Cây đại Lộc
Cây đại lộc
Cây đại lộc còn có tên gọi là Phất Dụ Rồng, Phát Tài Núi, Huyết Rồng, tên khoa học Dracaena draco L, thuộc họ thực vật Dracaenaceae – Bồng Bồng. Ở Việt nam cây thường phân bố và phát triển ở vùng núi cao ở Miền nam nước ta.
Cây đại lộc là loại cảnh có thế dáng đẹp, mang nhiều ý nghĩa đối với người trồng, người chơi cây cảnh vì thế cây đại lộc rất được ưa chuộng trồng và chọn làm cảnh trang trí ở nhiều chỗ khác nhau, cần chọn những cây có dáng đẹp không sâu bệnh, chọn nơi cung cấp cây giống chất lượng đảm bảo uy tín để có được cây cảnh đẹp và mang lại nhiều may mắn cho người chơi.
Cây đại lộc là loại thân gỗ nhỏ cao 1-5m, phân cành nhiều từ gốc, có rễ phụ mọc từ thân. Lá nhiều tập trung ở đỉnh, dạng thuôn hình giáo, dài 15-20cm, rộng 5-8cm đầu thuôn dài uốn cong, gốc có bẹ ôm thân.
Cây rụng lá tạo thành đốt cây, phiến lá màu xanh lục đậm bóng. Cụm hoa dạng chùm mang hoa thưa. Hoa màu vàng nhỏ bé. Cây đại lộc là loại cây ưa sáng hay chịu bóng bán phần thích hợp để trồng cây cảnh nội thất, cây có nhu cầu nước thấp có khả năng chịu hạn tốt, cây phù hợp với môi trường nội thất văn phòng hay những sảnh lớn, cây được bày trí theo suy nghĩ của người chơi cảnh để tạo cho khung cảnh trang trí được đẹp và vẫn mang được nét tự nhiên của cây.
Để có một cây cảnh tốt và đẹp thì nên chọn cây có gốc to, gốc khỏe, gốc phải lớn hơn thân, gốc càng to thì cây càng sống lâu năm, gốc có nhiều rễ thì rễ càng sum suê càng đẹp.
Ở Việt nam cây thường mọc trên các vách núi cao, cây phất dụ rồng ngoài làm cảnh người ta còn là một loại hàng hóa kinh doanh không theo khung giá cố định. Loại cây này cũng được xem là một loại cây tốt trong phong thủy, sức sống bền bỉ mang lại sự may mắn cho gia chủ.
Đại lộc được nhân giống bằng cách giâm cành. Chọn đất giâm cành sao cho thật xốp độ ẩm cao có thể trộn thêm phân chuồng hoai thì càng tốt. Chọn cây giống to khỏe, không sâu bệnh để làm giống, cành dâm thì nên cắt kích thước khoảng 20-30cm. Trước khi dâm thì nên nhúng gốc của cành dâm vào nước hoặc nước có pha thuốc kích thích ra rễ.
Cần chọn nơi đặt cành giâm ở nơi thoáng mát ánh sáng không quá 50% cố định bằng cọc cho cành dâm không lung lay và không bị vật nuôi làm lay động cành giâm rồi sau đó khi thực hiện việc giâm cành nên lấy bao ni lông có kích thước tương tự trùm từ đầu cành giâm đến gần chân cành giâm chừa khoảng 7cm rồi chôn xuống khoảng 10cm tức là chôn lấn cả phần bọc chùm khoảng 3 cm là xong.
Sau khi giâm khoảng mười mấy 20 ngày sau thấy mầm và lá non nhú lên thì bạn lấy dao sắc hay lưỡi lam thì càng tốt nhẹ nhàng rạch bao ni lông trùm ra rồi để nguyên cho cành giâm phát triển đến khoảng vài tháng sau cảm thấy rễ cây đã thật cứng và ăn sâu vào đất rồi thì có thể mang đi trồng.
Đối với cây phất dụ thì nên trồng trong chậu lớn có đường kính trên 50 cm vì cây phát triển khá tốt và cao lớn, khi trồng cần chú ý chăm sóc cây tưới nước từ 3-4 ngày/ tuần, kết hợp bón phân cho cây bón tùy theo loại đất nếu đất tốt thì bón từ 6-8 tháng/lần, nếu đất xấu thì bón 3-4 tháng/lần.
Cây được trồng trong chậu phải cùng một gốc, giữa chiều cao và chiều rộng phải có sự cân đối với chậu trồng, dáng cây như thế nào phụ thuộc vào cách trồng cây.
Xem thêm:
- Cây tùng la hán
- Cây khế bonsai
- cây hoa giấy