Cây Chanh đào
Chanh đào là một loại cây trồng được trồng phổ biến trong những năm gần đây, vói nhiều công dụng khác nhau trong đời sống. Chanh đào được coi là một loại “ thần dược” trong 20 loại chanh khác nhau ở nước ta.
Chanh đào quả có nhiều công dụng trong cuộc sống
NỘI DUNG
Giới thiệu về cây Chanh đào.
Chanh đào có tên khoa học là Citrus limonia, một loại cây thuộc họ Cam ( Rutaceae), chúng được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Chanh đào là loại cây thuộc thân gỗ, mọc thành dạng bụi, trên thân có nhiều gai, có chiều cao trung bình đạt từ 2 đến 5m.
Lá thuộc dạng lá đơn, mọc cách, lá có màu xanh sẫm, hình tròn, đôi khi hình trứng, trên phiến lá có các ống tiết tinh dầu.
Hoa có màu trắng điểm màu tím. Hoa mọc thành cụm chùm đôi khi cũng có thể mọc đơn độc. Thời gian hoa nở diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9
Quả có dạng hình cầu, vỏ quả mỏng, có màu xanh, ruột quả có màu đỏ, mọng nước.
- Cách trồng và chăm sóc cây cóc thái
- Cách trồng và chăm sóc cây lựu
Công dụng của chanh đào trong đời sống.
Không chỉ có tác dụng trong việc trồng để lấy quả, chanh đào có tác dụng nhu một loại cây cảnh có trong sân vườn, với các kiểu thiết kế độc đáo.
Đặc biệt, chanh đào có tác dụng không nhỏ trong việc điều trị và chữa một số bệnh như : cầm ho, hen, có tác dụng để trị ho, cảm cúm…
Hàm lượng viatmin có trong chanh đào có tác dụng chống viêm, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Mùi hương từ chanh đào có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, cải thiện tâm trạng cơ thể.
Chanh đào có nhiều công dụng trong cuộc sống
Cách trồng và chăm sóc chanh đào.
-
Thời vụ
Thời điểm thích hợp nhất để trồng chanh đào, đó là vào tháng 4-6 dương lịch đối với khu vực miền Nam và từ tháng 2-3 hoặc từ tháng 9-10 đới với miền Bắc.
-
Đất trồng
Chanh đào thích hợp trồng trên những vùng đất đồi, các khu vục đất đỏ. Chanh đào không có yêu cầu quá nhiều về đất, chúng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất nên trồng ở những nơi đất có độ tơi xốp cao, có khả năng thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng, pH 5,5-7 Không nên trồng ở những vùng đất bị nhiễm mặn, có thể trồng ở khu vực đất pha cát.
-
Cách trồng
Chọn những cây sinh trưởng tốt, sạch bệnh, chiều cao cây đạt từ 50-70 cm, Có đường kính bầu tối thiểu là 15cm.
Nên trồng với mật độ 3x 4m, cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m. Hố trồng nên để với kích thước 60X60x50 đối với nhũng khu vực đất tốt, ở những nơi đát xấu có thể dào hố với kích thước 80x80x60cm.
-
Bón lót
Trước khi trồng, tốt nhất nên bón lót cho cây :20-30 kg phân hữu cơ hoai mục ( có thể sử dụng phân chuồng, bã đậu hoặc sơ dừa) + 1kg super lân. Tùy vào lượng pH của đất để có thể bón thêm lượng vôi bột cân đối, thông thường có thể bón 1kg/hố.
– Mỗi năm nên bổ sung ít nhất cho cây từ 10-15 kg phân chuồng hoai mục.
– Đối với cây dưới một năm tuổi: bón 0,5kg Urê kết hợp với 1kg Super lân và0,2kg KCl, số lượng phân chia ra 4-5 lần bón/năm.
– Đối với cây đang trong thời kì kinh doanh, có thểbón thúc cho cây: 0,5-2kg Urê bón kết hợp với 1,5 kg Super lân và 0,3kg KCl.
Chăm sóc cây chanh đào cho sai quả nhất
– Tưới nước
Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây chanh đào nhất là vào những thời kỳ khô hạn, hoặc khi cây đang ra trái và lúc quả sắp chín.
-
Làm cỏ, xới xáo.
Phủ gốc cây bằng các vật dụng như cỏ, có thể sử dụng một số loại cây phân xanh để có thể hạn chế tối đa cỏ dại cho khu vườn trồng.
Tiến hành xới xáo định kỳ, đặc biệt là sau những trận mưa lớn, nên phá váng cho cây, tạo độ thông thoáng, tơi xốp cho đất, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển dễ dàng hơn. Một năm nên xới gốc từ 2-3 lần
-
Cắt tỉa cho cây
Cắt tỉa những cành già cỗi, có dấu hiện của sâu bệnh, tạo độ thông thoáng cho cây, giúp tăng khả năng quang hợp của cây.
-
Sâu, bệnh hại
Sâu vẽ bùa: Gây hại cho cây chủ yếu vào giai đoạn ra lá non, có thể sửu dụng một số loại thuốc: Sevin 80WP, Padan 95SP…
Sâu đục thân, đục cành: gây bệnh cho cây chủ yếu là từ tháng 5 đến tháng 9. Co thể sử dụng một số loại thuốc như 400 EC, Supracide 40ND
Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng): có thể hạn chế bệnh bằng cách trồng ổi với mật độ 2 hàng chanh 1 hàng ổi.
…