngoài ra, có thể dùng đỗ trọng chế biến một số món ăn dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe như:

Xem Thêm Bài Viết  Cây Hổ Phách - Tuyệt phẩm từ thiên nhiên

– Cật lợn xào om tiềm nước đỗ trọng: đỗ trọng 16 – 20g, cật lợn 1 đôi. Đỗ trọng nấu lấy nước bỏ bã, thêm bột gạo, giấm, dầu ăn, mắm, đường, gia vị chế thành nước canh để sẵn. Cật lợn bóc bỏ màng, làm sạch, thái lát. Xào cật lợn, gừng, hành, tỏi và gia vị đến chín, vặn nhỏ lửa rồi đổ tiếp nước canh đỗ trọng và chút giấm vào thành bên của chảo, đến lúc sôi lại lăn tăn, đảo nhẹ cật lợn vài lần là được. Dùng cho bệnh nhân đau lưng, đau thần kinh toạ. – Canh súp thịt nạc, đỗ trọng, hồ đào: thịt lợn nạc 120g; đỗ trọng 16g, hồ đào nhục 12g. Thịt lợn rửa sạch, thái lát; cho đỗ trọng, hồ đào nhục và nước nấu chín nhừ, thêm gia vị vừa ăn. Dùng cho các trường hợp thận hư, đau lưng mỏi gối, cơ thể gầy sút suy nhược, đau đầu hoa mắt chóng mặt, liệt dương di tinh, người cao tuổi thận hư, táo bón, tiểu khó di niệu. Kiêng kỵ: Người âm hư có nhiệt không được dùng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về đỗ trọng, về các đặc điểm của cây, đặc điểm dược liệu, tác dụng, cách dùng cũng như là các bài thuốc hữu ích từ đỗ trọng. Bạn nên cân nhắc tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế trước khi muốn sử dụng, tránh tình trạng dùng một cách tự phát dễ gây nhầm lẫn về liều lượng cũng như phương pháp dùng.

Nguồn: suckhoedoisong, duoclieuvietnam

Rate this post