Cỏ chân vịt, một loại cây thảo thường sống 1 năm, ưa sáng, mọc ở trên những vùng đất ẩm còn tương đối màu mỡ ở các ruộng trồng màu trong thung lũng và gần các nguồn nước. Cây con được mọc từ hạt, hay xuất hiện vào khoảng cuối mùa xuân. Cây phân nhánh sớm và tăng trưởng nhanh trong mùa hè. Đến mùa thu, khi quả đã già, cây tàn lụi. Hạt giống phát tán quanh cây mẹ, tồn tại qua đông, đến mùa xuân năm sau nảy mầm và bắt đầu một vòng đời mới.
Cả cây trừ rễ. Thu hái vào thời điểm cây chưa có hoa. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học
Phần trên mặt đất của Cỏ chân vịt chứa alcaloid sphaeranthin. Ngoài ra còn có các hợp chất được tìm thất từ lá như squalene, spinasterol, và stigmasterol và 0,01% tinh dầu nhớt màu vàng sẫm. Trong hoa tươi tìm thấy tinh dầu.
Tác dụng của Cỏ chân vịt
Theo y học cổ truyền
Lá non Cỏ chân vịt luộc ăn dùng cho phụ nữ mới đẻ nhanh hồi phục lại sức.
Đối với Y học dân gian của Ấn Độ, Cỏ chân vịt dùng làm thuốc làm dịu da. Nước ép lá được dùng súc miệng chữa viêm họng.
Tại Mỹ, cao nước của cành và lá có tác dụng diệt gián.
Theo y học hiện đại
Kháng viêm, giảm đau nhức, đau đầu, đau nửa đầu.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa, dễ tiêu hóa.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn, ho do giãn phế quản.
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, nâng cao sức đề kháng vì rất giàu chất chống oxy hóa.
Có lợi cho hệ thần kinh trong điều trị các bệnh thần kinh.
Có tác dụng bổ thận, lợi tiểu.
Điều trị các bệnh viêm da, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng và không để lại sẹo.
Squalene bảo vệ tim mạch có liên quan đến việc ức chế sự tích tụ lipid thông qua các đặc tính làm giảm lipid và/ hoặc chống oxy hóa.
Spinasterol kháng khuẩn chống lại Streptococcus mutans, S. sorbinus.
Stigmasterol làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương.
Liều lượng và cách dùng Cỏ chân vịt
Lá non cỏ chân vịt luộc ăn dùng cho phụ nữ mới đẻ nhanh hồi phục lại sức. Cả cây phơi khô, tán bột, rây mịn dùng chữa ho, ho gió, ho có đờm, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê.
Ở Ấn Độ, Rễ và hạt Cỏ chân vịt được dùng làm thuốc trị giun ở dạng bột với liều lượng từ 2 g đến 8 g. Cây tươi giã nát cùng với với bơ, bột và đường thành một loại bánh ngừa quá trình lão hóa tóc và rụng tóc. Hạt được chiên trong dầu vừng hoặc rễ dùng nấu nước uống được xem như là thuốc kích dục mạnh. Nước sắc của cây cũng dùng chữa rối loạn đường tiết niệu. Hoa được dùng nhai, nuốt với mục đích điều trị viêm màng kết.
Bài thuốc chữa bệnh từ Cỏ chân vịt
Hỗ trợ trị đau đầu, đau nửa đầu
Chuẩn bị một lượng cây chân vịt tươi. Đem giã lấy nước uống. Mỗi ngày uống nước cốt một lần, mỗi lần uống từ 10 đến 15ml.
Hỗ trợ bôi ngoài da, điều trị ngứa da, ghẻ lở
Lá Chân vịt khô đem nghiền nhỏ thành dạng bột, hòa thêm nước ấm vào bột và thoa lên phần da bị ngứa. Ngày thoa 2 lần.
Cỏ Chân vịt giúp thanh nhiệt, giải độc
Dùng hoa khô Cỏ Chân vịt, nghiền nhỏ và rây lấy bột mịn. Dùng uống, mồi lần dùng1/4 muỗng cà phê hòa trong nước ấm.
Lưu ý khi sử dụng Cỏ chân vịt
Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng.
Bảo quản Cỏ chân vịt
Bảo quản dược liệu trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Cỏ chân vịt . Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.
Nhờ có nhiều tác dụng quý mà Cỏ chân vịt được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.