Cây Chim Chim

Cây chân chim là gì? Tác dụng của cây chân chim chữa bệnh gì và bổ dưỡng: Mạnh gân, chữa bệnh về xương khớp… Cách dùng cây ngũ gia bì lùn tốt, tránh tác dụng phụ của cây ngũ gia bì . Giá cây chân chim bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu chính gốc. Hình ảnh cây ngũ gia bì và cách phân biệt cây chân chim thật giả.

Cây chân chim là gì?

Cây chân chim là gì? Đặc điểm cây châm chim như thế nào? Thành phần hóa học của cây ngũ gia bì ra sao? là những vấn đề không ít người quan tâm.

Cây chân chim là cây gì?

Cây chân chim có tên khoa học là Schefflera heptaphylla (L.) Frodin. chân chim cũng giống các loài ngũ gia bì khác, có tác dụng làm mạnh gân cốt, tăng sức bền bỉ cho cơ thể và trừ phong thấp.

Đặc điểm cây cây chân chim

Chân chim là loại cây nhỡ, thân đứng, cao từ 5 – 15m. Lá mọc so le, kép chân vịt, thường có 8 lá chét, phiến lá hình bầu dục, mép lá nguyên. Hoa nhỏ, mọc thành chùy, màu trắng ở đầu cành. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu tím sẫm, trong chứa 6 – 8 hạt.

Xem Thêm Bài Viết  Cây đùm đũm

Cây Ngũ gia bì mọc hoang ở các tỉnh miền núi nước la. Các tỉnh có nhiều Ngũ gia bì chân chim là: Bắc Cạn, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lâm Đồng và nhiều nơi khác.

Cây Chim Chim

Thành phần hóa học của cây ngũ gia bì

Ngũ gia bì chân chim có chứa tinh dầu và nhiều glycosid khác nhau. Trong đó chủ yếu là các hợp chất thuộc nhóm saponin triterpen. Ngoài ra còn có chất béo, acid hữu cơ, tanin.

Cây chân chim

Tác dụng của cây chân chim

Theo sách “Những cây thuốc vị thuốc” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, cây chân chim còn có các tên gọi khác cây lá đắng, Nam sâm hay sâm Nam, Kotan (Lào), ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga chưởng sài. Thuộc họ ngũ gia bì. Thân, lá rễ của cây chân chim được dùng làm thuốc. Rễ đào về rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu là rễ nhỏ, phơi hay sấy khô. Dùng sắc nước uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ mát, thông tiểu tiện. Liều dùng 6-11g.

Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây chân chim làm thuốc với tên gọi là ngũ gia bì chân chim (vì có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương như cây ngũ gia bì).

Cây chân chim có tác dụng gì: Chống mệt mỏi

Có tác dụng tăng sức chịu đựng đối với thiếu oxy, nhiệt độ cao, điều tiết nội tiết rối loạn, điều tiết hồng bạch cầu và huyết áp, chống phóng xạ, giải độc.

Cây thuốc có tác dụng chống lão suy, tăng thể lực và trí lực, tăng chức năng tuyến sinh dục và quá trình đồng hóa, gia tăng quá trình chuyển hóa và xúc tiến tổ chức tái sinh.

Tác dụng cây chân chim tăng cường miễn dịch

Tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Bên cạnh đó, những hoạt chất có trong cây ngũ gia bì còn có tác dụng kháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch.

Cây chân chim với tác dụng của cây chân chim và cách dùng chữa bệnh

Công dụng của cây chân chim an thần hiệu quả

Cây chân chim được nhắc tới có công dụng an thần. Cụ thể như sau:

  • Điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh.
  • Tác dụng hưng phấn của thuốc không làm ảnh hưởng giấc ngủ bình thường.
Xem Thêm Bài Viết  Cây Phóng Lợn

Tác dụng khác của cây ngũ gia bì

  • Cây ngũ gi bì có tác dụng kháng viêm, cả đối với viêm cấp và mạn tính.
  • Cây ngũ gia bì có tác dụng giãn mạch làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp.
  • Cây ngũ gia bì có long đờm, cầm ho và làm giảm cơn ho suyễn.
  • Cây ngũ gia bì có tác dụng chống ung thư.

Cách dùng cây chân chim

Cây ngũ gia bì được sử dụng để bồi bổ, mạnh gân cốt. Lá cây chân chim thái nhỏ thành sợi, phơi khô để nấu canh cá, canh tôm. Khi nấu cá tôm chín, nêm mắm muối rồi, người ta nhắc nồi xoong xuống mới cho rau lằng vào, vì nếu nấu không thì canh rất đắng, khó ăn.

Cách dùng cây chân chim chữa bệnh tê thấp, đau mỏi

  • Bạn có thể sử dụng cây ngũ gia bì trị tê thấp như sau:
  • Vỏ cây chân chim 2kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch mỗi thứ 1kg.
  • Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 200ml cao lỏng.
  • Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm.
  • Ngày uống 50ml, chia 2 lần.

Cây chân chim với tác dụng của cây chân chim và cách dùng chữa bệnh

Cách sử dụng cây chân chim chữa sưng đau

Cây ngũ gia bì được sử dụng để trị chứng sưng đau xương khớp. Cách dùng như sau:

  • Vỏ cây chân chim, lõi cây thông, hạt cau, hương phụ, hạt tía tô, chỉ xác, ké đầu ngựa, mỗi thứ 8-16g.
  • Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml.
  • Uống 2 lần trong ngày.

Cách đắp chân chim trị gãy xương

Cây ngũ gia bì giã nát có thể được dùng để đắp ngoài da, trị chứng xương hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Vỏ hoặc lá chân chim 30g phối hợp với lá dâu tằm 30g, lá mía tía 20g, củ nghệ đen 20g.
  • Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre, chữa gãy xương.

Ở một số nơi, nhân dân sử dụng lá chân chim như một loại gia vị cho vào canh. Canh lá chân chim ăn mát, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan

Xem thêm:

Vỏ cây ngũ gia bì chữa bệnh gì? – Báo Sức khỏe và Đời sống

Hình ảnh cây chân chim

Cây ngũ gia bì là cây thuốc nam quý, cây cao 2-8 m. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6-8 lá chét hình trứng. Cụm hoa mọc thành chùm tán, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím đen, trong có 6-8 hạt. Cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và có nhiều ở dãy Nam Trường Sơn. Ngay cả vùng đồng bằng cũng trồng tốt. Gần đây, ngũ gia bì chân chim được xem là cây cảnh đẹp thuộc loại cao cấp, đắt tiền.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Thần Tài

Giá bán, nơi bán cây chân chim

Giá bán cây chân chim bao nhiêu tiền 1kg? Địa chỉ nơi bán ngũ gia bì trên toàn quốc? Là những câu hỏi nhiều người dùng đặt ra.

Cây chân chim với tác dụng của cây chân chim và cách dùng chữa bệnh

Giá bán cây chân chim trên thị trường

Giá bán 1kg ngũ gia bì tươi/khô trên thị trường phụ thuộc vào: Cách chế biến, nguồn gốc sản phẩm, cũng như nơi phân phối, rao bán, chi phí vận chuyển. Do đó, khi tìm mua cây chân chim trị bệnh bạn nên tham khảo giá giữa các cơ sở, đồng thời hỏi ý kiến người thân, bạn bè hoặc những người có kinh nghiệm.

1kg cây chân chim khô giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường giá bán 1kg ngũ gia bì loại khô dao động từ 150.000 – 200.000 vnđ/kg. Mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào nơi bán, phí vận chuyển giao hàng…

Giá cây chân chim tươi bao nhiêu tiền 1kg?

Giá tiền 1kg cây chân chim loại tươi rẻ hơn loại khô. Mỗi kg lá ngũ gia bì luôn dưới 100.000 vnđ. Sở dĩ như vậy là vì ngũ gia bì tươi là loại mới được thu hái, chưa được làm sạch và phơi khô.

Mua cây chân chim ở đâu chất lượng?

Mua cây chân chim toàn quốc ở đâu uy tín? Địa chỉ mua bán ngũ gia bì chất lượng ở đâu? Khi tìm mua ngũ gia bì, người dùng nên chú ý một số điểm sau:

  • Chỉ nên cây chân chim ại cơ sở uy tín, có địa chỉ rõ ràng
  • Nên tìm hiểu thông tin về dược liệu trước khi mua. Tham khảo ý kiến bạn bè, những người có kinh nghiệm để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nội dung tương tự

5 bí mật thầm kín về âm đạo của phụ nữ 10 hóa chất độc hại trong mỹ phẩm bạn nên biết Thuốc Diane®-35 Mất trí nhớ thể Lewy Hemlock water dropwort Tác dụng của nấm lim hỗ trợ điều trị bệnh và cách uống nấm lim xanh

Rate this post