Cây Chống Tăng

Cây Chống Tăng

Cây chống tăng là thiết bị xây dựng, được sử dụng phổ biến trong hệ giàn giáo. Nhờ kết cấu đặc biệt và khả năng chịu lực cao, sản phẩm này góp phần nâng đỡ sàn bê tông, hỗ trợ đắc lực trong quá trình thi công định hình.

Cây chống tăng là gì?

Cây chống tăng còn được biết đến với nhiều tên gọi như: cây chống sàn, cây chống giàn giáo, cây chống đơn, cột chống… là thiết bị chuyên dùng trong ngành xây dựng, đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ hệ thống giàn giáo khi thi công đổ sàn. Ở những vị trí xung yếu, sản phẩm còn thay thế cho hệ giàn giáo rườm rà để chống cốp pha đổ cột hoặc đổ dầm.

Về đặc điểm thiết kế, cây chống tăng có cấu tạo gồm 2 ống kim loại: ống ngoài gọi là vỏ, có đường kính Ø60, ống trong là ruột, có đường kính Ø49. Giữa 2 ống là ren tăng giảm, đảm nhận trọng trách nâng, hạ độ cao của cột chống.

Trên thị trường hiện nay, cây chống giàn giáo được chia thành 2 dòng cơ bản là cây chống đứngcây chống xiên. Mỗi loại có một đặc điểm riêng, thích hợp với từng yêu cầu công việc khác nhau, trong đó:

Cây chống đứng

Cây chống đứng là thiết bị chuyên dùng để chống mặt phẳng ngang như đổ sàn, đà. Sản phẩm có các ưu điểm:

    • Là một chi tiết thẳng có thiết kế đơn giản, ít cấu kiện, giúp quá trình tháo lắp dễ dàng.
    • Kết cấu chắc chắn, tăng độ an toàn cho công trình. Người dùng có thể điều chỉnh chiều cao nhờ vào sự hỗ trợ của ống ren.
Xem Thêm Bài Viết  Cây Vảy Ốc - Một Công Trình Nghệ Thuật Xanh Mát

Cây chống xiên

Cây chống xiên thường được ứng dụng để chống những mặt phẳng đứng như vách, cột trụ. Thiết bị có các đặc điểm:

    • Sản phẩm có thể điều chỉnh kích thước ở 2 đầu nên thích hợp trong nhiều địa hình thi công, kể cả những không gian hẹp.
    • Mang đến độ chính xác, định vị chắc chắn cho cốp pha trước và sau khi đổ bê tông, tạo ra thành phẩm có tính thẩm mỹ cao.

Ngoài 2 loại cột chống cơ bản kể trên, còn có cây chống nêm – thiết bị giữ trọng trách chịu lực chính trong hệ giàn giáo nêm.

Cây chống xiên

Công dụng của cây chống tăng

Cây chống tăng được thiết kế dựa trên nguyên tắc bền bỉ và tái sử dụng cao nên giữ vai trò cơ yếu trong hệ thống nâng đỡ.

Bên cạnh đó, với các ưu điểm nổi trội như: đa dạng kích thước đi cùng kết cấu gọn nhẹ, tối ưu chi tiết nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực mạnh mẽ đã giúp thiết bị ngày càng được ưa chuộng. Một số lợi ích mà cây chống giàn giáo mang lại có thể kể đến như:

    • Tăng độ an toàn cho công trình nhờ kết cấu thông minh và tải trọng lớn.
    • Tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công nhờ quá trình tháo lắp dễ dàng, điều chỉnh nhanh gọn.
    • Người dùng linh động điều chỉnh chiều cao cột chống để phù hợp với những địa hình làm việc khác nhau.
Xem Thêm Bài Viết  Cây Tùng Kim Cương

Quy cách cây chống tăng

Để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người dùng, cây chống tăng được sản xuất thành nhiều kích cỡ khác nhau. Chúng ta đều biết đến sự phong phú của các thiết bị này, tuy nhiên, quy cách của chúng ra sao thì không phải ai cũng tường tận.

Hãy cùng Phúc Bền tìm hiểu quy cách chuẩn của 2 loại cột chống đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhé!

Quy cách cây chống xiên

Cây chống xiên có cấu trúc tương tự cây chống đứng, điểm khác nhau nằm ở đầu xoay. Thông số kỹ thuật của thiết bị này được thể hiện như sau:

    • Chiều cao: tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, nhưng phổ biến nhất là các kích thước 1.5m, 2.0m, 2.5m
    • Đường kính ống: vỏ Ø60, ruột Ø49
    • Độ dày: 2mm
    • Phân loại: sơn dầu và mạ kẽm. Trong đó, cây chống xiên sơn dầu thường có các màu như xanh dương, bạc kẽm hoặc đỏ.

Quy cách cây chống đứng

Cây chống đứng có đa dạng kích cỡ. Thiết bị sở hữu những chiều cao cơ bản như sau:

    • Chiều cao 3.5m có thể sử dụng tối đa 3.4m và tối thiểu là 2m.
    • Chiều cao 4.0m có thể sử dụng tối đa 3.9m và tối thiểu 2.5m.
    • Chiều cao 4.2m có thể sử dụng tối đa 4.1m và tối thiểu là 2.7m.
    • Chiều cao 4.5m có thể sử dụng tối đa 4.4m và tối thiểu là 3.0m.
    • Chiều cao 5.0m có thể sử dụng tối đa 4.9m và tối thiểu là 3.0m.
Xem Thêm Bài Viết  Cây Hoa Dừa Cạn

Trọng lượng của cây chống tăng 3.5m mạ kẽm dao động trọng khoảng sau:

    • Câu chống đứng 3.5m, dày 1.6mm, nặng 8 – 8.5kg.
    • Cây chống đứng 3.5m, dày 1.8mm, nặng 9 – 9.5kg.
    • Cây chống đứng 3.5m, dày 2mm, nặng 10 – 10.5kg.

Trọng lượng của cây chống tăng 4.0m mạ kẽm dao động trọng khoảng sau:

    • Cây chống đứng 4m, dày 1.6mm, nặng 9 – 9.5kg.
    • Cây chống đứng 4m, dày 1.8mm, nặng 10 – 10.5kg.
    • Cây chống đứng 4m, dày 2mm, nặng 11 – 11.5kg.

Trọng lượng của cây chống tăng 4.5m mạ kẽm dao động trọng khoảng sau:

    • Cây chống đứng 4.5m, dày 1.6mm, nặng 10 – 10.5kg.
    • Cây chống đứng 4.5m, dày 1.8mm, nặng 11 – 11.5kg.
    • Cây chống đứng 4.5m, dày 2mm, nặng 12 – 12.5kg.

Thông số kỹ thuật cây chống tăng 4m Phúc Bền

Cây chống tăng 4m Phúc Bền được các nhà thầu cùng anh em xây dựng tin tưởng sử dụng trong những công trình lớn nhỏ. Sản phẩm nhận về nhiều phản hồi tích cực cùng đánh giá cao nhờ thông số kỹ thuật nổi trội, được thể hiện như bảng sau:

Chất liệu sắt loại A mạ kẽm cao cấp Phân loại loại tiêu chuẩn và loại dày 2mm Kích thước vỏ Ø60 x 2500mm, ruột Ø49 x 2500mm Tải trọng phá hủy loại tiêu chuẩn: 5370kg và loại dày 2.mm: 6530kg Trọng lượng loại tiêu chuẩn: 9 – 9.5kg và loại dày 2mm: 11 – 11.5kg

Rate this post