Cây Cau Lùn – Cây cảnh đẹp mang ý nghĩa phong thủy

Những rạng cau cao vút là hình ảnh rất quen thuộc của làng quê Việt Nam. Tuy không cao như cau truyền thống, nhưng cây Cau Lùn là cây cảnh đẹp, mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và phong thủy. Ông cha ta thường coi việc trồng Cau trước nhà sẽ đem đến may mắn, thuận lợi và những điều tốt đẹp cho gia đình.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, giá trị và cách trồng giống cây cau này. Chơi cây cảnh – Nơi chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cảnh cung cấp cây giống Cau Lùn để trồng trong các biệt thự, nhà vườn, khu đô thị, công viên, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn,…

Giới thiệu về tên gọi, nguồn gốc xuất xứ

Giới thiệu đôi nét về cau lùn
Giới thiệu đôi nét về cau lùn
  • Tên khoa học: Areca Catechu
  • Họ thực vật: Arecaceae (Họ Cau/Dừa)
  • Tên gọi khác: Cau Lùn, Cau Hương, Cau Lai, cây Cau Tứ Quý, Cau Thái, Cau Lợn Cọ
  • Nguồn gốc: Cây xuất hiện ở nhiều nước châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia,…
  • Tại Việt Nam: Cây Cau Hương được trồng rộng rãi trên khắp cả nước, từ Bắc cho đến Nam.

Đặc điểm hình thái thực vật

Thân cây

Cây có thân hình trụ, dạng cột thẳng đứng, chiều cao khi trưởng thành chỉ từ 2 – 2,3m với đường kính thân trung bình từ 15 – 20cm. Ở điều kiện trồng lý tưởng cây có thể cao tới 3m. Thân có nhiều đốt do các bẹ lá rụng đi tạo thành. Phần gốc dưới phình to ra, thon dần về phía trên, nhìn từ xa thấy thân cây khá giống một chiếc lộc bình tuyệt đẹp.

Lá cây

Thuộc dạng lá kép lông chim, thường mọc tập trung ở phần ngọn, những chiếc bẹ (hay còn gọi là mo cau) ôm sát vào thân cây, khi rụng sẽ để lại sẹo cuống. Lá có kích thước lớn (khoảng 60 – 100cm), có nhiều lá chét. Lá non có màu xanh nhạt, khi ra chuyển sang màu xanh đậm, bề mặt lá bóng. Hình thái lá cây cau này khá giống với cây Cau Vua.

Hoa Cau Lùn

Trước khi bung nở hoa được bao bọc trong các bẹ. Khi bẹ cau già rụng xuống, buồng hoa cau trắng đẫy đà, tròn trĩnh lộ ra. Sau khoảng 10 – 15 ngày cây bắt đầu trổ thành buồng, hoa sẽ xòe ra thành từng chùm buông xuống trông vô cùng đẹp mắt. Hoa của cây Cau Lùn là cụm hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực có kích thước nhỏ màu trắng, hoa cái lớn hơn ở phần dưới có màu xanh.

Quả và hạt Cau

Hình thái quả cây Cau Tứ Quý cũng giống như quả cau bình thường. Quả hình trứng, thuôn ở 2 đầu, đường kính khoảng 2cm, khi non có màu xanh lục, khi chín có màu vàng. Quả Cau Lùn có thể ăn được, thường dùng để các cụ ăn trầu – một phong tục phổ biến ở Việt Nam và một số nước châu Á, châu Đại Dương.

Hạt nằm bên trong lớp vỏ, khi non hạt khá mềm, màu trắng vàng có vị chát. Khi quả chín già hạt sẽ khô và cứng, có màu nâu đen.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Con Khỉ

Rễ cây

Cây Cau Hương có rễ chùm lớn. Hầu như các rễ mọc trồi hẳn lên trên mặt đất. Bộ rễ của cây đi rất rộng, nhiều và cứng cáp. Cho nên, cây Cau Lùn có thể đứng vững nhờ bộ rễ chắc khỏe, không lo đổ gãy, bật gốc.

Tìm hiểu thêm về: cây Cau Đuôi Chồn làm cảnh cực đẹp

Đặc tính sinh trưởng

Cây sinh trưởng và phát triển chậm, mặc dù sức sống cực kỳ tốt. Theo kinh nghiệm trồng thì phải mất đến 20 năm để cây Cau Lùn đạt chiều cao 2m.

Đây là loài cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng cũng có khả năng chịu hạn tương đối tốt. Cây cau này không kén đất, có thể trồng trên mọi loại đất khác nhau. Cây dễ trồng, dễ sống và cũng rất dễ chăm sóc. Có thể nhân giống bằng các ươm hạt.

Những lợi ích của cây Cau Lùn

lợi ích của cây Cau Lùn mang lại
lợi ích của cây Cau Lùn mang lại

Cây cảnh, cây bóng mát ấn tượng

Sở hữu dáng thân thẳng đứng, tán lá to và thường xanh quanh năm nên cây Cau Hương được trồng ở nhiều công viên, trường học, bệnh viện, khu đô thị, resort,… góp phần tôn tạo cảnh quan đẹp và cho bóng mát.

Dáng cây đẹp, tán lá xanh mướt nhìn vô cùng dễ chịu, giúp không gian trở nên ấn tượng và đẹp mắt hơn. Chính vì cây Cau Lùn luôn nằm trong danh sách những cây trồng công trình được yêu thích nhất hiện nay.

Ngoài tác dụng làm cảnh, cho bóng râm mát mẻ cây còn có tác dụng hút bụi và thanh lọc không khí. Trồng cây Cau Tứ Quý trong khuôn viên sân vườn biệt thự, nhà ở hay các công trình đô thị, nơi công cộng sẽ đem đến bầu không khí trong lành, sạch sẽ và tươi mát.

Ứng dụng trong y học cổ truyền

Theo sách Đông Y, các bộ phận như hạt cau, phần bọc dày ngoài hạt, rễ, buồng và bẹ cau đều có thể dùng để chữa bệnh. Trong đó, hạt cau là phần có tác dụng lớn nhất.

  • Hạt cau chứa nhiều tanin, alkaloid (arecolin, arecaidin) có tác dụng chữa sốt rét, tẩy ký sinh trùng đường ruột, chống đột quỵ, ngăn ngừa thiếu máu, trị chứng khô miệng, kiểm soát bệnh tiểu đường, có lợi cho não và hệ tiêu hóa,…
  • Vỏ quả cau già có vị cay ôn, quy vào 2 kinh Tỳ Vị. Bộ phận này có thể dập nát thành sợi dùng để chữa phù nề, đầy trướng.
  • Rễ cau có thể dùng trong các bài thuốc cường dương hoặc chữa sỏi thận. Meo cau có thể chữa bệnh hắc lào, tua cau giúp chữa bệnh hen suyễn. Bẹ cau thái nhỏ sao vàng, sắc nước uống để chữa phù thũng,….
  • Hoa cây Cau Lùn được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền giúp bổ tỳ, trị đầy bụng, khó tiêu, hoa mắt, đau tức ngực và tê đau xương khớp,..

Dùng làm thực phẩm

Hoa cau được sử dụng trong một số món ăn nhằm bồi bổ sức khỏe như canh hầm hoặc trà uống nước. Nó có thể giúp thanh nhiệt, bồi bổ dạ dày, cung cấp chất xơ, vitamin A và C, tẩm bổ tim gan, điều trị ho, chướng bụng,…

Ứng dụng quen thuộc nhất là quả cau dùng để nhai trầu, phục vụ cho các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt. Trong quả Cau Lùn có chứa arecolin là một chất có độc, nhưng không hại đến người ăn trầu, vì nó đã được vôi và nước bọt kiềm hóa trở thành arecolin không độc.

Xem thêm: Đặc điểm và công dụng của Cây Kè Bạc

Ý nghĩa cây Cau Lùn trong phong thủy

Không chỉ là cây xanh công trình giúp tôn tạo cảnh quan đẹp, che chắn để mang đến bầu không khí trong lành mà Cau Hương còn có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa và quan niệm phong thủy của người Việt. Ông cha ta thường có câu “Trước trồng cau, sau trồng chuối” tức là trồng những cây này trong nhà sẽ mang đến nhiều điều tốt lành, may mắn và thuận lợi cho gia đình.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Tam Thất Bắc - Một Vị Thuốc Quý Đáng Chung Tay
cây Cau Lùn trong phong thủy
cây Cau Lùn trong phong thủy

Hoa và quả cau được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng mỗi dịp giỗ, Tết hay trong các đám hiếu, hỉ,…. Chúng trở thành biểu tượng sự may mắn, một sự khởi đầu thuận lợi, tốt lành.

Cây Cau Lùn vươn thẳng, cành lá xum xuê, chùm quả sai trĩu. Chúng tạo thành bức tường che chắn cho công trình khỏi luồng khí xấu, ngăn chặn tà khí xâm nhập. Trồng cây Cau Hương trước nhà giúp ngăn cái nắng gay gắt, tạo không gian thoáng đãng, trong lành.

Cây Cau Lùn hợp mệnh gì? Tuổi gì?

Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, rằng: Người mệnh nào, tuổi nào nên trồng cây Cau Tứ Quý này? Theo các chuyên gia phong thủy, Cau Lùn thuộc hành Thổ. Dựa theo quy luật tương sinh của Ngũ Hành phong thủy thì Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Kim. Từ đó chúng ta biết được, cây cảnh này hợp với người mệnh Thổ, Hỏa và Kim.

  • Người mệnh Thổ sinh năm: Bính Tuất (1946, 2006), Đinh Hợi (1947, 2007), Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1990), Tân Mùi (1991, Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999),…. Trồng cây Cau Lùn trước nhà sẽ giúp gia chủ mệnh Thổ nhận được nguồn năng lượng hạnh phúc, mang tới sự may mắn về tiền tài, công danh, mở rộng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp,…

Xem thêm: Đặc điểm và công dụng của Cây Kè Bạc

  • Người mệnh Kim sinh năm: Giáp Ngọ (1954), Ất Mùi (1955), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Nhâm Thân (1992), Quý Dậu (1993), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001),… Vì Thổ sinh Kim nên những người tuổi này trồng cây Cau Lùn trước nhà sẽ mang đến sự bình an, sức khỏe tốt cho các thành viên trong gia đình.
  • Người mệnh Hỏa sinh năm: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…. Trồng cây Cau Lùn cảnh trước nhà sẽ tốt cho con đường tiền tài, danh vọng.

Đọc ngay: Ý nghĩa phong thủy của cây Cọ Ta

Hướng dẫn cách trồng cây Cau Lùn

Hướng dẫn cách trồng cây Cau Lùn đúng kỹ thuật
Hướng dẫn cách trồng cây Cau Lùn đúng kỹ thuật

Cây cau này không kén đất, nhưng thích hợp nhất là đất cát pha. Dọn sạch đất trước khi trồng, đào hố theo kích thước 30x30x30cm, 40x40x40cm hoặc tùy chỉnh theo đường kính bầu (hố trồng sẽ lớn hơn bầy từ 15 – 30cm).

Sử dụng đất cát pha trộn với phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ, thêm xơ dừa để tăng độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Để phòng trừ sâu bệnh hại đến rễ cây Cau Lùn có thể trộn thêm thêm vôi, phân trùn quế.

Tiến hành trồng cây khá đơn giản, chỉ cần đặt cây đứng thẳng ở giữa hố, vun đất lấp kín bằng mặt bầu, nén chặt đất xung quanh gốc. Có thể cắm tạm cọc chống để cây đứng vững, sau khoảng 2 tháng khi cây đã phát triển có thể tháo bỏ.

Mọi người cần chú ý, tưới nước ngay sau khi trồng để cây có đủ độ ẩm. Nếu cẩn thận bạn có thể làm giàn lưới để che cho cây trong khoảng 1 tuần.

Xem thêm: Cách trồng cây Cau Nga Mi

Cách chăm sóc cây Cau Lùn

Chỉ cần đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu chăm sóc dưới đây, cau cảnh của bạn sẽ phát triển rất tốt, cho hoa và quả quanh năm.

Ánh sáng

Cau cảnh lùn ưa không gian thoáng, nhiều nắng để có điều kiện phát triển tốt nhất. Đây cũng là tiêu chí để bạn chọn vị trí trồng cho phù hợp nhất. Không chọn nơi tối, ánh sáng yếu cây sẽ không phát triển được. Bởi vì, bản lá của cây cau này khá mỏng, nếu không đủ ánh sáng lá sẽ nhanh bị rụng, cây trồng yếu ớt và có thể bị chết.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Bách Xanh

Nước tưới

Cây Cau Lùn ưa ẩm, nên nhu cầu nước khá cao, phải tưới nước đều thì cây mới ra nhánh đều và đẹp. Không được để đất quá khô. Khi mới trồng nên tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Nếu giai đoạn này cây bị thiếu nước sẽ còi cọc, bị teo lại và có thể bị chết. Khi cây phát triển ổn định, không cần tưới quá nhiều, chỉ cần duy trì mỗi tuần 1 – 2 lần.

Phân bón

Sau khi trồng 1 – 2 tháng bạn có thể tưới nước phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh, pha với tỷ lệ 1/15 hoặc 1/20. Khi cây đã bén rễ và phát triển ổn định cứ khoảng 2 tháng sẽ bón phân 1 lần, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất để cây phát triển nhánh tốt, tạo bộ lá đẹp, cho nhiều quả.

Phòng trừ sâu bệnh

Giai đoạn đầu cây rất dễ bị sâu bệnh tấn công nên bạn phải chú ý. Một số loài sâu hại thường gặp là rệp sáp, rệp phần ốc vảy. Cách phòng trị hiệu quả nhất là phun thuốc đặc trị như Supracide 40EC, Suprathion 40EC, Movento 150OD, Anboom 40EC, Chlorpyrifos, Applaud 10WP,…

Ngoài ra, ở những cây Cau Hương trưởng thành có thể xuất hiện những bệnh như ngọn bị xoắn, bị ấu trùng, con trùng ăn lá, làm tổ ở bẹ non. Khi thấy hiện tượng này, bạn cần phun thuốc bảo vệ thực vật ngay. Sử dụng một trong những loại thuốc sau: Padan 95SP, Para 43SC, Bassa 50ND,…

Cập nhật giá bán cây Cau Lùn

Không có mức giá cố định cho cây cảnh công trình đa dụng này. Sự đa dạng về kích thước, độ tuổi của cây cũng dẫn tới sự đa dạng về giá bán. Báo giá cây Cau Tứ Quý sẽ tỉ lệ thuận với kích thước và số tuổi của cây. Tức là cây càng cao, đường kính thân càng lớn thì giá sẽ càng tăng.

Bảng giá tham khảo:

STT CHIỀU CAO ĐƠN VỊ TÍNH ĐƠN GIÁ (VNĐ)
1 20 – 50cm Cây 35.000 – 75.000
2 50 – 80cm Cây 150.000 – 350.000
3 1 – 1.5m Cây 500.000 – 800.000
4 1.8 – 2m Cây 1.200.000 – 1.500.000
5 2 – 2.5m Cây 2.000.000 – 3.000.000
6 3 – 5m Cây LIÊN HỆ

Mua cây Cau Lùn ở đây giống chuẩn, giá tốt?

Địa chỉ mua cây cau lùn uy tín
Địa chỉ mua cây cau lùn uy tín.

Tại Hà Nội:

  • Vườn ươm cây giống Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • Cửa hàng cây cảnh Cây Xanh: Địa chỉ: 61 P. Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
  • Chợ cây cảnh Bưởi: Địa chỉ: 430 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội

Tại TP Hồ Chí Minh:

  • Vườn ươm cây giống Sài Gòn: Địa chỉ: 491 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Cửa hàng cây cảnh Hoàng Long: Địa chỉ: 2000 Võ Văn Kiệt, Phường An Lạc A, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
  • Chợ cây cảnh Nguyễn Du: Địa chỉ: 561 Nguyễn Du, Phường 11, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

Trong bài viết này choicaycanh đã chia sẽ toàn bộ thông tin về cây cau lùn mà chúng tôi tìm hiểu được từ những nguồn tài liệu uy tín và những chuyên gia cây trồng. Hy vọng qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn giải đáp những thắc của bạn một cách đầy đủ và hữu ích nhất. Nếu bạn có những thắc mắc nào về cây cảnh hoặc những vấn đề có liên quan hãy liên hệ với chúng tôi qua trang wed: choicaycanh.net để được tư vấn và giải đáp mọi câu hỏi của bạn.

Rate this post