Cây đau Xương

Cây dây đau xương có tên gọi là cây khoan cân đằng, có nghĩa là thích hợp với xương cốt giúp cho xương cốt được thư giãn khỏe mạnh.

Cây dây đau xương thuộc dạng dây leo, có chiều dài từ 7 đến 8cm có cành dài rũ xuống. Lúc đầu mới leo thì cành của cây có lông và sau đó thì hình thành lớp vỏ nhẵn, không sần sùi. Lá cây dây đau xương có lông nhất ở mặt dưới và khiến cho mặt dưới của lá có màu trắng nhạt, hình dạng của lá gần giống hình tim, Phía cuối tròn và lõm lại, phía đỉnh thì hẹp và nhọ. Lá cây dây đau xương có chiều dài khoảng từ 10 đến 20 cm và chiều rộng từ 8 đến 10cm, tỏa thân hình chân vịt. Hoa của dây đau xương thường mọc thành chùm ở kẽ của lá hoặc mọc riêng lẻ, hoặc mấy lá chùm tụ lại, chùm dài khoảng 10cm có lông màu trắng nhạt và quả khi chín thì cho màu đỏ, có dịch nhầy.

Cây dây đau xương mọc hoang ở khắp nơi vùng núi cũng như đồng bằng của Việt Nam. Dây đau xương được biết đến như một vị thuốc lưu truyền nhiều trong nhân dân các tỉnh khu vực miền núi phía bắc. Đặc biệt, ở vùng Tây Bắc cây dây đau xương được trồng một cách rộng rãi ở nhà người dân để giúp chữa các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân hoặc có thể sử dụng làm thuốc bổ.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Nắp ấm

2. Cây dây đau xuong có tác dụng gì?

Thành phần hợp chất của cây dây đau xương bao gồm các hợp chất chứa nhiều ancolit. Ngoài ra, cây dây đau xương cũng đã được tách và xác định cấu trúc một glycosid phenolic là tinosinen. Trong cánh của cây còn tìm thấy 2 hợp chất là dinorditerpen glucosid, tinosinesid A và B. Tác dụng dược lý của các thành phần hợp chất trong cây dây đau xương giúp ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin trong thí nghiệm ruột cô lập. Hơn nữa, dây đau xương còn có thể gây ra ảnh hưởng huyết áp động vật thí nghiệm, đồng thời ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên ngoài và các tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu.

Cây dây đau xương có tính vị đắng, mát, quy vào kinh can. Thường sử dụng trong trường hợp khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc, hoặc sử dụng trong điều trị các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người, hoặc sử dụng làm thuốc bổ.

Sử dụng cây dây đau xương ở dạng sắc với nước thường có hàm lượng từ 10 đến 12 gam kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, có thể sử dụng để xoa bóp ngoài. Hoạt chất ở thân cây thường có tác dụng mạnh hơn so với các bộ phận khác.

Rate this post